Powered by Techcity

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao


Trong bộ trang phục truyền thống của các dân tộc vùng cao, chiếc vòng bạc trắng là trang sức quan trọng không thể thiếu. Những chiếc vòng bạc không chỉ đơn thuần thể hiện sự sang trọng của người đeo, khả năng thực hành nghề của người chế tác mà còn mang nhiều ý niệm về tín ngưỡng và văn hóa truyền thống độc đáo, đặc sắc.

Cao Bằng có nhiều dân tộc cùng cư trú trên địa bàn: Tày, Nùng, Mông, Dao, Lô Lô… Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán khác nhau, theo đó, trang phục cũng có những nét độc đáo riêng biệt. Đi kèm với những bộ trang phục truyền thống, người phụ nữ còn có nhiều loại trang sức như: vòng cổ, vòng tay, vòng chân, vòng đeo tai… Nhưng dễ nhận thấy nhất là chiếc vòng cổ, vòng thường được làm bằng bạc, phần lớn do chính bàn tay người dân tộc nơi đây tự chế tác bằng những phương pháp thủ công truyền thống và được sử dụng lâu đời. Song, mỗi dân tộc có cách đeo vòng khác nhau, có dân tộc chỉ đeo một chiếc vòng để tạo sự hài hòa với bộ trang phục, một số dân tộc đeo nhiều vòng hơn để tạo điểm nhấn và thể hiện tín ngưỡng độc đáo của họ.

Với người Dao Tiền, ngoài những chiếc cúc bạc trên ngực áo, chiếc túi đựng trầu đính hoa bạc, họ còn đeo nhiều vòng cổ, có khi từ 5 – 7 chiếc tăng dần về kích cỡ, không khép kín, ở hai đầu nối gần chục chuỗi bạc dài buông gần hết ngực để điểm xuyết cho bộ trang phục dân tộc thêm đặc sắc. Bà Chu Thị Nen, xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình) cho biết: Chiếc vòng bạc trắng của dân tộc chúng tôi không chỉ dùng để làm đẹp mà còn biểu hiện mối quan hệ chặt chẽ của các thành viên trong gia đình, cộng đồng và được trân trọng, gìn giữ, lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Theo quan niệm của người Dao Tiền, khi cô gái về nhà chồng, ngoài trang phục tự làm, bộ vòng bạc trắng là sính lễ không thể thiếu bên cạnh những lễ vật có giá trị khác. Những trang sức này sẽ được giữ lại như bảo vật của gia đình, dòng họ và sẽ trao truyền cho con cháu sau này. Ngoài ra, bạc còn để chống gió độc, trừ tà ma, mang lại sức khỏe và những điều tốt lành. Vì vậy, chiếc vòng bạc đeo cổ còn được chọn làm món quà ý nghĩa để người lớn tặng cho trẻ, với mong ước con luôn khỏe mạnh và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Vòng bạc trắng tô điểm trang phục các dân tộc vùng cao

Chiếc vòng bạc là điểm nhấn khi người phụ nữ Dao Tiền mặc trang phục truyền thống.

Khác với người Dao Tiền, trang phục phụ nữ Tày giản dị, trang nhã, thể hiện tính cách chân thành, trầm lắng và sâu sắc. Để tạo nên độ sáng lấp lánh trên nền áo chàm truyền thống, phụ nữ Tày thường chỉ đeo một chiếc vòng bạc vừa đủ. Vòng cổ của người Tày thường là vòng tròn trơn, không có hoa văn chạm trổ và được đúc hoàn toàn bằng bạc đặc. Mỗi chiếc vòng thường có trọng lượng từ 200 – 500g. Đặc biệt chiếc vòng cổ của phụ nữ Tày được làm rộng hơn vòng cổ của một số dân tộc khác. Trẻ em Tày khi mặc trang phục truyền thống cũng thường đeo vòng cổ, tuy nhiên, vòng của trẻ em nhỏ hơn nhiều so với người lớn. Đồng bào Tày quan niệm, cho trẻ đeo vòng cổ nhằm khóa linh hồn đứa trẻ, không cho hồn vía đi lạc và giúp trẻ không đau ốm, khóc vặt. Bên cạnh đó, chiếc vòng cổ bằng bạc còn là của hồi môn của ông bà, bố mẹ dành cho con, cháu khi về nhà chồng, mong con cháu luôn mạnh khỏe, hạnh phúc, may mắn và được thần linh phù hộ trong cuộc sống.

Người Dao Đỏ có trang phục mang những nét riêng trong cách tạo bố cục, bài trí, thể hiện sự sáng tạo, tinh tế trên từng đường kim mũi chỉ. Trong đó, phải kể đến những chiếc vòng bạc trắng quý giá được đính kèm trên bộ trang phục truyền thống tạo nên sự độc đáo không lẫn vào đâu được. Phụ nữ Dao Đỏ thường đeo từ 1 – 2 chiếc vòng bạc bản to, do chính tay người dân tộc nơi đây tự chế tác. Để làm ra một chiếc vòng bạc đặc, người thợ phải mất từ 2 – 3 ngày đun chảy bạc, tạo khuôn, tạo hình và trang trí ra một sản phẩm chất lượng.

Không giống với các dân tộc khác, người Dao Đỏ quan niệm rằng người phụ nữ khi đi lấy chồng sẽ chăm lo cho gia tiên nhà chồng nên được mẹ chồng gửi gắm trách nhiệm thông qua chiếc vòng bạc mà họ đeo. Những chiếc vòng vừa là của hồi môn cũng là thước đo giá trị tình cảm của mẹ chồng, nàng dâu. Bạc không chỉ là trang sức tạo điểm nhấn cho trang phục truyền thống, có nhiều bạc còn thể hiện sự giàu có, no đủ, được phù hộ khỏe mạnh, gia đình thịnh vượng, hạnh phúc, mang lại may mắn và tài lộc cho người đeo.

Ngày nay, trước sự giao thoa mạnh mẽ của văn hóa, cuộc sống các dân tộc vùng cao có nhiều đổi thay, mỗi người có thể tự mua sắm cho mình trang sức quý giá, đắt tiền, nhưng những chiếc vòng bạc đeo cổ vẫn là thứ không thể thiếu điểm xuyến cho bộ trang phục truyền thống các dân tộc thêm rực rỡ, đặc sắc. Điều đó không chỉ thể hiện giá trị nghệ thuật, tín ngưỡng mà còn góp phần quan trọng trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc.

Thanh Tú/Báo Cao Bằng



Nguồn: https://baophutho.vn/vong-bac-trang-to-diem-trang-phuc-cac-dan-toc-vung-cao-224718.htm

Cùng chủ đề

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất