Powered by Techcity

Những đổi thay trên vùng đất Sơn Hòa

Là một trong ba huyện miền núi của tỉnh, Sơn Hòa được thành lập từ năm Thành Thái thứ 11 (năm 1899). Trên vùng đất này có 13 dân tộc anh em cùng sinh sống với những nét văn hóa đa dạng và phong phú, mang giá trị đặc trưng và là căn cứ địa cách mạng của Phú Yên trong những năm kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược.

 

Vùng đất có bề dày 124 năm tuổi

 

Cùng với lịch sử hình thành hơn 400 năm của vùng đất Phú Yên, thuở mở mang bờ cõi, trước khi chính thức được thành lập, Sơn Hòa là vùng tiểu trấn biên địa hình núi non, sông suối hiểm trở, dân cư thưa thớt. Để tiện việc trị lý, năm Kỷ Hợi, niên hiệu Thành Thái thứ 11, triều nhà Nguyễn tách 3 phủ huyện miền thượng du là Tuy An, Tuy Hòa, Đồng Xuân đặt làm huyện Sơn Hòa. Huyện lỵ đặt ở thôn Củng Sơn, với 4 tổng: Sơn Bình, Sơn Xuân, Sơn Lạc, Sơn Tường; có 47 làng và 1.114 suất đinh (lao động chính). Về địa giới hành chính, lúc bấy giờ huyện Sơn Hòa đông giáp phủ Tuy An và phủ Tuy Hòa, tây giáp đạo Gia Lai và Đắk Lắk, bắc giáp Đồng Xuân, nam giáp Khánh Hòa.

 

Nằm ở vị trí chiến lược quan trọng, Sơn Hòa dưới thời các chúa Nguyễn và triều đình nhà Nguyễn vừa là phên dậu, vừa là cửa ngõ thông thương với Thủy xá và Hỏa xá. Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, trên vùng đất Sơn Hòa liên tiếp diễn ra nhiều cuộc khởi nghĩa dưới sự lãnh đạo của các sĩ phu, tộc trưởng, già làng yêu nước đã có sức lan tỏa rất lớn trong toàn vùng Tây Nguyên.

 

Những năm cuối thế kỷ XIX, nhân dân Sơn Hòa hưởng ứng tham gia phong trào Văn thân Cần Vương, trong đó vùng đất Vân Hòa là hậu đồn phòng thủ của quân thứ Xuân Vinh do Lê Thành Phương – thủ lĩnh phong trào trực tiếp chỉ huy. Khi Nguyễn Hào Sự kế tục sự nghiệp dang dở của Lê Thành Phương thì Hòn Ông, thôn Phú Hội (tức Tổng Binh nay thuộc xã Sơn Hội) thành nơi tích trữ quân lương, rèn khí giới. Do đó, người dân Sơn Hòa đã sớm hun đúc truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất.

 

Trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Sơn Hòa là vùng căn cứ địa cách mạng, từng tên đất tên làng đã gắn liền với những chiến công hiển hách, vẻ vang của quân và dân tỉnh nhà, góp phần quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đảng và Nhà nước đã ghi nhận công lao, thành tích trong kháng chiến chống thực dân, đế quốc xâm lược của quân và dân Sơn Hòa. Huyện Sơn Hòa và 7 xã: Cà Lúi, Phước Tân, Sơn Xuân, Sơn Long, Sơn Định, Sơn Hội, Suối Trai đã được phong tặng danh hiệu cao quý Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

 

Suốt chiều dài 124 năm, vùng đất Sơn Hòa đã nhiều lần thay đổi về địa danh, địa giới hành chính, như: Sơn Hòa (nhập huyện Tây Nam và Sơn Hòa), Tây Sơn (nhập huyện Sơn Hòa và huyện Miền Tây) và ngày 27/12/1984, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành Nghị định 179/HĐBT chia huyện Tây Sơn thành hai huyện Sơn Hòa, Sông Hinh.

 

UBND xã Suối Trai tổ chức ngày hội Văn hóa – Thể thao các dân tộc, góp phần quảng bá phát triển du lịch huyện Sơn Hòa. Ảnh: PHẠM THÙY

 

Tiếp bước đi lên

 

Sau năm 1975, Đảng bộ, quân và dân huyện Sơn Hòa khẩn trương khắc phục hậu quả chiến tranh; đẩy mạnh sản xuất, tập trung ổn định đời sống. Bắt đầu lại từ số không, huyện phải đối mặt với muôn vàn khó khăn: xuất phát của nền kinh tế thấp, tư liệu sản xuất thô sơ, đất đai hoang hóa, cơ sở hạ tầng hư hỏng và xuống cấp nghiêm trọng, lực lượng sản xuất vừa thiếu, vừa yếu; các hoạt động sản xuất chủ yếu bằng thủ công…

 

Với vị trí quan trọng trong hành lang kinh tế Đông – Tây, là địa bàn trọng yếu về chiến lược quốc phòng – an ninh của tỉnh, những năm qua, được sự quan tâm của Chính phủ, tỉnh cùng với sự nỗ lực, cố gắng của địa phương, hạ tầng về giao thông, thủy lợi, điện lưới quốc gia, thông tin liên lạc của Sơn Hòa không ngừng phát triển đáp ứng yêu cầu về phát triển và phục vụ người dân, doanh nghiệp. Cơ sở vật chất y tế, văn hóa, giáo dục được tăng cường đầu tư từng bước phục vụ tốt và góp phần đáng kể trong nâng cao đời sống, chăm sóc sức khỏe nhân dân, phát triển nguồn nhân lực của địa phương. Bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, những năm qua, huyện Sơn Hòa luôn chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo triển khai toàn diện các nhiệm vụ trong xây dựng, phát triển; tạo sự đoàn kết, nhất trí cao của cả hệ thống chính trị trong định hướng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương và tạo được niềm tin, sự đồng thuận của Nhân dân.

 

 

Đặc biệt, huyện tập trung phát huy có hiệu quả tiềm năng, lợi thế cho đầu tư phát triển, thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế. Bộ mặt nông thôn miền núi thay đổi đáng kể. Đời sống của người dân có sự chuyển biến tích cực, dần đi vào ổn định. Thu nhập của các hộ đồng bào dân tộc thiểu số không ngừng được cải thiện. Các chế độ, chính sách dành cho đồng bào dân tộc thiểu số được thực hiện kịp thời, đúng quy định. Quốc phòng – an ninh luôn được đảm bảo giữ vững ổn định.

 

Với những thành tích đạt được, năm 2019, Đảng bộ và Nhân dân Sơn Hòa vinh dự và tự hào được đón nhận danh hiệu cao quý Huân chương Lao động hạng nhất.

 

Nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý

 

Trong nửa nhiệm kỳ 2020-2025, kinh tế của huyện Sơn Hòa cơ bản ổn định, có một số mặt phát triển; chuyển dịch cơ cấu kinh tế đảm bảo theo đúng định hướng chung. Tổng giá trị sản xuất trên địa bàn đạt hơn 13.000 tỉ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân 5,54%/năm. Tổng thu ngân sách địa phương hằng năm đều đạt và vượt so với nghị quyết. Hệ thống trường học ở các bậc ổn định, cơ sở vật chất cơ bản đáp ứng nhu cầu dạy và học. Công tác khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân được quan tâm. Tỉ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế chiếm 94,3% dân số toàn huyện, đạt 99,2%. 100% thủ tục hành chính tối thiểu mức độ 2 được tích hợp lên trang Thông tin điện tử của huyện tại địa chỉ https://sonhoa.phuyen.gov.vn.

 

Huyện Sơn Hòa được đánh giá là một trong những địa phương thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP tỉnh… Bên cạnh đó, cấp ủy các cấp đã tích cực chỉ đạo triển khai thực hiện việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; tạo sức lan tỏa, chuyển biến quan trọng trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp, ngành cùng đông đảo cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân.

 

Kế thừa những thành quả đã đạt được, thời gian tới, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Sơn Hòa tiếp tục phát huy mạnh mẽ truyền thống lịch sử, văn hóa và cách mạng kiên cường; đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó, tập trung phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề nông nghiệp, nông thôn; phát huy nội lực, tăng cường thu hút các nguồn đầu tư cho phát triển; quan tâm đảm bảo an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh, văn minh. Đồng thời tăng cường quốc phòng – an ninh, tạo môi trường chính trị xã hội ổn định. Chú trọng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức Đảng, tạo bước chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, phấn đấu thực hiện thắng lợi mục tiêu đã đề ra.

 

NAY Y BLUNG

Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện Sơn Hòa

Nguồn

Cùng chủ đề

Sức mạnh của chí căm hờn, óc thông minh và lòng dũng cảm

Một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; rất nhiều lần vượt qua lằn ranh sinh tử, bởi phải đối mặt với kẻ thù được trang bị phương tiện hiện đại...

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Cách đây 60 năm, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn ác liệt nhất, những con tàu Không số từ miền Bắc vượt qua nghìn trùng hiểm nguy cập bến Vũng Rô mang theo...

Bến Vũng Rô – nơi ghi dấu chiến công huyền thoại

Hôm nay, cả nước và Nhân dân Phú Yên hân hoan kỷ niệm 60 năm Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), mở ra một hành trình huyền thoại trong cuộc...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm các nhân chứng lịch sử bến tàu Không số Vũng Rô  

Chiều 27/11, nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng...

Nâng tầm mối quan hệ nghĩa tình sâu nặng Hải Dương – Phú Yên

Ngày 27/11, nhân dịp tham dự kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số (28/11/1964-28/11/2024), hướng tới kỷ niệm 65 năm kết nghĩa 2 tỉnh Hải Dương - Phú Yên (9/1/1960 - 9/1/2025), đoàn công tác...

Cùng tác giả

Nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí

Sáng 28/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Cần xét đến vai trò đặc biệt của báo chí Tại phiên thảo luận, nhiều đại biểu đề nghị giảm thuế cho tất cả loại hình báo chí xuống 10%. Đại biểu Thạch Phước Bình (Trà Vinh) cho rằng, cơ quan báo chí hiện hoạt động với mục tiêu phi lợi nhuận nhưng vẫn phải chịu mức thuế thu nhập doanh nghiệp...

Sức mạnh của chí căm hờn, óc thông minh và lòng dũng cảm

Một người đã trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước; rất nhiều lần vượt qua lằn ranh sinh tử, bởi phải đối mặt với kẻ thù được trang bị phương tiện hiện đại...

Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Cách đây 60 năm, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước sang giai đoạn ác liệt nhất, những con tàu Không số từ miền Bắc vượt qua nghìn trùng hiểm nguy cập bến Vũng Rô mang theo...

Bến Vũng Rô – nơi ghi dấu chiến công huyền thoại

Hôm nay, cả nước và Nhân dân Phú Yên hân hoan kỷ niệm 60 năm Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), mở ra một hành trình huyền thoại trong cuộc...

Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương thăm các nhân chứng lịch sử bến tàu Không số Vũng Rô  

Chiều 27/11, nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024), đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng...

Cùng chuyên mục

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất