Powered by Techcity

Vui Tết Mường


Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy – một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ là dịp mở hội, vui Xuân, ngày Tết với đồng bào Mường còn là ngày hội ngộ của văn hóa cộng đồng; nơi tình đoàn kết được gắn kết bền chặt, sắt son…

Vui Tết Mường

Rượu cần – nét văn hóa ẩm thực ngày Tết của đồng bào Mường, huyện Tân Sơn.

Đêm cuối cùng của tháng Chạp, làng Chiềng nhỏ (tên gọi của một làng Mường gốc, nay thuộc khu 5, xã Kiệt Sơn) vẫn phủ trong màn sương dày đặc. Từ gian nhà sàn truyền thống, thanh âm trầm bổng của chiếc chiêng cả vọng vang khắp núi rừng. Chừng vài phút sau, khoảng sân nhà văn hoá cộng đồng của làng đã chật kín người. Xúng xính trong trang phục truyền thống, già, trẻ, gái, trai đất Mường bước nối bước quanh làng. Họ chơi thứ nhạc cụ truyền thống của dân tộc mình; ngân vang điệu hát bằng tiếng Mường, mời gọi đất trời đại ngàn về chứng giám: Làng Mường mở hội, đón Tết – khai Xuân.

Đó là nghi thức quan trọng trong phong tục đón Tết của đồng bào Mường huyện Tân Sơn. Chỉ khi chiếc chiêng cả đánh lên ba hồi âm vang khắp bản làng, đất Mường mới chính thức bước sang năm mới, các nghi thức khác trong ngày Tết mới bắt đầu được thực hiện.

Vui Tết Mường

Tục rước vía lúa trong lễ hội xuống đồng của đồng bào Mường tại xã Thu Cúc, huyện Tân Sơn.

Giống như nhiều dân tộc khác cư trú trên mảnh đất cội nguồn, Tết cổ truyền là một trong những lễ hội lớn trong năm của người Mường Tân Sơn. Bởi vậy, từ trước Tết rất lâu, đồng bào Mường đã lên kế hoạch nuôi lợn, nuôi gà, lựa chọn loại gạo nếp, đỗ xanh thật ngon, dành dụm đến Tết để đồ xôi, gói bánh, làm đôi ba vò rượu cần mời khách… theo đúng tập quán sinh hoạt truyền thống “cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui”.

Nghệ nhân Mo Mường Hà Văn Quang (khu 5, xã Kiệt Sơn) cho biết: “Với người Mường, lễ cúng ông bà, tổ tiên là nghi thức quan trọng nhất vào ngày Tết. Bởi vậy, bàn thờ của người Mường vào những ngày này không thể thiếu mâm ngũ quả, đặc biệt là hai cây mía được dựng hai bên bàn thờ (mang ý nghĩa để các cụ chống gậy về với con cháu, dẫn linh hồn tổ tiên từ trên trời về hạ giới). Người Mường quan niệm ăn thế nào thì thờ cúng thế đó, vậy nên trong mâm cỗ cúng sẽ có đủ các món ngày Tết như: Gà luộc, các loại bánh truyền thống (bánh ống, bánh con, bánh sừng bò, bánh tình nhân), rượu ngô, cơm nếp, thịt luộc, cá nướng, trầu cau và mắm muối. Gia đình thờ cúng những ai thì dâng lên bấy nhiêu phần bánh, phần thịt để cúng tổ tiên, thể hiện lòng hiếu kính, tưởng nhớ đến những người đã khuất.

Trong sắc màu văn hoá Tết cổ truyền người Mường, ngoài nghi thức thờ cúng tổ tiên, đánh chiêng mở hội thì văn hoá chúc Tết, “xông nhà”, mời rượu cũng mang nét độc đáo riêng biệt. Coi trọng hiếu lễ, tri ân nên ở làng Mường, nơi đón khách đầu tiên thường sẽ là các gia đình già làng, thầy Mo. Vui say bên vò rượu cần gia chủ mời khách, từng lời chúc sẽ được đối đáp, tỏ bày qua những câu hát Ví, Rang tâm tình, sâu lắng. Tại một số làng Mường trên địa bàn huyện hiện nay, tục phường bùa hát sắc bùa ngày Tết vẫn được đồng bào nơi đây lưu giữ, trao truyền. Theo đó, một đội người Mường trong làng (khoảng 12 người, không kể già, trẻ, gái, trai) biết chơi chiêng và biết hát sẽ tập trung lại thành phường bùa. Sau đêm “chín cối tháng ba” (đêm cuối cùng của tháng Chạp) đánh thức chiêng, họ sẽ đi đến từng nhà, vừa khua chiêng theo nhịp rồi cất tiếng hát. Người Mường quan niệm, tiếng chiêng to, vang, rền hoà cùng lời hát chúc mừng vui tươi, chân thành là sự báo hiệu một năm mới tốt lành, may mắn.5

Vui Tết Mường

Vui Tết Mường

Ngày Tết là dịp để đồng bào Mường huyện Tân Sơn giao lưu văn hoá, thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng.

“Thết năm mởi” (hay còn gọi là Tết năm mới) – cái tết to nhất trong năm của đồng bào Mường, huyện Tân Sơn. Tết bắt đầu từ ngày 27 tháng Chạp và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng (âm lịch). Từ ngày 27-30 tháng Chạp, người Mường sẽ thực hiện những công việc như: Tảo mộ, trồng cây nêu, dọn dẹp nhà cửa, lau rửa công cụ sản xuất… Đây là một hình thức tẩy sạch những bụi bẩn để đón năm mới với hy vọng sẽ gặp nhiều may mắn, an lành. Ngày Tết cuối sẽ kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng (ngày khai hạ). Vào ngày này, người Mường sẽ tổ chức lễ hội xuống đồng (lễ rước vía lúa), cầu mong năm mới mùa màng bội thu, bình an và sung túc. Sau ngày này, việc ăn Tết sẽ chính thức kết thúc và đồng bào Mường bắt đầu ra đồng cày, cấy vụ lúa đầu trong năm.

Tết ở làng Mường là dịp để bản làng tụ hội, để nam nữ gặp gỡ, kết bạn, giao duyên; nơi văn hoá cộng đồng được phát huy, lan tỏa. Bởi vậy, trong những ngày chính của Tết, khắp các Mường đều tổ chức hoạt động văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí hấp dẫn, mang nét đặc sắc riêng của dân tộc. Từ già, trẻ, gái, trai, ai nấy đều chọn cho mình những trang phục đẹp nhất để đi trẩy hội, vui Xuân. Không khí vui tươi, nhộn nhịp rực sắc Xuân hiện hữu trên khắp bản Mường.

Là huyện miền núi có tỷ lệ đồng bào dân tộc Mường chiếm trên 70% dân số, những năm qua, để gìn giữ và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong phong tục đón Tết cổ truyền của đồng bào Mường, UBND huyện Tân Sơn đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo Phòng Văn hoá và Thông tin huyện hướng dẫn các xã trên địa bàn tổ chức đa dạng hoạt động giao lưu văn hoá mừng Đảng, mừng Xuân gắn liền với việc gìn giữ và phát huy nét đẹp văn hoá Tết cổ truyền của đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn nói chung và đồng bào Mường nói riêng. Nổi bật như: Tổ chức lễ hội xuống đồng (gắn với tục rước vía lúa) tại xã Thu Cúc, lễ hội Đền Cửa Thánh tại xã Thạch Kiệt; tổ chức các hoạt động giao lưu văn hoá, thể thao, vui chơi giải trí mang bản sắc dân tộc Mường (như hát Ví, hát Rang, múa sinh tiền, đánh cồng chiêng, chàm đuống; bắn nỏ, ném còn, đu đà,…).

Tháng Giêng – những ánh nắng mang hơi Xuân rực rỡ về trên từng nóc nhà sàn. Trong men rượu nồng ấm, tiếng chiêng rộn ràng, bản Mường hoà chung câu hát vui Xuân. Không chỉ đơn thuần là ngày hội vui, gìn giữ và phát huy nét đẹp Tết cổ truyền là cách mà đồng bào Mường nơi đây đang tiếp nối linh hồn, bản sắc văn hoá của dân tộc.

Bích Ngọc



Nguồn: https://baophutho.vn/vui-tet-muong-227194.htm

Cùng chủ đề

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Cùng tác giả

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Công ty CP TASA GROUP tổ chức hội nghị người lao động năm 2025

Ngày 7/2, Công ty CP TASA GROUP tổ chức gặp mặt đầu Xuân Ất Tỵ và hội nghị người lao động năm 2025 nhằm đánh giá, tổng kết công tác sản xuất, kinh doanh năm 2024 và triển khai kế hoạch năm 2025.Lãnh đạo Công ty tổ chức gặp mặt, mừng tuổi đầu Xuân.Năm 2024, Công ty CP TASA GROUP đã khắc phục những khó khăn trong sản xuất, kinh doanh và đạt nhiều kết quả đáng ghi nhận....

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Cùng chuyên mục

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Tin nổi bật

Tin mới nhất