Powered by Techcity

Đông Hòa – những cung đường đẹp

Đông Hòa quê tôi, mảnh đất phía nam của tỉnh được ban phú biển rộng mênh mông, núi sông, ruộng đồng bao la…

 

Một nhà thơ của xứ sở – Lương Nguyên – đã viết về miền đất này khi liệt kê những địa danh riêng có của Đông Hòa:

 

Núi khu Đông cao vút

Ngọn Đá Bia

Những Hang Vàng, Hóc Gạo, Bãi Tiên

Đá Luồng, Đá Lợp,

Rừng Ngang, rừng Xép

Biển khu Đông mênh mông

Thơm phức

Hương sen Biển Hồ, hương nếp Bầu Hà…

(Tôi yêu quê mẹ khu Đông)

 

Khi con đường Phước Tân – Bãi Ngà khai thông, những địa danh đó đã trở thành điểm check-in của bao du khách khi đến với Đông Hòa thân yêu.

 

Điểm đón du khách đầu tiên là đèo Cả. Từ trên đỉnh đèo, nhìn ra khơi xa, biển xanh mênh mông, với Hòn Nưa ở phía đông nam như trấn giữ sự yên bình cho làng biển nhỏ Vũng Rô. Phía bắc của Hòn Nưa, mỏm đá “trơ gan cùng tuế nguyệt” tạo nên những hình thù kỳ thú. Vẫn đỉnh đèo đó, nhìn về hướng bắc, Thạch Bi Sơn hiện ra cao ngất, hùng vĩ, luôn khắc ghi trong lòng bao đứa con xa xứ những huyền sử đẹp. Nhiều người nói, mỗi khi trở về, nhìn thấy ngọn Đá Bia là như đã đến nhà.

 

Xe đổ đèo về hướng Đông Hòa ra đến TP Tuy Hòa, một cánh đồng lúa mênh mông đang thì con gái. Đó đây, vài cánh cò trắng rập rờn, tôn thêm vẻ đẹp của biển lúa. Một cơn gió nhẹ qua, sóng lúa rập rờn. Dừng xe lại, hít căng vào lồng ngực không khí trong lành mang đậm phong vị quê hương.

 

Đường ven biển TX Đông Hòa. Ảnh: LÊ MINH

 

Nếu bạn muốn ngắm nhìn biển cả bao la, hãy đi về hướng đông, theo đường Phước Tân – Bãi Ngà, cung đường có nhiều điểm để check-in, khoe với bạn bè trên mạng xã hội. Vũng Rô sẽ hiện ra trước mắt bạn đầu tiên với một vùng vịnh đẹp bình yên, lặng gió, phong cảnh hữu tình. Hãy dừng lại một thoáng, ngắm nhìn Di tích lịch sử Tàu Không số, nơi ghi dấu một thời cha ông ta mở đường Hồ Chí Minh trên biển chi viện vũ khí cho miền Nam đánh giặc.

 

Tiếp tục hành trình về hướng bắc, nơi trước đây có hai cây sung khá đẹp, ghi dấu vào bao bộ ảnh cưới của các cặp uyên ương… để rồi sau đó, bạn sẽ bắt gặp Bãi Môn – Mũi Điện, nơi đón ánh bình minh đầu tiên trên đất liền nước Việt. Suốt dọc hành trình ngược về hướng bắc, những địa danh Bãi Tiên, rừng Xép hiện ra trước mắt với những đồi cát đẹp nguyên sơ như muốn níu chân bạn ở lại tự tình.

 

Nếu thời gian cho phép, bạn hãy nhờ người dân ở Hòa Tâm đưa lên đỉnh Đá Bia, ngắm nhìn toàn cảnh vẻ đẹp Đông Hòa, để tưởng nhớ lịch sử hào hùng một thuở của cha ông. Sau một thời gian luồn rừng, vạch cây, bạn đặt chân đến đỉnh núi, tôi chắc rằng bao nhiêu mệt nhọc trước đó của hành trình sẽ lập tức tan biến. Ngửa mặt nhìn lên bia đá. Bia đá cao vòi vọi. Thử tìm khắp tảng đá dòng chữ ngày nào vua Lê Thánh Tông đã khắc chạm, đánh dấu chủ quyền của quốc gia Đại Việt. Nếu tìm không thấy vết tích của người xưa như truyền thuyết, bạn đừng vội thất vọng, hãy nghĩ đó là một huyền sử đẹp và biết đâu, bạn lại nhớ đến hình ảnh đoàn quân Vệ quốc: Râu ngược/ chào nhau/ bên vách núi (Hữu Loan)! Lúc đó, ta sẽ thấy dâng lên một niềm tự hào về cha ông một thời mở cõi.

 

Trở về thực tại, hướng mắt về phía đông: biển cả mênh mông, xanh thẳm một màu. Trên nền nhung xanh, những con tàu tiến vào cảng Vũng Rô thong dong, chậm rãi, đường hoàng, không giống như những con tàu Không số ngày nào, trong cuộc hành trình xuyên qua tuyến lửa phải lượn lờ ngoài khơi xa, chờ đêm xuống cập bờ, mang vũ khí, mang niềm tin vào vùng đất trắng này.

 

Nhìn ngược về hướng tây, dòng sông Bàn Thạch loang loáng nước, bình lặng, lững lờ xuôi về biển Đông. Nhìn mặt sông, ai có ngờ ngày xa xưa, thời mở cõi, đó là nơi trú ngụ của đàn sấu dữ. Sấu không chỉ hoành hành trên sông mà còn lên cả trên bờ rình bắt gia súc. Không chịu nổi loài giặc nước này, tráng đinh làng Đa Ngư đã ra tay chiến đấu với thủy quái… Và xa xa, đồng lúa Đông Hòa xanh lên một màu xanh của sự no ấm.

 

Không còn sớm nữa, trên đỉnh Đá Bia, mây bắt đầu sà xuống trên đầu bia đá. Bạn như hòa vào mây trời, gió núi, thoáng thấy mình như Từ Thức lạc vào cõi thiên thai. Người bồng bềnh, hơi thở nhẹ, lồng ngực căng tràn không khí chốn thần tiên. Lặng lẽ thu xếp hành lý, xuống núi. Nhẹ nhàng, nhón nhén. Sợ kinh động đến chốn linh thiêng. Phía tây, bảng lảng trong nắng chiều, biển hồ hiện ra, mặt nước nhuộm một màu vàng óng ả của ráng chiều, như một tấm gương soi…

 

Hãy xếp ba lô lên đường đến với Đông Hòa quê tôi, đến với những cung đường đẹp, để thấm thêm hai câu thơ:

 

Tôi yêu quê mẹ khu Đông

Mênh mông tình đất, mênh mông tình người.

 

THẾ DŨNG

Nguồn

Cùng chủ đề

Hơn 3.600 đại biểu Phú Yên tham dự quán triệt Nghị quyết 18

Ngày 1/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Thu nội địa trừ tiền sử dụng đất vượt dự toán được giao

Theo Cục Thuế Phú Yên, tính đến ngày 28/11, tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh hơn 4.556,6 tỉ đồng, đạt 84,6% dự toán trung ương và tỉnh giao, bằng 126,3% so với cùng kỳ năm 2023.   Trong đó, tổng thu nội địa trừ tiền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh hơn 2.913,5 tỉ đồng, đạt 100,1% dự toán cả năm,...

Cùng tác giả

Hơn 3.600 đại biểu Phú Yên tham dự quán triệt Nghị quyết 18

Ngày 1/12, tại Thủ đô Hà Nội, Bộ Chính trị, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung...

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Phát triển du lịch dựa trên đổi mới sáng tạo

Du lịch Phú Yên muốn phát triển và ngày càng thu hút du khách cần có bước đột phá tư duy, ứng dụng mạnh mẽ đổi mới sáng tạo cùng công nghệ 4.0 trong công tác quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch, quản lý hoạt động du lịch và ẩm thực, tài nguyên du lịch và môi trường du lịch…   Phú Yên...

Quốc hội quyết đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng xây đường sắt tốc độ cao

Nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam sau hơn 15 năm đặt lên bàn nghị sự, đến chiều 30/11 đã đạt được sự thống nhất cao của đại biểu Quốc hội. Đầu tư hơn 1,7 triệu tỷ đồng làm đường sắt tốc độ 350km/h từ Bắc vào Nam Theo nghị quyết vừa được thông qua, Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ...

Cùng chuyên mục

Vũng Rô thuở ấy, bây giờ

Đất lành chim đậu. Từ một “vùng kinh tế mới” chỉ một vài hộ rồi vài chục hộ dân nghèo khó ở nhiều địa phương khác nhau đến dựng lều, mưu sinh bằng nghề chài lưới, Vũng Rô đã trở thành một khu dân cư sầm uất, đời sống khá giả.   Vũng Rô thuộc địa phận xã Hòa Xuân Nam, TX Đông Hòa, gồm...

Về cao nguyên VÂN HÒA

Những năm trước, từ thị trấn Củng Sơn muốn về 3 xã (Sơn Long, Sơn Định, Sơn Xuân) thuộc huyện Sơn Hòa phải đi vòng từ Sơn Nguyên qua hoặc từ ngã tư Cây Me đi xuống. Đường đất đỏ mịt mù vào mùa nắng và lầy lội vào mùa mưa, đời sống bà con hết sức khó khăn.   Vì vậy, một căn cứ...

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất