Powered by Techcity

Về “Thủ đô văn nghệ kháng chiến” nghe chuyện sáng tác bài “Bầm ơi”


Những ngày đầu tháng 6, chúng tôi về xã Gia Điền, huyện Hạ Hòa. Nơi đây được biết đến là “Thủ đô” của nền văn nghệ kháng chiến Việt Nam; nơi đóng trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam, địa điểm dừng chân của các nhà thơ, họa sĩ, nhạc sĩ nổi tiếng như Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi, Ngô Tất Tố, Nam Cao, Kim Lân, Xuân Diệu, Huy Cận, Hoài Thanh, Nguyễn Huy Tưởng, Tô Ngọc Vân… trong hành trình lên Việt Bắc. Đặc biệt, đây cũng là nơi được các văn nghệ sĩ cho ra đời những tác phẩm văn nghệ được lưu truyền cùng với thời gian, trong đó tiêu biểu có bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu.

Về Thủ đô văn nghệ kháng chiến nghe chuyện sáng tác bài

Đoàn công tác Liên hiệp các hội Văn học nghệ thuật Việt Nam, Báo Văn nghệ bên tấm bia ghi dấu nơi ra đời của Báo Văn nghệ.

“Bầm ơi có rét không bầm?

Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn

Bầm ra ruộng cấy bầm run

Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non

Mạ non bầm cấy mấy đon

Ruột gan bầm lại thương con mấy lần

Mưa phùn ướt áo tứ thân

Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu!..”.

(Trích bài “Bầm ơi” – Tố Hữu)

Vừa ngâm nga những câu thơ trong bài thơ “Bầm ơi” của nhà thơ Tố Hữu, tôi vừa theo chân đồng chí Nguyễn Tiến Phúc – Bí thư Đảng ủy xã Gia Điền đến thăm Nhà bia lưu niệm nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam năm 1948 và gia đình ông Phùng Khắc Tiền – cháu nội bủ Gái, nhân vật trong bài thơ “Bầm ơi”.

Trong câu chuyện với đồng chí Nguyễn Tiến Phúc và ông Phùng Khắc Tiền, được biết: Vào khoảng những năm 1947-1948, nhà thơ Tố Hữu cùng với cơ quan Văn nghệ Việt Nam do ông phụ trách đóng ở xóm Gốc Gạo, xã Gia Điền, ở tại nhà bà cụ Gái. Ở địa phương, người ta vẫn thường gọi người già là “bủ”, mẹ thì được gọi là “bầm”. Các nhà văn, nhà thơ đều gọi bủ Gái là bầm xưng con. Có đoàn cán bộ về nhà, bà cụ Gái dọn xuống bếp ở để nhường gian nhà trên cho các văn nghệ sĩ sáng tác và làm việc. Ngày ngày, bủ Gái đi làm nương, làm đồng, trồng sắn, hái măng. Tối về các văn nghệ sĩ cứ nghe thấy tiếng khóc thút thít của bủ Gái ở trong bếp. Hỏi ra mọi người mới biết bủ khóc vì quá nhớ thương người con trai đi vệ quốc lâu ngày không thấy tin tức gì. Mọi người bàn nhau viết bức thư giả của anh con trai gửi về cho bủ Gái. Theo yêu cầu của mọi người, nhà thơ Tố Hữu đã sáng tác bài thơ “Bầm ơi” rồi đọc cho bủ Gái nghe. Trước đó, mọi người cũng đã bảo nhau nói dối đây là thơ của anh Khải (con trai bủ Gái) mới gửi về.

Với lời thơ dung dị, gần gũi, tình cảm, bài thơ “Bầm ơi” khi đó đã đem lại ý nghĩa tinh thần to lớn, giúp bủ Gái nguôi ngoai nỗi nhớ con trai. Tưởng rằng, bức thư bằng thơ ấy chỉ dành riêng cho bầm Gái thôi nhưng ai ngờ rằng, ngoài chiến trường xa xôi, ác liệt khắp các chiến khu Việt Bắc, những chiến sĩ chiến đấu xa nhà đã chép bài thơ để gửi về cho mẹ của mình ở quê nhà đang ngày đêm mong tin con.

Về Thủ đô văn nghệ kháng chiến nghe chuyện sáng tác bài

Nhà bia lưu niệm nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam, nơi khai sinh ra Báo Văn nghệ được được xây dựng mới khang trang hơn.

Thấm thoắt đã gần 80 năm kể từ những ngày đầu đoàn văn nghệ sĩ đến làm việc tại Gia Điền. Từ đó đến nay, liên tục có các chuyến trở về nguồn của các lớp văn nghệ sĩ sau này, thăm lại cái nôi của nền văn nghệ Việt Nam, của báo chí văn nghệ, nơi các văn nghệ sĩ hàng đầu đất nước đã có những năm tháng sống và sáng tác trong điều kiện kháng chiến vô cùng khó khăn, thiếu thốn. Bên cạnh đó là các hoạt động tình nghĩa nhằm tri ân mảnh đất năm xưa nuôi dưỡng bao tâm hồn văn nghệ sĩ như: Tặng quà, sách báo, xây dựng Nhà bia lưu niệm nơi đặt trụ sở đầu tiên của Hội Văn nghệ Việt Nam, nơi khai sinh ra Báo Văn nghệ với tổng trị giá hơn 500 triệu đồng… Đặc biệt, khi đoàn công tác thăm lại nơi đây, các đồng chí cán bộ, cùng đại diện người dân xã Gia Điền đều nhắc nhớ những kỉ niệm xưa với các văn nghệ sĩ tên tuổi, đặc biệt nhà thơ Tố Hữu với bài thơ nổi tiếng “Bầm ơi” và câu chuyện bủ Gái, nguyên mẫu người mẹ trong bài thơ ở xóm Gốc Gạo, đã nhường căn nhà tranh vách đất cho Hội Văn nghệ Việt Nam lúc ấy.

Mảnh đất Gia Điền rất tự hào còn được chọn làm nơi dừng chân của một số vị lãnh tụ và cơ quan của Trung ương, của tỉnh như: Đồng chí Trường Chinh ở nhà ông Nhạ (khu 5), đồng chí Phạm Văn Đồng và vợ ở nhà ông Quỹ (khu 2), là nơi Tạp chí Văn nghệ (tiền thân của Báo Văn nghệ ngày nay) đã ra số báo đầu tiên. Tiếp nối những truyền thống đó, vào tháng 10/2023, Báo Văn nghệ và xã Gia Điền cũng đã ký bản giao ước kết nghĩa, cam kết xây dựng mối quan hệ tình nghĩa, lâu dài để cùng hỗ trợ, giúp đỡ nhau trên con đường xây dựng và phát triển.

Hiện nay, UBND xã Gia Điền đang kết hợp với Hội Nhà văn, Báo Văn nghệ xây dựng quy hoạch thành lập Khu nhà bia Hội Nhà văn gồm: Bia tưởng niệm, nhà bủ Gái, nhà khách và tổng thể khuôn viên sân vườn, hướng đến là điểm đến lịch sử, văn hóa thu hút tại địa phương.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/ve-thu-do-van-nghe-khang-chien-nghe-chuyen-sang-tac-bai-bam-oi-213274.htm

Cùng chủ đề

“Kho báu” Dị Nậu

Huyện Tam Nông có làng Dị Nậu xưa gọi là Kẻ Núc thuộc trung tâm bộ lạc Văn Lang thời đại Hùng Vương. Vốn là làng Việt cổ, nên từ xa xưa, các bậc tiền nhân đã xây dựng trên mảnh đất này nhiều đền, chùa, miếu mạo, am nghè và những công trình công cộng mà nay trở thành hệ thống di sản lịch sử văn hoá thiêng liêng của người dân trong vùng. Làng lại được bao...

Áo dài đón Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, nhiều người đã chọn cho mình những chiếc áo dài duyên dáng xuống phố chụp ảnh, lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi Tết đến Xuân về.Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo dài truyền thống “check-in” ở dãy nhà 5 tầng với diện mạo xưa cũ, chợ thành phố mang hơi hướng hoài...

Nở rộ dịch vụ thuê áo dài cận Tết

Chỉ còn hơn 10 ngày nữa là đến Tết Nguyên đán, tranh thủ thời tiết nắng đẹp, nhiều người đã chọn cho mình những chiếc áo dài duyên dáng xuống phố chụp ảnh, lưu giữ những kỷ niệm đẹp khi Tết đến Xuân về.Những ngày này, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô gái diện áo dài truyền thống “check-in” ở dãy nhà 5 tầng với diện mạo xưa cũ, chợ thành phố mang hơi hướng hoài...

“Check-in” Tết sớm

Còn 20 ngày nữa mới đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 nhưng trào lưu “check-in” Tết đã rất rầm rộ trong cộng đồng, nhất là giới trẻ. Tại nhiều góc phố, quán cà phê, chợ hoa Tết hay các điểm du lịch, di tích lịch sử... nhiều người đã chọn cho mình các phong cách khác nhau để chụp ảnh đón Tết.Nhiều bạn trẻ lựa chọn các di tích lịch sử để lưu lại những bộ ảnh đẹp...

Sẵn sàng khai hội Đền Mẫu Âu Cơ

Một trong những lễ hội Xuân được đón chờ nhất tại huyện Hạ Hòa là Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa với nhiều hoạt động mang ý nghĩa lịch sử, văn hóa đặc sắc. Đến nay, công tác chuẩn bị đang được hoàn tất, sẵn sàng đón Nhân dân và du khách đến tham quan, chiêm bái vào dịp Tết Nguyên Đán Ất Tỵ 2025.Người dân xã Hiền Lương trang hoàng đường...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất