Powered by Techcity

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới


Phát triển kinh tế được xác định là “đòn bẩy” góp phần để các huyện miền núi thực hiện mục tiêu xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu. Dù thay đổi những nhận thức, thói quen truyền đời của một bộ phận người dân không phải là điều dễ dàng, nhưng bằng những chính sách cụ thể, sự tập trung về nguồn lực đã thể hiện quyết tâm của cả hệ thống chính trị huyện Tân Sơn trong việc nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới

Bà con dân tộc Dao Tiền ở bản Cỏi, Vườn Quốc gia Xuân Sơn lưu giữ nghệ thuật in hoa văn bằng sáp ong.

Nhận thức chung của cộng đồng

Một trong những nội dung quan trọng của hương ước, quy ước là ghi nhận những phong tục, tập quán tốt đẹp và đề ra các giải pháp hạn chế, tiến tới xóa bỏ những phong tục, tập quán còn lạc hậu, mê tín dị đoan. Đây là tiền đề để 100% khu dân cư trên địa bàn huyện Tân Sơn xây dựng hương ước, trong đó đặt ra một số điều đấu tranh mạnh mẽ để bài trừ hủ tục lạc hậu.

Về xã Thạch Kiệt những ngày này, chúng tôi gặp chị Phùng Thị Toàn – Trưởng khu Minh Nga trong lớp học tuyên truyền về phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết do Phòng Dân tộc huyện tổ chức. Vừa ghi chép cẩn thận vào cuốn sổ tay, chị Toàn cho biết: “Mình phải cập nhật kiến thức mới. Trong trường hợp các quy định của hương ước không còn phù hợp, mình sẽ vận động bà con thay đổi”.

Khu Minh Nga có 145 hộ đều là người Dao, trong đó có 50 hộ nghèo và hộ cận nghèo. Bóng tối của cái nghèo một thời kéo theo biết bao nhiêu hủ tục tồn tại lâu đời ở đây, nổi cộm nhất là tảo hôn. Để thay đổi nhận thức của người dân, chấm dứt tình trạng lập gia đình khi chưa đủ tuổi của thiếu niên người Dao, chị Toàn cùng những người đại diện khu dân cư đề xuất xây dựng hương ước. Trong đó quy định, nếu gia đình nào có con chưa đủ tuổi đã kết hôn, làng sẽ không cho thầy mo đến cúng, cán bộ đảng viên ở địa phương không được đến uống rượu mừng. Từ năm 2022 đến nay, cả khu chỉ còn một trường hợp lập gia đình khi chưa đủ tuổi. Bằng những biện pháp cụ thể, quyết liệt, tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện Tân Sơn đã được đẩy lùi. Từ năm 2019 đến năm 2021, toàn huyện có 1.419 cặp kết hôn thì chỉ có 20 vụ tảo hôn (chiếm 1,4%), hôn nhân cận huyết thống đã được xóa bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh hành lang hương ước, quy ước chặt chẽ thì vai trò của già làng, trưởng bản, người có uy tín rất quan trọng trong việc vận động Nhân dân học tập và thực hiện nếp sống mới. Về Kiệt Sơn, đường nhựa trải thẳng tắp, tối đến điện đường bật sáng trưng, hệ thống camera an ninh lắp từ nhà dân đến đường lớn. Bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc- đó là niềm tự hào mà đồng chí Hà Thanh Minh – Nguyên Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Kiệt Sơn chia sẻ.

Một trong những kỷ niệm mà ông Minh nhớ nhất trong những năm tháng công tác là đi vận động, xin chữ ký của các xã lân cận để xây trường THPT cho con em địa phương. Những năm 80 của thế kỷ trước, cả huyện Thanh Sơn (khi chưa chia tách huyện) chỉ có 3 trường THPT. Học sinh ở Kiệt Sơn muốn học lên THPT phải đi mấy chục cây số mới tới được trường nên nhiều em nghỉ học, ở nhà lại lấy chồng, lấy vợ sớm. Ông Minh khi ấy là Phó Chủ tịch UBND xã Kiệt Sơn đã đạp xe đích thân đi xin đủ 9 chữ ký của 9 vị chủ tịch xã lân cận cam kết vận động con em trong xã đến trường. Bản cam kết viết tay có 9 chữ ký sau trở thành tiền đề quan trọng để thành lập Trường THPT Thạch Kiệt (tiền thân của Trường THPT Tân Sơn hiện nay).

Ánh sáng của con chữ, học thức đã giúp cho thiếu niên xã Kiệt Sơn nói riêng và huyện Tân Sơn nói chung có động lực vươn lên xây dựng tương lai tốt đẹp hơn. Chất lượng giáo dục đào tạo của huyện không ngừng được nâng cao. Công tác giới thiệu việc làm, đào tạo nghề cho lao động nông thôn được chú trọng. Trong 6 tháng đầu năm 2024, tỷ lệ lao động qua đào tạo, dạy nghề đạt 59,2% (tăng 1,3% so với năm 2023), tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ, chứng nhận đạt 31,8% (tăng 0,9% so với năm 2023).

Xóa bỏ hủ tục, xây dựng nếp sống mới

Các trưởng khu dân cư, người dân xã Thạch Kiệt, huyện Tân Sơn tham gia lớp học phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống do Phòng Dân tộc huyện tổ chức.

Xây dựng nếp sống mới

Năm 2022- 2023, huyện Tân Sơn đã dành nguồn vốn sự nghiệp gần một tỉ đồng để đầu tư cho chương trình giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi. Hàng chục lớp tập huấn, chiến dịch truyền thông, tọa đàm, hội thi đã được tổ chức cho hàng trăm lượt cán bộ, trưởng khu dân cư, đồng bào dân tộc tiếp cận về quy định liên quan đến phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

Về việc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Tân Sơn đã triển khai chương trình trên phạm vi 17/17 xã, 171/172 thôn, bản thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của huyện.

Gặp lại anh Chảo A Chua – Bí thư đoàn khu Mỹ Á, xã Thu Cúc vào những ngày cuối tháng Bảy, anh hồ hởi: Cả khu Mỹ Á bây giờ chỉ còn hai trường hợp kết hôn khi chưa đủ 18 tuổi. Bước tiến vượt bậc so với trước đây đấy”. Khu Mỹ Á có 100% dân số người Mông, nơi đây vốn là “điểm đen” về nghèo đói, hủ tục lạc hậu của huyện miền núi Tân Sơn. Huyện đã dành nhiều nguồn lực, sự quan tâm cho bà con nơi đây để họ thoát nghèo, mang đến gam màu sáng tươi vui hơn làng bản nơi lưng chừng núi này.

“Bản Mông bình yên” ở khu Mỹ Á được triển khai từ năm 2021, với lực lượng công an huyện làm nòng cốt đã góp phần tích cực trong việc tuyên truyền cho bà con đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước; vận động nhân dân từ bỏ hủ tục, xây dựng đời sống mới, bảo vệ an ninh bản làng. Những thầy cúng, thầy mo vốn đại diện cho cái cũ lại tiên phong vận động bà con xóa bỏ hủ tục lạc hậu, học nếp sống mới dưới xuôi. Già làng Sùng A Vang cho biết: “Tôi có 7 người con trai nhưng đến đứa thứ ba, ngoài 20 tuổi tôi mới cho lấy vợ, sinh con. Giờ người dân Mỹ Á cũng không đẻ nhiều con như trước nữa. Đẻ ít còn phát triển kinh tế nuôi dạy con cho tốt”.

Không chỉ tạo dựng nếp sống mới trong văn hóa, lực lượng thanh niên là nòng cốt với phong trào khởi nghiệp. Hiện nay, toàn huyện có trên 10 mô hình khởi nghiệp của thanh niên đang mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là tín hiệu vui, cho thấy những chính sách phát triển giáo dục, xây dựng đời sống văn hóa mới đã phát huy hiệu quả.

Đồng chí Nguyễn Xuân Toản- Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Tân Sơn cho biết: “Xóa bỏ hủ tục tồn tại lâu đời trong đồng bào dân tộc thiểu số là việc làm không dễ, cần phải kiên trì thực hiện nhiều giải pháp phù hợp với cuộc sống và tâm lý, nhận thức của đồng bào. Thời gian tới, huyện tiếp tục huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lấy công tác vận động, tuyên truyền là chính, tập trung vào bảo tồn, lưu giữ giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp nhưng cũng mạnh tay xử lý các hành vi cố tình vi phạm pháp luật để răn đe, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục lạc hậu, kìm hãm sự phát triển kinh tế – xã hội”.

Với sự tập trung nguồn lực cộng hưởng quyết tâm cao độ của cả hệ thống chính trị, Nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số huyện Tân Sơn đang từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống, học tập lối tư duy, làm ăn mới để từ đó xóa bỏ hoàn toàn những hủ tục, tạo đà phát triển cho tương lai.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/xoa-bo-hu-tuc-xay-dung-nep-song-moi-218240.htm

Cùng chủ đề

Tuyên truyền chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho người có uy tín

Thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 1/10, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho 88 người có uy tín của 9 xã: Tam Thanh, Long Cốc, Vinh Tiền, Thu Ngạc, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn.Báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các nội dung...

Điện Biên ưu tiên nguồn lực xây dựng trường, lớp học

Dù điều kiện kinh tế- xã hội còn khó khăn nhưng hằng năm, tỉnh Điện Biên luôn quan tâm dành nguồn lực đầu tư xây dựng thêm trường, lớp, bảo đảm điều kiện học tập cho con em đồng bào các dân tộc thiểu số. Các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị-xã hội tích cực kêu gọi, vận động nguồn lực xã hội hóa làm thêm các phòng học, phòng ở kiên cố góp phần nâng...

Tháo gỡ vướng mắc để hoàn thành Chương trình 1719

Sau 4 năm triển khai thực hiện Quyết định 1719 về phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719), với sự vào cuộc cả hệ thống chính trị, 10 dự án thành phần đã phát huy hiệu quả, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn miền núi, nâng cao chất lượng...

Nâng cao chất lượng đào tạo gắn với đầu tư cơ sở vật chất dạy học

Thời gian qua, bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS), Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú (DTNT) Phú Thọ còn quan tâm đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị, giúp công tác dạy và học thêm hiệu quả.Trường Trung cấp nghề DTNT Phú Thọ được thành lập từ tháng 7/2009, là cơ sở dạy nghề...

Giàng Thị Chở – Nữ Bí thư chi bộ bản Mông tiêu biểu

Hiện thôn Lèng Sảng, xã Má Lé (Đồng Văn) có 10 hộ giàu, 4 hộ nghèo, 5 hộ cận nghèo, còn lại là hộ trung bình; thu nhập bình quân đầu người đạt 22 triệu đồng/năm. Từ năm 2020 đến nay không có tảo hôn, kết hôn cận huyết thống; 100% trẻ em được đi học đúng độ tuổi; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn ổn định... kết quả trên có vai trò quan...

Cùng tác giả

Đề nghị kỷ luật các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Tuyên Quang

 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Tuyên Quang

 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu...

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3”

Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho 107 học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tỉnh đoàn trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho học sinh 3 huyện Hạ...

Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu

Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga đã đi thăm, trao tiền hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu với tổng số tiền là 95 triệu đồng.Hội thăm hỏi và trao tặng số tiền 10 triệu đồng cho gia đình ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông có người thân bị mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu.Đến thăm các gia đình, các...

Xử phạt 32 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu

Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu từ ngày 6/8-30/9, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 81 vụ, trong đó xử lý 32 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng.Đội QLTT số 3 kiểm tra nguồn gốc,...

Cùng chuyên mục

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3”

Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho 107 học sinh và giáo viên có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi thiên tai trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Tỉnh đoàn trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 - 2024” cho học sinh 3 huyện Hạ...

Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu

Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga đã đi thăm, trao tiền hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự cố sập cầu Phong Châu với tổng số tiền là 95 triệu đồng.Hội thăm hỏi và trao tặng số tiền 10 triệu đồng cho gia đình ở xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông có người thân bị mất tích trong sự cố sập cầu Phong Châu.Đến thăm các gia đình, các...

Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 10/2024

Trao hơn 100 suất học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3” 2024-10-02 16:53:00baophutho.vn Chiều 2/10, tại huyện Hạ Hòa, Tỉnh đoàn phối hợp với Báo Tuổi trẻ tổ chức chương trình trao học bổng “Ngăn dòng bỏ học cho học sinh bão số 3 -...Trao tặng 95 triệu đồng hỗ trợ các gia đình có nạn nhân trong sự... 2024-10-02 16:41:00baophutho.vn Ngày 2/10, Hội người Việt Nam tại thành phố Voronhezh, Liên bang Nga...

Trao 150 suất quà hỗ trợ vùng thiên tai Hạ Hòa

Ngày 2/10, Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ thành phố Hải Phòng phối hợp với Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh Phú Thọ đã trao 150 suất quà cho các cựu chiến binh, người có công với cách mạng và người dân của xã Đan Thượng, Văn Lang, Tứ Hiệp và thị trấn Hạ Hòa bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.Lãnh đạo Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ tỉnh và thành phố...

Tuyên truyền chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho người có uy tín

Thực hiện chính sách cho người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số, ngày 1/10, Ban Dân tộc tỉnh đã tổ chức tuyên truyền về chính sách pháp luật và cung cấp thông tin cho 88 người có uy tín của 9 xã: Tam Thanh, Long Cốc, Vinh Tiền, Thu Ngạc, Văn Luông, Minh Đài, Xuân Đài, Kim Thượng, Xuân Sơn thuộc huyện Tân Sơn.Báo cáo viên Ban Dân tộc tỉnh truyền đạt các nội dung...

Những người lưu giữ báu vật của buôn làng

Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song trong những năm qua, đồng bào các buôn làng vẫn nỗ lực gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống như: Nhà sàn, những bộ cồng chiêng, ché rượu cần, trống hgơr, ghế kpan, giường jhưng...Già làng Y Cơi Niê...

Hà Tĩnh, Quảng Bình mưa lớn, đề phòng lũ quét, sạt lở

Trên khu vực Hà Tĩnh, Quảng Bình, từ 5g50 phút đến 10g50 phút ngày 2/10 tiếp tục có mưa với lượng phổ biến ở Hà Tĩnh từ 20-50mm, có nơi trên 100mm, Quảng Bình mưa từ 30-60mm, có nơi trên 120mm.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 5km/h; không có khả năng ảnh hưởng đến vùng ven biển và đất liền...

Người cao tuổi sống vui, sống khỏe

Những năm qua, các cấp Hội Người cao tuổi trên địa bàn tỉnh đã tích cực đẩy mạnh phong trào thi đua tuổi cao gương sáng, với phương châm “Sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc”. Qua đó, phát huy vai trò của người cao tuổi, góp phần xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, xã hội văn minh.Đã thành thói quen, mỗi buổi sáng hằng ngày, các câu lạc bộ (CLB) dưỡng sinh văn nghệ của người...

Vận động chi trả lương hưu qua tài khoản ngân

Thời gian qua, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chi trả an sinh xã hội nói chung và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH nói riêng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó đăng ký nhận chế độ của cá nhân qua tài khoản ngân hàng.Cán bộ BHXH tỉnh...

Vận động chi trả lương hưu qua tài khoản ngân hàng

Thời gian qua, UBND các xã, phường trên địa bàn thành phố Việt Trì đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động để người hưởng lương hưu, trợ cấp Bảo hiểm xã hội (BHXH) về chi trả an sinh xã hội nói chung và chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH nói riêng qua phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt, từ đó đăng ký nhận chế độ của cá nhân qua tài khoản ngân hàng.Cán bộ BHXH tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất