Powered by Techcity

Yêu cầu từ thực tiễn


Tiết kiệm năng lượng, hướng đến nền kinh tế xanh

Thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020 – 2030, Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2025, phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng 3 – 5% tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh so với dự báo hiện nay (giai đoạn 2020 – 2025). Xác định tiết kiệm điện là giải pháp hữu hiệu giúp giảm chi ngân sách, tạo động lực phát triển kinh tế – xã hội, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc quyết liệt với các hành động thiết thực của các cơ quan, đơn vị và mọi tầng lớp Nhân dân.

Kỳ II: Yêu cầu từ thực tiễn

Điện lực Đoan Hùng tổ chức tuyên truyền tiết kiệm điện cho học sinh trên địa bàn xã Vân Đồn.

Thay đổi thói quen

“Tổ quốc cần điện như cơ thể cần máu”. Câu nói ấy của Chủ tịch Hồ Chí Minh khi đến thăm Nhà máy Điện Yên Phụ năm 1954 vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày hôm nay. Nhất là khi tỉnh Phú Thọ cũng như cả nước đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng bền vững. Mỗi hành động dù nhỏ của từng người dân, hộ gia đình, cơ sở sản xuất sẽ góp phần giảm mức tiêu thụ điện năng, giảm khí thải ô nhiễm ra môi trường, tiết kiệm một phần lớn chi phí cho quốc gia… Và tiết kiệm điện đã và đang trở thành một nét đẹp trong nếp sống văn minh của người dân Đất Tổ. Mô hình “Gia đình tiết kiệm điện”, hướng tới mục tiêu “Nhà nhà tiết kiệm điện, người người tiết kiệm điện” được Công ty Điện lực Phú Thọ duy trì tổ chức trong nhiều năm qua.

Theo thống kê của ngành điện, lượng điện tiêu thụ tại các hộ gia đình chiếm khoảng 35 – 40% tổng lượng điện tiêu thụ quốc gia. Do đó, việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả của mỗi người dân, gia đình có một vai trò rất quan trọng, không những góp phần giảm mức tiêu thụ điện, tiết kiệm chi phí cho gia đình, mà còn bảo vệ môi trường, tiết kiệm tài nguyên quốc gia.

Ông Nguyễn Văn Bảy ở thôn Nỗ Lực, xã Thụy Vân, thành phố Việt Trì cho biết: “Từ nhiều năm nay, gia đình tôi thường chọn mua và sử dụng các thiết bị tiết kiệm điện như: Đèn led chiếu sáng, thiết bị điện tử inverter. Ngoài ra, tôi cũng tìm hiểu và áp dụng phương pháp sử dụng các thiết bị điện sao cho tiết kiệm và hiệu quả… Nhờ đó chi phí tiền điện của gia đình tôi luôn ở mức vừa phải và ổn định, kể cả trong những tháng mùa Hè nóng nực”.

Giờ đây, tiết kiệm điện đã trở thành thói quen của các hộ gia đình, thông qua những việc làm cụ thể như: Tắt các thiết bị điện khi không sử dụng; chỉ sử dụng điều hòa nhiệt độ khi thật cần thiết; lựa chọn mua sắm các phương tiện, thiết bị điện hiệu suất cao hoặc thiết bị điện có dán nhãn tiết kiệm năng lượng; lắp đặt và sử dụng hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, hệ thống đun nước nóng từ năng lượng mặt trời… Cùng với đó, những sự kiện ý nghĩa như Giờ Trái đất cũng đã trở thành thói quen, được người dân nhiệt tình tham gia hưởng ứng.

Chị Nguyễn Lan Anh ở phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì chia sẻ: “Sự kiện Giờ Trái đất vừa qua, gia đình tôi hưởng ứng bằng cách tắt điện trong 60 phút. Tuy nhiên tôi nghĩ quan trọng là tiết kiệm điện phải thành thói quen hằng ngày của tất cả các thành viên. Mỗi gia đình, mỗi công sở, doanh nghiệp đều đóng góp một chút thì chúng ta mới có thể chung tay bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên quý phục vụ phát triển đất nước”.

Thay đổi thói quen cũng bắt đầu từ việc mỗi gia đình chủ động nguồn năng lượng để phục vụ nhu cầu sinh hoạt cũng sẽ góp phần sử dụng và tiết kiệm năng lượng. Đó chính là suy nghĩ của anh Nguyễn Văn Quyết – giảng viên Khoa kỹ thuật công nghệ, Trường Đại học Hùng Vương khi nghiên cứu đề tài “Hệ thống điện năng lượng mặt trời sử dụng cho hộ gia đình”.

Anh Quyết cho biết: “Xuất phát từ nhu cầu gia đình vào mùa Hè khi mất điện, sử dụng máy phát điện chạy bằng xăng vừa có tiếng ồn, ô nhiễm môi trường, chi phí cao, tôi mới tìm hiểu thông tin, nghiên cứu cơ chế hoạt động điện mặt trời. Với những ưu điểm thân thiện môi trường, chi phí đầu tư ban đầu thấp, phù hợp với đặc điểm thời tiết miền Bắc số giờ nắng trong 1 năm cao”. Từ khi nghiên cứu, đến khi đưa vào áp dụng, đến nay anh đã lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho 10 gia đình với chi phí đầu tư từ 50-60 triệu đồng, bước đầu nhận được phản hồi tích cực.

Ngoài việc tiết kiệm điện năng các hoạt động hỗ trợ gia đình xây dựng lắp đặt thiết bị khí sinh học, bình nước nóng năng lượng mặt trời, xây dựng mô hình các hộ tiết kiệm năng lượng giúp làm giảm việc sử dụng các nguồn năng lượng truyền thống trong sinh hoạt như than, các nguồn năng lượng sinh khối đã tiết kiệm được đáng kể các nguồn tài nguyên năng lượng, giảm việc chặt phá rừng, bảo vệ môi trường, đồng thời giúp cải thiện đời sống của người dân, đặc biệt là người dân ở khu vực nông thôn do tiết kiệm được chi phí điện, chi phí mua chất đốt.

Kỳ II: Yêu cầu từ thực tiễn

Nhân viên Điện lực Thanh Ba làm việc với Công ty bao bì Hoàng Cương về công tác tiết kiệm điện.

Hành động quyết liệt

Theo số liệu của Công ty Điện lực Phú Thọ, trong năm 2023, sản lượng điện tiết kiệm toàn tỉnh đạt 83,78 triệu kWh, tương ứng với tỷ lệ tiết kiệm điện 2,21%, trong đó sản lượng điện tiết kiệm cho mục đích kinh doanh dịch vụ 2,7 triệu kWh, đạt 2,85%; sản lượng điện tiết kiệm cho mục đích sản xuất công nghiệp 48,97 triệu kWh, đạt 2,05%…

Hưởng ứng chương trình Giờ Trái đất năm 2024, sau 1 giờ tắt đèn, toàn tỉnh tiết kiệm được 7.100 kWh. Để đạt được những kết quả này, trong thời gian qua, công tác tuyên truyền, giáo dục tiết kiệm năng lượng cũng được thực hiện sâu rộng, đồng bộ, thường xuyên.

Các cơ quan, đơn vị hàng năm đều xây dựng kế hoạch, quy chế, biện pháp thực hiện tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện; kiểm tra, giám sát việc áp dụng quy định mức sử dụng năng lượng và thực hiện mua sắm các trang thiết bị yêu cầu dán nhãn năng lượng theo quy định…

Công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cho người dân, nhất là đối tượng học sinh về sử dụng điện đã được 100% các cấp học trên địa bàn tỉnh thực hiện lồng ghép vào tiết học chính, giờ ngoại khóa. Các trường còn thường xuyên tuyên truyền việc sử dụng điện tiết kiệm thông qua loa phát thanh, tờ rơi, các cuộc thi trong nhà trường, trên mạng xã hội…

Các doanh nghiệp sản xuất chủ động bố trí kế hoạch sản xuất hợp lý; thường xuyên kiểm tra, thay thế các thiết bị cũ, lạc hậu, hiệu suất thấp bằng các thiết bị mới tiết kiệm điện; kiểm tra bảo trì, bảo dưỡng định kỳ các loại máy móc; lắp đặt thêm các thiết bị đo đếm, ổn áp để kiểm soát điện sử dụng; ưu tiên các thiết bị tiết kiệm điện, ứng dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời, năng lượng gió…

Ngoài ra, một trong những giải pháp được Công ty Điện lực Phú Thọ quan tâm thực hiện để giảm tình trạng lưới điện bị quá tải đó là ký thỏa thuận điều chỉnh phụ tải với khách hàng lớn. Năm 2024, Công ty Điện lực Phú Thọ đã làm việc với những khách hàng lớn (có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên) về việc tham gia điều chỉnh phụ tải điện, giúp doanh nghiệp có kế hoạch sản xuất hợp lý, chuyển phụ tải khỏi các giờ cao điểm của hệ thống, nhất là trong các tháng mùa nắng nóng để giảm công suất đỉnh. Đồng thời cơ cấu lại sản xuất cho phù hợp, giảm được chi phí tiền điện vào các khung giờ cao điểm, giúp lưới điện ổn định, giảm nguy cơ quá tải dẫn đến sự cố.

Đến nay, Công ty Điện lực Phú Thọ đã ký 230/230 biên bản thỏa thuận điều chỉnh phụ tải điện với khách hàng lớn, tiềm năng tiết giảm loại 1 thông báo trước 2 giờ là 9,2MW, loại 2 thông báo trước 24 giờ là 73MW.

Công ty CP gạch men Tasa là một trong những doanh nghiệp đã tích cực phối hợp với Công ty Điện lực Phú Thọ tham gia chương trình điều chỉnh phụ tải. Ông Phạm Hữu Vũ – đại diện Công ty CP gạch men Tasa khẳng định: “Triển khai điều chỉnh phụ tải sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm điện năng, đồng thời góp phần giúp cho hệ thống điện không bị quá tải, vận hành an toàn và ổn định. Đặc biệt, khi vào cao điểm mùa nắng nóng phụ tải của toàn tỉnh thường tăng cao đột biến, Công ty chúng tôi cam kết sẽ luôn sát cánh và đồng hành cùng với Công ty Điện lực Phú Thọ trong việc tiết giảm phụ tải khi có yêu cầu”.

Ông Phạm Văn Chúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ cho biết: “Để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện năng của khách hàng, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, Công ty Điện lực Phú Thọ đã thực hiện các giải pháp kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện. Cùng với đó, Công ty Điện lực Phú Thọ đã làm việc với khách hàng lớn để có kế hoạch sản xuất hợp lý, điều chỉnh phụ tải (DR) khỏi các giờ cao điểm; tiếp tục thực hiện công tác DR. Đồng thời ký biên bản cam kết tiết kiệm điện với trên 38.000 khách hàng ngoài mục đích sinh hoạt, đạt tỷ lệ 91% tổng số khách hàng sử dụng điện ngoài mục đích sinh hoạt, sản lượng tiết kiệm điện khách hàng cam kết là 47 tr.kWh/năm. Công ty cũng thường xuyên phối hợp với các ngành, các đơn vị, cơ quan truyền thông tăng cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức về thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả”.

Thu Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-ii-yeu-cau-tu-thuc-tien-219810.htm

Cùng chủ đề

Đồng hành cùng người dân phát triển kinh tế

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, từng bước nâng cao đời sống Nhân dân cùng với mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của huyện, trong những năm qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam (Agribank)- Chi nhánh huyện Phù Ninh Phú Thọ II luôn đóng vai trò chủ lực trong việc cho vay, đảm bảo an toàn, hiệu quả vốn tín dụng đầu tư phục vụ...

Truyền thanh cơ sở – “cầu nối” góp phần giảm nghèo ở Tam Nông

Cùng với triển khai chính sách về giảm nghèo, huyện Tam Nông đã phát huy hiệu quả các kênh thông tin, tuyên truyền. Trong đó, hệ thống truyền thanh cơ sở đã giúp người dân trên địa bàn tiếp cận thông tin, từng bước thay đổi nhận thức, vươn lên thoát nghèo bền vững.Cán bộ truyền thanh xã Thọ Văn, huyện Tam Nông vận hành hệ thống truyền thanh thông minh.Đã thành thói quen, sáng nào anh Nguyễn Văn...

Lễ giới thiệu các dự án bất động sản của Meyland

Tối 2/11, tại Khách sạn Sài Gòn Phú Thọ, Hoàng Gia Group đồng hành cùng chủ đầu tư Tân Á Đại Thành đã tổ chức Lễ giới thiệu các dự án bất động sản của Meyland - Tân Á Đại Thành với sự tham gia của hơn 300 khách hàng trong và ngoài tỉnh.Ảnh phối cảnh dự án Meyhome Capital Phú Quốc nhìn từ bên ngoài.Tân Á Đại Thành là Tập đoàn kinh tế đa ngành nghề hàng đầu...

3 triệu người dùng 5G Viettel , tốc độ tăng trưởng gấp đôi 4G

Ngày 31/10/2024, Tổng Công ty Viễn thông Viettel (Viettel Telecom) cho biết, sau 15 ngày chính thức ra mắt, mạng 5G Viettel đã có 3 triệu người dùng. Trong đó Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Hải Phòng được ghi nhận là 5 địa phương tập trung nhiều khách hàng 5G nhất, chiếm gần 50% tổng số thuê bao hiện có.So với mạng 4G được khai trương cách đây hơn 7 năm, tốc độ...

Thanh Sơn có thêm 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Xã Thạch Khoán, huyện Thanh Sơn vừa được UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 2119/QĐ-UBND ngày 28/10/2024. Đến thời điểm hiện tại, huyện Thanh Sơn có tổng số 7/22 xã, thị trấn đạt chuẩn nông thôn mới.Nhân dân xã Thạch Khoán đổ bê tông đường giao thông nông thôn tại khu Chiềng NộiTheo báo cáo đánh giá, xã Thạch Khoán đạt 19/19 tiêu chí, 57/57 chỉ tiêu chỉ tiêu nông thôn...

Cùng tác giả

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng 14/11, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã khai mạc lớp Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ năm 2025. Tham gia lớp tập huấn có 22 học viên là người cao tuổi đến từ xã Hy Cương, TP Việt Trì và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao.Lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát biểu tại buổi khai mạc lớp tập huấnLớp tập huấn diễn ra trong hai ngày (14...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Bão số 8 suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ

Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió nhẹ; sáng sớm và đêm trời lạnh; nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/11, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/h.Lúc 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão...

Cùng chuyên mục

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tạo cơ hội việc làm cho người nghèo, đối tượng chính sách

Góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống người dân, các cấp, các ngành trong tỉnh đã thực hiện nhiều biện pháp tích cực để giải quyết vấn đề lao động và việc làm. Một trong những biện pháp thiết thực đó là tạo điều kiện về vốn, hỗ trợ kỹ thuật, khuyến khích người dân đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Là đơn vị giải ngân cho vay nguồn vốn ưu đãi của Chính...

Tin nổi bật

Tin mới nhất