Powered by Techcity

Thống chế Nguyễn Công Nhàn – Dũng tướng nhiều công trạng của Triều Nguyễn

Trong số các tướng lĩnh quê quán Phú Yên dưới thời nhà Nguyễn, Nguyễn Công Nhàn có nhiều công lao được sử sách Triều Nguyễn ghi chép đầy đủ. Đồng thời qua nguồn tư liệu các sắc phong của gia đình, chúng ta khẳng định đóng góp to lớn của ông trong việc ổn định bờ cõi phía Nam đất nước ở thế kỷ XIX.

 

Theo nguồn tư liệu gia đình Nguyễn Công Nhàn, ông sinh ngày 10/5/1789, tại xã Phú Lộc, tổng Thượng, huyện Đồng Xuân (nay là thôn Phong Niên, xã Hòa Thắng, huyện Phú Hòa). Tổ tiên của ông từ miền Bắc di cư vào Phú Yên, sống tại làng Phú Phong, xã Hòa Đồng, huyện Tây Hòa. Đến đời ông Nguyễn Công Thì và vợ là Trần Thị Đinh mới di cư sang thôn Phong Niên sinh sống và sinh ra Nguyễn Công Nhàn.

 

Binh nghiệp hiển hách

 

Nguồn tài liệu gia đình ông cho biết, thuở nhỏ, Nguyễn Công Nhàn siêng năng, biết giúp đỡ gia đình trong việc đồng áng. Ông cũng là người sáng dạ, thông minh, học đâu biết đấy. Trạc tuổi 13-14, khi đi chăn bò, ông thường tham gia đánh trận giả cùng các bạn.

 

Năm Gia Long thứ 17 (1818), Nguyễn Công Nhàn có lệnh nhập ngũ. Con đường binh nghiệp của ông cũng bắt đầu từ đó, ông thăng tiến qua nhiều chức vụ quan trọng dưới các triều vua Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức. Năm 1833, ông tham gia trong đoàn quân đàn áp cuộc nổi loạn của Lê Văn Khôi ở thành Phiên An với chức vụ Hậu vệ nhị đội, sau đó ông được điều ra Quảng Nam làm Chánh đội trưởng suất đội.

 

Năm Minh Mạng thứ 19 (1838), ông làm Phó vệ úy Khánh Hòa, rồi Định Tường. Cuối năm 1839, ông được điều sang Trấn Tây Thành (Cao Miên) làm Phó lãnh binh. Năm 1840, ông được thăng Lãnh binh Trấn Tây Thành, đem 700 quân đánh tan 10 đồn của quân Xiêm từ Mi Súc đến Tà Sà, thu về nhiều vũ khí. Với chiến công này, vua Minh Mạng thưởng cho ông tấm thẻ bài vàng có khắc chữ “Hùng dũng tướng”. Năm 1841, vua Minh Mạng qua đời, vua Thiệu Trị kế ngôi xét thăng thưởng cho ông chức Chưởng vệ sung Tham tán. Trong thời gian này, ông tham gia tiễu trừ cuộc nổi dậy của Lâm Sâm ở phủ Lạc Hóa (nay là Trà Vinh). Đánh dẹp giặc cướp, ông được thăng thự Đốc bộ tỉnh An Giang, rồi hợp với tướng Nguyễn Văn Điển đi đánh quân Xiêm ở vùng biên của tỉnh.

 

Tháng 2/1842, quân Xiêm kéo gần chục ngàn người tấn công Hà Âm (vùng biên Châu Đốc – Hà Tiên) lập nhiều đồn lũy. Lực lượng quân ta ít hơn nên Nguyễn Công Nhàn bàn với tướng Điển chia quân ra đánh lẻ, lấy ít địch nhiều, nhờ vậy mà đánh đuổi được quân Xiêm xâm lấn bờ cõi. Cũng trong năm này, ông cùng với tướng Lê Văn Đức, Tôn Thất Bạch đánh đuổi quân Xiêm ở Sâm Phủ, Bàn Ly, Sách Nô… và ông được thăng Tổng đốc An Hà (An Giang – Hà Tiên). Ông còn được nhà vua cho phép đề chữ “Hùng dũng tướng” trước họ tên mỗi khi viết công văn hay tấu sớ.

 

Năm 1845, trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng của Triều Nguyễn với Xiêm ở Cao Miên, ông đem quân tiến đánh đồn Thiết Thăng, thừa thắng kéo quân đến Nam Vang với khí thế mạnh mẽ khiến quân Xiêm bỏ chạy, quân ta toàn thắng, ảnh hưởng của Triều Nguyễn được triều đình Cao Miên công nhận. Sau thắng lợi này, ông được bổ làm Đề đốc An Giang rồi Tổng đốc An Hà, thăng Phó vệ úy và tặng thưởng quân công.

 

Sắc phong Thống chế Nguyễn Công Nhàn hàm nhị phẩm năm Tự Đức thứ 16 (1863)

 

Năm 1847, tình hình Cao Miên ổn định. Nhà vua khi xét công cho các tướng lĩnh, ông được phong tước Trí Thắng nam, được khắc tên vào cỗ súng Thần uy phục viễn (cỗ thứ 4) tại kinh thành Huế. Sau đó, ông được cử làm Lãnh binh tỉnh Bình Định. Đến năm 1856, Nguyễn Công Nhàn được thăng Chưởng vệ lãnh Đề đốc An Giang, lãnh chức Tuần phủ Hà Tiên, kiêm Bố chánh sứ.

 

Đầu năm 1859, quân Pháp vây hãm thành Gia Định. Nguyễn Công Nhàn được bổ làm hộ lý An Giang, rồi Tổng đốc Định Tường ra sức chuẩn bị lực lượng chống Pháp. Ngày 26/3/1861, quân Pháp tiến công Định Tường, Nguyễn Công Nhàn vừa đến Định Tường thì thành Mỹ Tho đã thất thủ. Nguyễn Công Nhàn biết tin liền cho quân đóng cọc ở sông Tiền phòng thủ. Thế nhưng, quân Pháp đã tràn đến nhổ cọc và vượt vào đất liền. Ông phải thu quân binh rút về cố thủ ở Kiến Đăng. Thành Mỹ Tho mất, ông bị tuần phủ Nguyễn Hữu Thành vu cho tội bỏ thành chạy, vua Tự Đức cho lột hết chức tước để chờ nghị tội nhưng vẫn ngầm yêu cầu ông lẻn về lỵ sở cũ để chiêu tập dân báo phục về sau.

 

Tháng Giêng năm 1862, vua đổi ông làm Thương biện quân vụ Vĩnh Yên. Nguyễn Công Nhàn không tuân lệnh mà ở lại tiếp tục chiêu tập nghĩa dũng chống Pháp. Theo lời truyền tụng trong dân gian vùng Long Hưng, thuộc xã Long Hưng A, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp, thì Hùng dũng tướng quân Nguyễn Công Nhàn sau khi Định Tường thất thủ đã rút quân doanh về đây lập tổng hành dinh, chiêu tập nghĩa dũng chống Pháp. Hiện nơi này còn địa danh Rạch Dinh, là nơi ghe Ô, ghe Sa của ông thường ra vào tổng hành dinh.

 

Thực hiện chính sách an dân

 

Bên cạnh công lao to lớn trên lĩnh vực quân sự, Nguyễn Công Nhàn còn đóng góp quan trọng trong việc thực hiện chính sách an dân mà nổi bật là việc đề xuất và chỉ đạo đào kênh Vĩnh An ở huyện Tân Châu, tỉnh An Giang khi làm Đốc bộ ở đây (năm 1843). Kênh Vĩnh An được khởi đào từ năm 1843 đến tháng 5/1844 thì xong. Kênh Vĩnh An nối liền sông Tiền và sông Hậu, đã đem lại lợi ích nhiều mặt cho dân sinh, quốc phòng, giao thông ở khu vực này. Về sau, để tỏ lòng biết ơn, chính quyền địa phương đã đặt tên Nguyễn Công Nhàn cho con đường dọc bờ kênh và một tấm bia được dựng lên với nội dung “Vĩnh An hà, Thiệu Trị đệ ngũ niên, cát nhật tạo” (nghĩa là: kênh Vĩnh An, tạo vào ngày tốt năm Thiệu Trị thứ 5-1845). Sau năm 1975, phần đất nơi dựng bia bị nước sông chảy mạnh xói mòn, bia bị rơi xuống lòng sông, đến nay không còn dấu tích.

 

Trong thời gian giữ chức Tổng đốc An Hà, lĩnh vực kinh tế cũng được Nguyễn Công Nhàn quan tâm thực hiện. Năm 1843, ông xin vua cho đặt Sở giao dịch ở vùng Tân Châu. Đơn vị giao thương vùng biên giới được đặt ở vùng thượng du đồn Đa Phúc với thời gian hoạt động mỗi tháng 2 lần, mỗi lần 2 ngày. Sở giao dịch được hình thành đã đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển giao thương ở biên giới, làm cầu nối liên kết kinh tế giữa các vùng, các địa phương ở đầu nguồn sông Tiền. Đồng thời đáp ứng nhu cầu giải quyết các thủ tục thương mại có liên quan, bảo hộ cho sự tồn tại và phát triển của nền kinh tế biên giới trong thời gian dài.

 

Năm 1863, Nguyễn Công Nhàn về hưu, được thăng Thực thụ Thống chế hàm chánh nhị phẩm. Ông mất ngày 3/1/1872 tại quê nhà.

 

Nhà thờ họ tộc Nguyễn Công Nhàn tại thôn Phong Niên hiện bảo tồn 14 sắc phong, sắc chỉ do các vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức ban tặng cho Nguyễn Công Nhàn và cha mẹ ruột của ông. Trong đó có 2 sắc phong cho cha ông là Nguyễn Công Thùy Minh Nghĩa Đô úy và mẹ ông là Nguyễn Thị Đinh Chánh Tứ phẩm Phu nhân. Qua tìm hiểu nội dung 14 sắc phong, sắc chỉ, chúng ta thấy được chức tước và sự nghiệp của Nguyễn Công Nhàn trong gần 30 năm cống hiến cho đất nước.

 

Nguyễn Công Nhàn là danh tướng nhà Nguyễn có tài thao lược, giỏi binh pháp và chiến trận. Ông lập được nhiều chiến công trong việc dẹp các cuộc nổi loạn trong nước và đánh tan các cuộc xâm lấn của quân Xiêm bảo vệ biên giới Tây Nam của đất nước. Ông được triều đình nhiều lần khen thưởng và thăng bổ nhiều chức vụ quan trọng. Công lao của ông trải dài trên nhiều địa phương trong cả nước, nhưng nổi bật là vùng đất Tây Nam Bộ.

 

TS ĐÀO NHẬT KIM

Nguồn

Cùng chủ đề

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Lan tỏa chương trình hóa đơn may mắn

Cục Thuế Phú Yên vừa tổ chức trao giải nhất chương trình hóa đơn may mắn quý II và quý III/2024 cho hai hộ kinh doanh tại TX Đông Hòa; đồng thời liên hệ trao giải cho các cá nhân, hộ kinh doanh khác trúng thưởng chương trình. Không chỉ dừng lại ở việc nhận giải, những cá nhân, hộ kinh doanh này...

BAC A BANK khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu

Sáng 20/11, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu trực thuộc chi nhánh Phú Yên.   Ông Hồ Quang Đệ, Bí thư Thị ủy Sông Cầu; ông Nguyễn Ngọc Ẩn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đại diện Tập đoàn TH tại Phú Yên; ông Nguyễn Hữu Nam, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân...

Cao điểm hoạt động kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô đón tàu Không số

Nhiều hoạt động ý nghĩa đang được các ngành, các cấp tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024).   Buổi ra mắt hai tập sách...

Ngành Thuế Phú Yên phát động thi đua cuối năm

Cục Thuế Phú Yên vừa phát động phong trào thi đua cuối năm nhằm triển khai hiệu quả các giải pháp, đảm bảo hoàn thành mục tiêu theo khẩu hiệu thi đua ngành Thuế đặt ra từ đầu năm: “Kỷ cương, trách nhiệm; đổi mới, sáng tạo; kịp thời, hiệu quả; thi đua nỗ lực phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục...

Cùng tác giả

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Lan tỏa chương trình hóa đơn may mắn

Cục Thuế Phú Yên vừa tổ chức trao giải nhất chương trình hóa đơn may mắn quý II và quý III/2024 cho hai hộ kinh doanh tại TX Đông Hòa; đồng thời liên hệ trao giải cho các cá nhân, hộ kinh doanh khác trúng thưởng chương trình. Không chỉ dừng lại ở việc nhận giải, những cá nhân, hộ kinh doanh này...

Đất ven Hà Nội sốt khi đấu giá, Bộ trưởng TN-MT yêu cầu xử nghiêm đối tượng thổi giá

Ngày 24-11, Diễn đàn “Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường lắng nghe nông dân nói” được tổ chức tại Hà Nội. Sự kiện do Trung ương Hội Nông dân Việt Nam phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN-MT) tổ chức với chủ đề: “Khơi thông nguồn lực đất đai, hướng tới mục tiêu NetZero, bảo vệ môi trường nông thôn”. Bộ trưởng Bộ TN-MT Đỗ Đức Duy. Ảnh:...

BAC A BANK khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu

Sáng 20/11, Ngân hàng TMCP Bắc Á (BAC A BANK) tổ chức khai trương Phòng giao dịch Sông Cầu trực thuộc chi nhánh Phú Yên.   Ông Hồ Quang Đệ, Bí thư Thị ủy Sông Cầu; ông Nguyễn Ngọc Ẩn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng đại diện Tập đoàn TH tại Phú Yên; ông Nguyễn Hữu Nam, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân...

Cao điểm hoạt động kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô đón tàu Không số

Nhiều hoạt động ý nghĩa đang được các ngành, các cấp tổ chức nhân kỷ niệm 60 năm bến Vũng Rô tiếp nhận chuyến hàng đầu tiên của tàu Không số vào bến (28/11/1964-28/11/2024).   Buổi ra mắt hai tập sách...

Cùng chuyên mục

Dấu xưa An Thổ

Thành An Thổ thuộc thôn An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An. Thành được xây dựng từ năm 1832-1836 dưới thời vua Minh Mạng. Ngày mới xây dựng, thành có diện tích khoảng 6.400m2 , 4 góc được đắp nhô hẳn ra phía ngoài, xung quanh có thành cao, hào sâu để phòng thủ; 4 cửa thành quay ra bốn hướng. Bên...

Phú Yên không chỉ có “hoa vàng, cỏ xanh”

Là vùng đất với địa hình núi, sông, đồng, biển, lại là vùng đất cộng cư của nhiều dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Ê Đê, Ba Na…, ngoài cảnh quan hoang sơ, quyến rũ, đáp ứng nhu cầu check-in của giới trẻ và khách du lịch, Phú Yên còn có một chiều sâu về lịch sử, văn hóa như phần chìm của tảng...

Diện mạo Phú Yên cuối thế kỷ XIX qua “Du ký Trung kỳ theo đường cái quan”

Ngoài chính sử triều Nguyễn, những truyền tụng trong dân gian, nguồn tư liệu về Phú Yên thế kỷ XIX khá khiêm tốn. Chính vì thế, sau khi ra đời, tác phẩm “Du ký Trung Kỳ theo đường cái quan” của Camille Paris được bạn đọc, nhất là những nhà nghiên cứu lịch sử quan tâm.   Bài viết xin phác thảo hình ảnh Phú...

Quảng trường 1 Tháng 4 ngày ấy – bây giờ

Trước đây, quảng trường 1 Tháng 4 (TP Tuy Hòa) rất hoang sơ. Cả không gian rộng lớn chỉ dành để phục vụ các ngày lễ lớn. Trong công viên chỉ có vài ghế đá kê dọc theo các lối đi dưới những gốc cây dương được cắt tỉa.   Năm 2011, kỷ niệm 400 năm Phú Yên hình thành và phát triển, là...

Để những dòng sông được chảy và những cánh buồm đều giong…

Tại TP Hồ Chí Minh, Báo VietNamNet vừa tổ chức lễ trao giải cuộc thi Chuyện của những dòng sông. Các nhà báo, các doanh nghiệp đã có nhiều ý tưởng, đề xuất nhiều giải pháp để thời gian không xa, những dòng sông trên đất Việt đều được chảy theo lẽ thường tình của nó. Nước chảy, thì thuyền mới giong được...

Mở lối về cho thanh niên hoàn lương

Với tinh thần không để ai bị bỏ lại phía sau, Tỉnh đoàn, Hội LHTN tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ, giúp đỡ thanh thiếu niên lầm lỡ vượt qua mặc cảm, vươn lên tái hòa nhập cộng đồng, làm lại cuộc đời.   Đứng dậy sau vấp ngã   Gần 4 năm trước, thanh niên P.M.H (xã An Chấn, huyện Tuy An) bị...

Hải trình chí lược – tư liệu quý về Phú Yên đầu thế kỷ XIX

Cùng với Lịch triều hiến chương loại chí - tác phẩm được xem là “bách khoa thư đầu tiên của Việt Nam”, Hải trình chí lược là đóng góp quan trọng của Phan Huy Chú (1782-1840) đối với nền văn hiến nước nhà, đặc biệt là những ghi chép về tình hình biển đảo nước ta dưới thời vua Minh Mạng.   Hải trình chí...

Sáng mãi truyền thống Bộ đội Cụ Hồ

Thời gian qua, Ban liên lạc Truyền thống BĐPB tỉnh luôn quan tâm, tạo điều kiện giúp đỡ hội viên với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực; giữ gìn và phát huy phẩm chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ, người chiến sĩ quân hàm xanh.   Đại tá Ninh Công Huân, Trưởng ban liên lạc Truyền thống BĐBP tỉnh tặng hoa và mừng...

Khám phá Thành Hồ – chứng tích văn hóa Chăm Pa

Thành Hồ nằm phía tả ngạn sông Đà Rằng, thuộc thị trấn Phú Hòa, huyện Phú Hòa. Thành Hồ cách trung tâm TP Tuy Hòa 12km, cách cửa sông Đà Diễn 14km về hướng Tây theo quốc lộ 25 đi Gia Lai.   Vị trí chiến lược   Nếu xem đồng bằng Tuy Hòa như một hình tam giác thì Thành Hồ nằm ngay trên đỉnh...

Hai mẹ con – hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng

Đó là mẹ Nguyễn Thị Tin và con gái Đỗ Thị An ở thôn Thượng Phú (xã Bình Kiến, TP Tuy Hòa). Mẹ Tin có 3 người con là liệt sĩ. Mẹ An có 2 con và chồng là liệt sĩ hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.   Hai mẹ con, hai Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Đồ họa: TRẦN QUỚI   Đất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất