Powered by Techcity

16 Di sản Văn hóa phi vật thể của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chú thích ảnh

Hàng nghìn người dân và du khách tham dự lễ khai hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam năm 2024. Ảnh: TTXVN

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là Di sản Văn hoá phi vật thể thứ 16 của Việt Nam được UNESCO ghi danh.

16 Di sản Văn hóa phi vật thể gồm: Nhã nhạc-Nhạc Cung đình Triều Nguyễn; Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên; Dân ca Quan họ Bắc Ninh; Hát Ca Trù; Hội Gióng ở Đền Phù Đổng và Đền Sóc; Hát Xoan Phú Thọ; Tín ngưỡng Thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ; Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ; Dân ca Ví, Dặm ở Nghệ Tĩnh; Nghi lễ và trò chơi Kéo co; Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của người Việt; Nghệ thuật Bài Chòi ở Trung Bộ; Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái, Nghệ thuật Xèo Thái, Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm và Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

1. Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam (2024)

Chú thích ảnh

Chương trình sân khấu hóa Lễ phục hiện đưa tượng Bà Chúa Xứ từ trên đỉnh núi Sam nhập Miếu. Ảnh: Công Mạo/TTXVN

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam diễn ra từ ngày 22 đến 27/4 âm lịch, trong miếu Bà Chúa Xứ núi Sam và khu vực bệ đá thờ Bà trên núi Sam, là các nghi thức tâm linh và diễn xướng nghệ thuật, biểu hiện niềm tin, sự biết ơn Mẹ Đất – Mẹ Xứ sở của cộng đồng các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa ở Châu Đốc, An Giang. Bà Chúa Xứ là vị thánh Mẫu trong tín ngưỡng thờ nữ thần, luôn che chở, phù trợ cho dân chúng. Tục lễ Bà, tham gia lễ hội để thỏa mãn niềm tin và sự mong cầu về sức khỏe, bình an và tài lộc của cộng đồng Khmer, Chăm, Hoa, Việt ở Châu Đốc, An Giang cũng như cư dân vùng Tây Nam Bộ.

Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam là sự kế thừa, tiếp thu, tích hợp và sáng tạo của cư dân Việt trong quá trình khẩn hoang và là sự tổng hòa của tín ngưỡng thờ Mẫu của các dân tộc Việt, Chăm, Khmer và Hoa. Lễ hội  nhằm tôn vinh Nữ thần bảo trợ, ban tài, lộc, sức khỏe, bình an cho người dân địa phương, đồng thời là môi trường giáo dục truyền thống đạo đức “uống nước nhớ nguồn”, nhắc nhở công lao dựng nước, giữ nước của cha ông, đề cao vai trò của người phụ nữ và thể hiện sự giao thoa trong sáng tạo, thực hành văn hóa và sự hòa hợp của các dân tộc cùng chung đức tin trong cùng một phạm vi lãnh thổ.

2. Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm (2022)

Chú thích ảnh

Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật làm gốm của người Chăm vào danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp năm 2023 là sự khẳng định bản sắc văn hóa Việt Nam trong kho tàng Di sản Văn hóa Thế giới. Ảnh: TTXVN

Nghệ thuật làm Gốm độc đáo của đồng bào Chăm (Gốm Chăm) tại làng Bàu Trúc (tỉnh Ninh Thuận) tồn tại từ khoảng cuối thế kỷ XII. Đến nay, Bàu Trúc được xem là một trong số rất ít những làng gốm cổ ở Đông Nam Á còn giữ lại cách sản xuất gốm thô sơ từ ngàn xưa.

Toàn bộ quy trình làm Gốm Chăm của đồng bào Chăm toát lên một giá trị nghệ thuật đặc trưng, bảo lưu thuần phong mỹ tục, bản sắc văn hóa của người Chăm ở Việt Nam. Tuy nhiên, dù đã có nhiều nỗ lực bảo vệ, song nghề gốm của người Chăm đang đứng trước nguy cơ mai một.

Ngày 29/11/2022, Nghệ thuật làm Gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

3. Nghệ thuật Xòe Thái (2021)

Chú thích ảnh

Múa xòe dân tộc Thái Yên Bái. Ảnh tư liệu: Thanh Hà/TTXVN

Nghệ thuật Xòe Thái là loại hình múa truyền thống đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống của cộng đồng người Thái ở 4 tỉnh Tây Bắc của Việt Nam là: Lai Châu, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái.
Âm nhạc cho múa Xòe cũng thể hiện quan điểm về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa.

Tháng 12/2021, hồ sơ Nghệ thuật Xòe Thái đã được UNESCO ghi danh là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

4. Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái (2019)

Hát Then là một loại hình diễn xướng dân gian tổng hợp gồm: ca, nhạc, múa và diễn trò. Thực hành Then là nghi lễ không thể thiếu trong đời sống tâm linh của người Tày, Nùng, Thái, phản ánh quan niệm của họ về con người, thế giới tự nhiên và vũ trụ.

Ngày 13/12/2019, Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

5. Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ (2017)

Chú thích ảnh

Nghệ thuật hát bài chòi – Di sản văn hóa phi vật thể thế giới, được tổ chức hằng đêm ở Hội An để phục vụ du khách mùa cao điểm. Việc UNESCO ghi danh Nghệ thuật Bài chòi Trung Bộ Việt Nam khẳng định bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc Việt Nam, sự gắn kết cộng đồng, đề cao tôn trọng đa dạng văn hóa. Ảnh: Trọng Đạt/TTXVN

Nghệ thuật Bài Chòi Trung Bộ Việt Nam (ở các tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và Đà Nẵng) ra đời từ nhu cầu liên lạc với nhau giữa các chòi canh trên nương rẫy.

Đây vừa là loại hình nghệ thuật diễn xướng mang tính sáng tạo ngẫu hứng vừa là trò chơi dân gian vui nhộn, đầy trí tuệ (kết hợp âm nhạc, thơ ca, diễn xuất, hội họa và văn học).

Ngày 7/12/2017, Nghệ thuật Bài Chòi Trung bộ Việt Nam chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

6. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt (2016)

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt là sự hỗn dung tôn giáo bản địa của người Việt và một số yếu tố của tôn giáo du nhập như Đạo giáo, Phật giáo.

Từ thế kỷ XVI, việc thực hành tín ngưỡng này trở thành một sinh hoạt văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội và tâm thức người dân Việt Nam.

Ngày 1/12/2016, di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

7. Nghi lễ và Trò chơi kéo co (2015)

Chú thích ảnh

Nghi thức “Kéo co ngồi” đền Trấn Vũ (Hà Nội) được Bộ VHTT&DL công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2014. UNESCO công nhận “Nghi lễ và trò chơi kéo co” là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại cho 4 tỉnh, thành phố: Lào Cai, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nội, trong đó có “Kéo co ngồi” đền Trấn Vũ, phường Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội). Ảnh: Nhật Anh/ TTXVN

Nghi lễ và Trò chơi kéo co được thực hành rộng rãi trong văn hóa trồng lúa ở nhiều nước Đông Á với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu hay những tiên đoán liên quan đến sự thành công hay thất bại của nỗ lực trồng cấy.

Tại Việt Nam, nghi lễ và trò chơi kéo co tập trung ở vùng trung du, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, và một số nơi ở vùng núi phía Bắc.    

Ngày 2/12/2015, Nghi lễ và trò chơi kéo co ở Việt Nam, Campuchia, Hàn Quốc và Philippines chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

8. Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh (2014)

Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh là hai lối hát dân ca không có nhạc đệm, do cộng đồng hai tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh sáng tạo, lưu truyền trong quá trình lao động sản xuất và gắn bó chặt chẽ với đời sống sinh hoạt của cộng đồng dân cư xứ Nghệ.

Ngày 27/11/2014, Dân ca Ví, Giặm Nghệ Tĩnh chính thức được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

9. Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ (2013)

Chú thích ảnh

Đờn ca tài tử Nam bộ là một dòng nhạc dân tộc của Việt Nam, đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể và là một danh hiệu UNESCO ở Việt Nam có vùng ảnh hưởng lớn với phạm vi 21 tỉnh, thành phía Nam. Ảnh: Minh Đức/TTXVN

Đờn ca Tài tử là loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng của vùng Nam Bộ, hình thành và phát triển từ cuối thế kỷ XIX trên cơ sở của nhạc lễ, nhã nhạc cung đình Huế và văn học dân gian.

Nghệ thuật Đờn ca Tài tử Nam Bộ không ngừng được sáng tạo nhờ tính ngẫu hứng và sự biến hóa theo cảm xúc của người thực hành trên cơ sở của 20 bài gốc (bài Tổ) và 72 bản nhạc cổ.

Ngày 5/12/2013, Đờn ca Tài tử Nam Bộ chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

10. Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (2012)

Từ hàng nghìn năm qua, người Việt Nam đã sáng tạo, thực hành, vun đắp và lưu truyền Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương để thể hiện sự biết ơn với vị thủy tổ của dân tộc.

Biểu hiện tiêu biểu nhất cho Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú Thọ là lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, được thực hiện vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch hằng năm tại Khu Di tích Lịch sử Đền Hùng.

Ngày 6/12/2012, tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

11. Nghệ thuật Hát Xoan (2011 và 2017)

Chú thích ảnh

Tiết mục hát Xoan của huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ. Ảnh: Tạ Toàn/TTXVN

Hát Xoan, bắt nguồn từ hình thức hát thờ các Vua Hùng, là một trong những nét sinh hoạt văn hóa độc đáo của nhân dân Phú Thọ.

Ngày 24/11/2011, Hát Xoan được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

Vào ngày 8/12/2017, Hát Xoan được UNESCO đưa ra khỏi Danh sách Di sản Văn hóa Phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp để ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

12. Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (2010)

Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc (Hà Nội) gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng.

Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm – nơi Thánh Gióng sinh ra) diễn ra từ ngày 7/9 tháng tư Âm lịch. Hội Gióng ở đền Sóc (xã Phù Linh, huyện Sóc Sơn nơi Thánh hóa, cưỡi ngựa về trời) diễn ra từ ngày 6/8 tháng Giêng Âm lịch.

Ngày 16/11/2010, Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc chính thức được ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

13. Nghệ thuật Ca trù (2009)

Ca trù (hay còn gọi là hát ả đào) có vị trí đặc biệt trong kho tàng âm nhạc truyền thống của Việt Nam, gắn liền với lễ hội, phong tục, tín ngưỡng, văn chương, tư tưởng và triết lý sống của người Việt.

Loại hình nghệ thuật này rất phổ biến trong đời sống sinh hoạt văn hóa ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX trở về trước.

Ngày 1/10/2009, Ca trù đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại.

14. Dân ca Quan họ Bắc Ninh (2009)

Chú thích ảnh

Dân ca quan họ Bắc Ninh được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN

Quan họ là những làn điệu dân ca của vùng Đồng bằng Bắc Bộ, tập trung chủ yếu ở vùng Kinh Bắc (Bắc Ninh và Bắc Giang). Đây là hình thức hát đối đáp giữa nam và nữ để biểu lộ tâm tình, ca tụng tình yêu thông qua những câu ca mộc mạc, đằm thắm.

Quan họ được thực hành trong các hoạt động văn hóa, xã hội của cộng đồng; được cộng đồng lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ, trở thành bản sắc của địa phương và lan tỏa trở thành không gian văn hóa đặc thù.

Ngày 30/9/2009, Dân ca Quan họ Bắc Ninh chính thức được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

15. Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên (2005)

Không gian Văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải rộng trên địa bàn năm tỉnh: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Cồng chiêng gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Tây Nguyên, như một phần không thể thiếu trong suốt vòng đời mỗi con người và trong hầu như tất cả các sự kiện quan trọng của cộng đồng: từ lễ thổi tai cho trẻ sơ sinh, lễ cưới xin, lễ tiễn đưa người chết, lễ đâm trâu trong ngày bỏ mả cho đến lễ cúng máng nước, lễ mừng lúa mới, lễ đóng cửa kho, lễ mừng nhà Rông mới…

Ngày 25/11/2005, Không gian Văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên đã chính thức được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

16. Nhã nhạc Cung đình Huế (2003)    

Chú thích ảnh

Nhã Nhạc cung đình Huế – loại hình âm nhạc mang tính bác học, là biểu tượng của âm nhạc cung đình chính thức được UNESCO ghi tên vào Danh mục Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại, đồng thời tôn vinh là Di sản Văn hóa Phi vật thể giữa lòng cố đô thanh bình. Ảnh: Minh Đức/ TTXVN

Nhã nhạc là âm nhạc cung đình thời phong kiến, được trình diễn trong các dịp triều hội, tế lễ hoặc các sự kiện trọng đại (lễ đăng quang của nhà vua, tiếp đón sứ thần…).

Được phát triển từ thế kỷ XIII ở Việt Nam, đến thời nhà Nguyễn, Nhã nhạc cung đình Huế phát triển rực rỡ và đạt đến trình độ hoàn chỉnh nhất.

Theo đánh giá của UNESCO, trong các thể loại nhạc cổ truyền ở Việt Nam, Nhã nhạc đạt tới tầm vóc quốc gia.    

Ngày 7/11/2003, Nhã nhạc cung đình Huế được UNESCO công nhận là Kiệt tác truyền khẩu và Di sản Văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Nguồn: https://baotintuc.vn/van-hoa/16-di-san-van-hoa-phi-vat-the-cua-viet-nam-duoc-unesco-ghi-danh-20241205074657580.htm

Cùng chủ đề

10 tỷ phú USD Việt Nam: Ông Trần Đình Long vững chân top đầu?

Đứng đầu trong nhiều ngành kinh doanh Tập đoàn Hòa Phát (HPG) của tỷ phú Trần Đình Long là doanh nghiệp lớn nhất ngành thép Việt Nam, với 38% thị phần thép xây dựng trong nước tính tới cuối quý III/2024. Con số này cao hơn rất nhiều so với mức 22% ghi nhận nửa đầu năm 2015. Từ năm 2014, Hòa Phát trở thành doanh nghiệp số 1 trên thị trường thép xây dựng. Từ thị phần 7% năm 2007, HPG vượt...

Cột mốc A9 giữa mênh mông biển trời Bình Định

(VTC News) – Giữa mênh mông biển trời, những cột mốc A9 (TP Quy Nhơn, Bình Định) là điểm đánh dấu chủ quyền trên vùng biển Việt Nam. Video: Cột mốc A9 trên đỉnh Hòn Ông Căn (TP Quy Nhơn, Bình Định) Cột mốc A9 nằm trên Hòn Ông Căn (thuộc xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, Bình Định). Hòn Ông Căn nằm trong cụm đảo Hòn Cân. Đây là điểm xa nhất trong tam giác ba cụm đảo Hòn Sẹo – Hòn...

Việt Nam bứt phá vào nhóm thu nhập cao

Theo dữ liệu mới nhất của Ngân hàng Thế giới (WB), thu nhập bình quân của người VN năm 2023 đạt gần 4.347 USD/người, chính thức bước vào nhóm thu nhập trung bình cao. Nhưng theo cách tính mới từ 1.7.2024 trở đi, nhóm quốc gia có thu nhập trung bình cao bình quân trên đầu người từ 4.516 – 14.005 USD/đầu người, như vậy người Việt cần thêm khoảng 170 USD nữa để vào nhóm quốc gia có thu...

Chào ngày mới nắng lên

Tạm biệt ánh trăng, tạm biệt màn đêm, những tia nắng đầu ngày ló rạng mang đến biết bao cảm xúc cho mỗi tâm hồn. Thời khắc ban mai luôn là nguồn cảm hứng lãng mạn cho các nhiếp ảnh gia. Vietnam.vn trân trọng giới thiệu bộ ảnh “Bình minh lên” của hai nhiếp ảnh gia Đan Khôi và Nguyễn Sanh Quốc Huy được thực hiện trong nhiều năm, qua nhiều vùng miền trên dải đất hình chữ S. Đầm Quảng...

Cùng tác giả

Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng – An toàn – Hài lòng người bệnh

Phú Yên Online - Bệnh viện Đa khoa Phú Yên: Chất lượng - An toàn - Hài lòng người bệnh ...

Tin tức sáng 21-1: Còn 400.000 vé xe Tết từ TP.HCM; Tổng giám đốc BĐS Phát Đạt bán sạch cổ phiếu

Cầu Tân Kỳ Tân Quý được khởi công từ năm 2018, nhưng gặp vướng mắc về thủ tục và mặt bằng nên bị đình trệ – Ảnh: CHÂU TUẤN TP.HCM thông xe cầu Tân Kỳ Tân Quý và loạt dự án quan trọng Tin từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông), từ hôm nay 21-1 cầu Tân Kỳ Tân Quý sẽ chính thức thông xe, giúp người dân đi lại thuận...

Tự hào truyền thống của Đảng, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Chiều 20/1, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ năm 2025.   Các đại biểu thực...

Công ty Điện lực Phú Yên đồng hành cùng sự phát triển của tỉnh

Trải qua 35 năm xây dựng và phát triển, Công ty Điện lực Phú Yên đã không ngừng đầu tư mở rộng, cải tạo lưới điện, đảm bảo cung ứng điện liên tục, an toàn đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH, QP-AN của tỉnh.   Giám đốc Công ty Điện lực Phú Yên Huỳnh Quốc Long cho biết: Công ty Điện lực Phú...

Bệnh viện Phục hồi chức năng Phú Yên: Nơi người bệnh hài lòng, tin tưởng

Công tác khám chữa bệnh đảm bảo đúng quy trình, chất lượng, an toàn; tỉ lệ khỏi, đỡ đạt 97%; tỉ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt 98,2%, Bệnh viện Phục hồi chức năng Phú Yên (thôn Long Thủy, xã An Phú, TP Tuy Hòa) tiếp tục khẳng định chỗ đứng của một bệnh viện chuyên khoa...

Cùng chuyên mục

Tin tức sáng 21-1: Còn 400.000 vé xe Tết từ TP.HCM; Tổng giám đốc BĐS Phát Đạt bán sạch cổ phiếu

Cầu Tân Kỳ Tân Quý được khởi công từ năm 2018, nhưng gặp vướng mắc về thủ tục và mặt bằng nên bị đình trệ – Ảnh: CHÂU TUẤN TP.HCM thông xe cầu Tân Kỳ Tân Quý và loạt dự án quan trọng Tin từ Ban Quản lý đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban Giao thông), từ hôm nay 21-1 cầu Tân Kỳ Tân Quý sẽ chính thức thông xe, giúp người dân đi lại thuận...

Tự hào truyền thống của Đảng, vững bước tiến vào kỷ nguyên mới

Chiều 20/1, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh, Ủy ban MTTQ tỉnh tổ chức gặp mặt kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2025) và mừng xuân Ất Tỵ năm 2025.   Các đại biểu thực...

Đại học Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký thi đánh giá năng lực 2025

ThS Cù Xuân Tiến – trưởng phòng tuyển sinh và công tác sinh viên Trường đại học Kinh tế – Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) – giải đáp thắc mắc của học sinh tỉnh Đắk Lắk về các phương thức xét tuyển trong chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp 2025 – Ảnh: TRẦN HUỲNH Sáng nay 20-1, Đại học Quốc gia TP.HCM chính thức mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực đợt...

ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký đánh giá năng lực 2025

Thí sinh tham dự kỳ thi đánh giá năng lực ĐH Quốc gia TP.HCM năm 2024 Hôm nay (20.1) ĐH Quốc gia TP.HCM mở cổng đăng ký dự thi đánh giá năng lực 2025, tại địa chỉ: Năm 2025. ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức đợt 1 kỳ thi đánh giá năng lực tại 25 tỉnh, thành phố vào ngày 30.3. Để tham dự đợt thi này, thí sinh có 1 tháng để đăng ký dự thi, từ 20.1...

Ngắm hổ mang chúa dài 38m ôm đá quý, linh vật xuân Ất Tỵ 2025 của Phú Yên

(VTC News) – Đường hoa xuân cùng linh vật chào xuân Ất Tỵ 2025 của TP Tuy Hòa vừa lộ diện khiến người dân, du khách và dân cư mạng trầm trồ. Video cụm linh vật Rắn ở Phú Yên khiến dân mạng trầm trồ Đường hoa Xuân Ất Tỵ 2025 tại TP Tuy Hòa (Phú Yên) vừa được khai mạc vào tối 19/1 với linh vật tết mang tên Kim Tỵ Phú Quý – Hổ mang chúa khiến người dân và...

Quà Tết bằng gạo ngon đắt hàng

Gạo ST25 loại hộp 2kg được đưa vào giỏ quà Tết – Ảnh: LÊ DÂN Gạo ST25 – loại gạo từng được vinh danh “ngon nhất thế giới” – nay được nhiều người tiêu dùng lựa chọn để biếu tặng. Những hộp gạo thơm đặc sản Sóc Trăng không chỉ là lời chúc thịnh vượng đầu năm mà còn góp phần tiêu thụ nông sản Việt. Tặng gạo, người trao gửi không chỉ tấm lòng mà còn chia sẻ niềm mong...

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Y Thông đến thăm và tặng quà Tết đồng bào DTTS tại tỉnh Phú Yên

Cùng tham gia Đoàn có đại diện Vụ Công tác dân tộc địa phương; lãnh đạo Ban dân tộc tỉnh và đại diện lãnh đạo huyện Sông Hinh. Cụ thể, tại xã Ea Bá, Đoàn công tác đã tặng 92 suất quà Tết cho các hộ nghèo DTTS, tặng quà Tết cho 4 Người có uy tín và UBND xã Ea Bá. Tại xã Ea Lâm, Đoàn công tác đã tặng 89 suất quà Tết cho các hộ nghèo DTTS;...

Được mùa quất, mất mùa cúc

Cận Tết nhiều nhà vườn trồng cúc ở Phú Yên lo lắng khi hoa nở muộn – Ảnh: MINH CHIẾN Ngày 18-1, Tuổi Trẻ Online đến làng hoa Bình Kiến (TP Tuy Hòa), ghi nhận nỗi lo lắng của các nhà vườn trồng hoa cúc nơi này. Tết đến gần, cúc chưa chịu nở hoa Dù đã qua 15 tháng chạp nhưng vườn cúc Tết 150 chậu của gia đình ông Nguyễn Văn Huệ có khoảng 2/3 vừa mới ra những nụ...

Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao

Năm 2029, Hoà Phát sẽ sản xuất thép đường ray phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ caoTheo kế hoạch của Tập đoàn Hòa Phát, Khu liên hợp Gang thép sẽ đi vào hoạt động thương mại năm 2029 và sản phẩm (đường ray) sẽ phục vụ Dự án Đường sắt tốc độ cao. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Phú Yên cho biết, Tập đoàn Hòa Phát đang đề xuất đầu tư 3 dự án gồm: dự...

Thường trực HĐND tỉnh thăm, chúc tết các cơ quan, đơn vị

Ngày 17/1, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Đỗ Thái Phong và đoàn công tác của HĐND tỉnh đến thăm, tặng quà, chúc tết các cơ quan, đơn vị: Trạm Ra đa Chóp Chài, Bảo vệ mục tiêu Chóp Chài,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất