Powered by Techcity

Tri huyện Trần Kỳ Phong, tận tụy phục vụ Nhân dân

Trong số các quan lại người Phú Yên dưới triều Nguyễn, tri huyện Trần Kỳ Phong được đánh giá là người có phẩm chất trong sáng, có đức hạnh, tận tụy phục vụ Nhân dân. Ông được triều đình ngợi ca là tấm gương cho đội ngũ quan lại học tập, noi theo.

 

Tri huyện Trần Kỳ Phong (1855-1927). Ảnh tư liệu

Trần Kỳ Phong sinh năm 1855 tại làng Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An. Tổ tiên ông gốc làng Kỳ Sơn, phủ Tuy Phước, tỉnh Bình Định, đến đời thân phụ của ông là Trần Kỳ An, đưa gia quyến vào Phú Yên lập nghiệp. Ông là 1 trong 3 cử nhân đỗ đầu trường thi Bình Định năm 1876.

 

Tuổi thơ gian khó và tích cực tham gia chống Pháp

 

Theo gia phả họ Trần ghi chép, lúc đầu, khi mới chuyển vào Phú Yên, gia đình cụ Trần Kỳ An cư ngụ tại làng Hảo Danh (xã Xuân Thọ, TX Sông Cầu), sau đó chuyển đến làng Cần Lương. Cuộc sống gia đình rất khó khăn, phải làm nhiều nghề để mưu sinh như bán hàng đồng, hàng chảo.

 

Ngay từ nhỏ, Trần Kỳ Phong đã có chí lập thân. Ông đi chăn trâu cho một gia đình bá hộ để có cơm ăn. Trong lúc chăn trâu, ông thường lén nghe thầy đồ giảng bài cho con em nhà khá giả trong làng. Một hôm thầy đồ bắt gặp, cho gọi ông vào hỏi những gì đã nghe lỏm. Ông trả lời một cách trôi chảy những kiến thức mình đã tiếp thu. Thầy đồ thấy lạ liền nói lại với ông bá hộ. Ông bá hộ cho gọi Trần Kỳ Phong vào hỏi, thấy ông thông minh và hiếu học nên thương tình không cho chăn trâu nữa mà nhận làm con nuôi, cho ăn học tử tế.

 

Sau khi được nhà bá hộ nhận nuôi, Trần Kỳ Phong có điều kiện học tập và ông nổi tiếng học giỏi, khắp vùng Cần Lương, Long Uyên không ai sánh bằng. Năm Bính Tý (1876), nhân triều đình mở khoa thi hương tại Bình Định, ông tham gia ứng thí và đỗ cử nhân thứ 3 trên tổng số 12 người. Năm đó, không có thi hội nên sau khi đậu cử nhân ông được đưa rước về làng rất long trọng.

 

Lúc bấy giờ, thực dân Pháp đẩy mạnh việc xâm chiếm nước ta, triều đình nhà Nguyễn lúc đầu còn tổ chức chống giặc, nhưng về sau trượt dài trên con đường thỏa hiệp đầu hàng, lần lượt ký các hàng ước Nhâm Tuất 1862, Giáp Tuất 1874 cắt các tỉnh Nam Kỳ nhượng cho giặc. Nhiều sĩ phu bất mãn với chủ trương “chủ hòa” của triều đình, trong đó có Trần Kỳ Phong.

 

Ông nhận thấy con đường quan lộ phục vụ cho triều đình nhu nhược trở nên mờ mịt, không phải là mục đích cao cả của những sĩ phu chân chính lúc này. Vì vậy, ông ở nhà chăm lo gia đình và giao du với những người có chí hướng tiến bộ trong tỉnh Phú Yên và các tỉnh lân cận. Ông đến Tụ Hiền trang của Nguyễn Bá Sự ở huyện Đồng Xuân để gặp gỡ các nhân sĩ yêu nước trong tỉnh và khu vực Nam Trung Kỳ như Bùi Giảng, Lê Thành Phương, Trịnh Phong, Bùi Điền… bàn bạc việc chống giặc.

 

Năm 1885, khởi nghĩa Lê Thành Phương bùng nổ ở Phú Yên lật đổ chính quyền thân Pháp. Nghĩa quân làm chủ các phủ huyện trên địa bàn toàn tỉnh, phân chia các khu vực đóng quân đề phòng quân Pháp từ Nam Kỳ đánh ra. Lúc này Trần Kỳ Phong có mặt trong thứ quân phía bắc tỉnh do Bùi Giảng làm phó soái, đóng bản doanh tại đồn Định Trung (xã An Định, huyện Tuy An).

 

Tháng 2/1887, quân viễn chinh Pháp từ Nam Kỳ kéo ra đàn áp cuộc khởi nghĩa Lê Thành Phương ở Phú Yên. Mặc dù tổ chức chiến đấu dũng cảm, gây cho giặc nhiều thiệt hại nhưng cuối cùng cuộc khởi nghĩa bị dập tắt, Lê Thành Phương bị xử chém. Hơn 40 thủ lĩnh nghĩa quân phải ra đầu thú nhằm hạn chế sự khủng bố của giặc đối với Nhân dân. Trần Kỳ Phong được thực dân Pháp tạm tha, ông về nhà chăm sóc cha mẹ già và giúp đỡ vợ con trông coi vườn tược, đồng áng. Ông mở lớp dạy học cho con em trong vùng.

 

Năm 1899, thực dân Pháp lập huyện mới Sơn Hòa trên cơ sở tách các xã miền núi của phủ Tuy Hòa. Cũng trong năm này, Trần Kỳ Phong được Nam triều bổ nhiệm làm tri huyện Sơn Hòa. Ông nhận lời tham gia chính quyền thực dân nhằm lợi dụng chức vụ để hạn chế sự bóc lột của chế độ thuộc địa đối với Nhân dân, bênh vực quần chúng lao khổ, đặc biệt là đồng bào dân tộc ít người.

 

Trong thời gian này, vùng rừng núi huyện Sơn Hòa và Đồng Xuân trở thành địa bàn hoạt động của nghĩa quân chống Pháp do Võ Trứ lãnh đạo, chuẩn bị lực lượng để khởi nghĩa. Nhiều lần Trần Kỳ Phong và Võ Trứ gặp nhau luận bàn về tình hình đất nước và ông đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghĩa quân Võ Trứ xây dựng nhiều mật khu ở Sơn Hòa như Di Lang Phá, Giếng Nghị, Cà Lúi… Bọn thực dân ở Phú Yên đánh hơi biết sự liên quan của Trần Kỳ Phong với Võ Trứ nhưng không đủ chứng cớ nên chỉ yêu cầu Nam triều giáng ông xuống 2 cấp và buộc rời khỏi Sơn Hòa đến huyện Đồng Xuân làm huấn đạo.

 

Sắc vua Duy Tân năm 1914 ban chức Triều liệt đại phu Quang lộc tự Thiếu khanh cho Trần Kỳ Phong lúc nghỉ hưu. Ảnh: NHẬT KIM

 

Một vị quan mẫn cán, quan tâm đến đời sống người dân

 

Ngày 14/5/1900, Võ Trứ tổ chức tấn công vào tỉnh lỵ Sông Cầu và thất bại, nghĩa quân bị địch khủng bố, tan rã. Trần Kỳ Phong lúc này đảm nhận trông coi việc học hành, thi cử trên địa bàn huyện Đồng Xuân nhưng ông luôn quan tâm đến cuộc khởi nghĩa, tìm mọi cách hạn chế sự đàn áp của thực dân Pháp đối với nghĩa quân. Trong những lần tuần thú về các địa phương trong huyện để tìm hiểu việc học hành trong Nhân dân, ông đã ngầm báo cho một số làng biết trước về những cuộc hành quân khủng bố của giặc để lẩn tránh hoặc có cách đối phó.

 

Cũng trong thời gian này, Trần Kỳ Phong đã có nhiều đóng góp vào sự ổn định đời sống Nhân dân trên địa hạt quản lý như khuyến khích các làng xã mở thêm nhiều điểm trường để dân chúng mở mang việc học, khuyên Nhân dân tại các làng vùng gần núi tích cực tham gia sản xuất, thực hiện ăn uống hợp vệ sinh để hạn chế bệnh tật. Ông còn phổ biến Nhân dân sử dụng những bài thuốc trong dân gian để trị bệnh trong điều kiện thuốc thang thiếu thốn lúc bấy giờ. Nhờ tinh thần mẫn cán, hết lòng vì công việc nên triều Nguyễn đánh giá ông là người “tài năng đáng trọng, biết dụng công sức, đảm đương nhiệm vụ, không ngừng bổ khuyết” nên đã ban sắc phong phục chức tri huyện cho ông.

 

Sau khi được phục chức, Trần Kỳ Phong làm tri huyện Sơn Hòa và vài năm sau ông được điều ra Bình Định làm tri huyện Bình Khê cho đến lúc nghỉ hưu năm 1914. Là người từng trải quan trường và các biến cố lớn của đất nước, lại có học vấn uyên thâm, có năng lực và phẩm chất thanh cao, nên trong thời gian phục vụ Nhân dân và triều đình, Trần Kỳ Phong không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn để lại tiếng thơm lưu danh với hậu thế. Tài năng và phẩm hạnh của Trần Kỳ Phong được duy trì và phát huy cho đến lúc rời khỏi quan trường, được vua Duy Tân ban sắc khen là “tấm gương cho các quan” noi theo.

 

Sau khi nghỉ hưu, Trần Kỳ Phong trở lại việc dạy học như trước khi tham gia vào chốn quan trường, ông được triều đình ban chức Triều liệt Đại phu Quang lộc Tự thiếu khanh, ghi nhận sự đóng góp của ông đối với đất nước. Năm 1916, cha mẹ ông cũng được vua Khải Định ban cấp sắc phong vì đã sinh ra một người con “thanh khiết, ôn thuận, đáng được nêu gương và ghi danh vào sách điển”. Trần Kỳ Phong mất năm 1927 tại Sông Cầu, thọ 72 tuổi, mộ táng tại núi Hòn Dù, TX Sông Cầu.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

Khai thác hiệu quả nguồn lực nội sinh, đưa Phú Yên phát triển nhanh hơn, mạnh hơn (*)  

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Sức mạnh của chí căm hờn, óc thông minh và lòng dũng cảm

Một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; rất nhiều lần vượt qua lằn ranh sinh tử, bởi phải đối mặt với kẻ thù được trang bị phương tiện hiện đại...

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Cách đây 60 năm, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn ác liệt nhất, những con tàu Không số từ miền Bắc vượt qua nghìn trùng hiểm nguy cập bến Vũng Rô mang theo...

Bến Vũng Rô – nơi ghi dấu chiến công huyền thoại

Hôm nay, cả nước và Nhân dân Phú Yên hân hoan kỷ niệm 60 năm Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), mở ra một hành trình huyền thoại trong cuộc...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm các nhân chứng lịch sử bến tàu Không số Vũng Rô  

Chiều 27/11, nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng...

Cùng tác giả

Khai thác hiệu quả nguồn lực nội sinh, đưa Phú Yên phát triển nhanh hơn, mạnh hơn (*)  

Sáng 28/11, tại Di tích quốc gia đặc biệt bến Vũng Rô - Đường Hồ Chí Minh trên biển, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Yên long trọng tổ chức lễ kỷ niệm 60 năm bến...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: Nếu Quốc hội đồng ý, sẽ áp thuế 10% với tất cả loại hình báo chí

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc – Ảnh: GIA HÂN Sáng 28-11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Cần hỗ trợ nhiều hơn cho báo chí Đáng chú ý, nhiều đại biểu Quốc hội đề xuất giảm thuế thu nhập doanh nghiệp với báo chí. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng hiện nay các cơ quan báo chí hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận, phục vụ nhiệm vụ...

Doanh thu du lịch của Bình Định chạm mốc kỷ lục

Ngày 27.11, Sở Du lịch tỉnh Bình Định cho biết, đã có báo Tổng kết hoạt động du lịch năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025. Theo Sở Du lịch tỉnh Bình Định, năm 2024, khách đến tham quan, du lịch tại tỉnh ước đạt 9,2 triệu lượt, tăng 83,9% so với năm 2023 (khách quốc tế 93.850 lượt, khách nội địa hơn 9,1 triệu lượt); doanh thu từ du lịch ước đạt 25.500 tỉ đồng,...

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí

Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Cần xét đến vai trò đặc biệt của báo chí Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí xuống 10%. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, cơ quan báo chí hiện hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp...

Sức mạnh của chí căm hờn, óc thông minh và lòng dũng cảm

Một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; rất nhiều lần vượt qua lằn ranh sinh tử, bởi phải đối mặt với kẻ thù được trang bị phương tiện hiện đại...

Cùng chuyên mục

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất