Powered by Techcity

Về thăm “xã trường thọ”


Người dân huyện Hạ Hòa hay ví xã Đan Thượng là vùng đất của “sự trường thọ”. Nơi đây, theo thống kê, xã có 14 cụ sống hơn một thế kỷ, số cụ 80, 90 tuổi nhiều không đếm xuể. Trong đó, cụ ông Ma Văn Thọ năm nay 112 tuổi, chỉ kém cụ bà người Tây Ban Nha hiện đang nắm giữ Kỷ lục Guinness “Người lớn tuổi nhất thế giới còn sống” 5 tuổi.

Về thăm “xã trường thọ”

Cụ ông Ma Văn Thọ ở khu 2, xã Đan Thượng là người sống thọ nhất của huyện Hạ Hòa tính đến thời điểm hiện tại. Cụ Thọ vẫn có thể nói chuyện, minh mẫn dù tuổi đã rất cao

Về Đan Thượng, hỏi thăm cụ ông Ma Văn Thọ và bà Vũ Thị Tý ở khu 2 là không ai không biết. Sở dĩ cặp vợ chồng già nổi tiếng khắp vùng là bởi vì họ đều đã trên 100 tuổi, nắm giữ kỷ lục sống thọ nhất của xã Đan Thượng và huyện Hạ Hòa. Cụ ông Ma Văn Thọ đã 112 tuổi, cụ bà Vũ Thị Tý 102 tuổi.

Về thăm “xã trường thọ”

Cụ ông Ma Văn Thọ và cụ bà Vũ Thị Tý quây quần bên con cháu trong Lễ Mừng thọ tuổi 100

Sống hơn một thế kỷ, hai ông bà trải qua gần như đầy đủ những thăng trầm biến thiên của đất nước và lịch sử. Theo lời kể của ông Mai Thanh Trì – người con trai thứ ba của hai cụ: “Bố tôi từng là dân công hỏa tuyến, tham gia tuyến đường vận chuyển lương thực, đạn dược lên chiến trường Điện Biên Phủ. Thời còn niên thiếu, từng được bố kể lại về quãng thời gian hào hùng mà gian khổ đó”.

Hai cụ hiện nay tuổi đã cao, chân yếu, mắt mờ nhưng đầu óc vẫn còn minh mẫn. Đến thăm căn phòng nhỏ của hai ông bà, đồ đạc được xếp ngăn nắp, giữa hai chiếc giường kê một cái bàn để đồ dùng cá nhân, căn phòng luôn gọn gàng, sạch sẽ. Mới chỉ khoảng một năm trước, hai cụ vẫn tự ăn uống, vệ sinh cá nhân mà không phiền đến con cháu. Năm nay, sức khỏe yếu hơn nên ông bà mới để con cháu phục vụ.

Chia sẻ về bí quyết sống thọ, khỏe mạnh của cha mẹ mình, ông Mai Thanh Trì cho biết: Ông bà từ thời trẻ đã ít ốm đau, bệnh tật. Đặc biệt, hai cụ có lối sống rất gọn gàng, sạch sẽ. Từ thuở còn cơm cháo nuôi các con, bố mẹ đã có thói quen ăn uống đúng giờ. Bát đũa, nồi niêu hết bữa là phải rửa ngay, không bao giờ có chuyện để đến hôm sau. Sinh hoạt sạch sẽ, ngăn nắp, có giờ giấc đã trở thành nền nếp gia đình. Ông bà luôn rèn con, rèn cháu từ những việc nhỏ nhất”.

Về thăm “xã trường thọ”

Cụ bà Ngô Thị Điệm ở khu 11, xã Đan Thượng ở tuổi 102 nhưng mắt sáng, giọng nói rõ.

Để minh chứng thêm cho danh xưng “xã trường thọ”, đồng chí phụ trách văn hóa xã Đan Thượng dẫn tôi đến nhà cụ bà Ngô Thị Điệm ở khu 11. Cụ Điệm năm nay đã 102 tuổi. Vào đến nhà, chúng tôi gặp cụ bà mặc áo hoa, đầu vấn khăn nhung, tóc bạc, dáng lưng còng quét sân ở cổng. Thoạt nhìn, tôi những tưởng cụ mới chỉ khoảng 80.

Về thăm “xã trường thọ”

Cụ vẫn hằng ngày quét sân, nhổ cỏ vườn đỡ đần con cháu việc nhà

Thấy khách đến, con dâu cụ nói vọng to: “Bà ơi, có khách đến!” rồi quay lại chúng tôi đon đả: “Cụ hơn 100 tuổi rồi mà vẫn quét nhà, nhổ cỏ vườn. Sức khỏe tốt lắm, mỗi cái nặng tai thôi”. Ông Phí Văn Hùng là con trai thứ ba của cụ Điệm dắt người mẹ lưng còng ngồi xuống chiếc võng trước hiên nhà. Mái tóc cụ Điệm đã bạc được vấn gọn gàng trên đầu, đặc biệt, đôi mắt vẫn sáng, giọng nói rõ ràng.

Ông Hùng kể: “Mẹ tôi có 7 người con, khoảng 50 cháu, chắt. Đến bây giờ, bà vẫn tự vệ sinh cá nhân, ăn uống, giặt giũ quần áo mà không cần con cháu đỡ đần. Đôi khi, ngỏ ý muốn đỡ đần mà mẹ tôi cũng không cho. Sáng nào, bà cũng quét sân, nhổ cỏ ở hàng cây cảnh và ngoài vườn rau”.

Về thăm “xã trường thọ”

Cụ bà Ngô Thị Điệm quây quần bên con cháu trong Lễ Mừng thọ tuổi 100

Cụ Điệm có người con trai cả là liệt sĩ Phí Văn Thành đã hy sinh năm 1974 tại chiến trường Miền Nam. Đến giờ, gia đình vẫn chưa tìm được phần mộ. Đây là ước nguyện đau đáu cả đời của cụ bà Ngô Thị Điệm. Người nhà kể, nhiều khi ngồi không nhớ đến con, cụ lại bảo: “Chưa tìm được anh, mẹ chưa đi được đâu các con ạ”.

Sống trọn vẹn hơn một thế kỷ, trải qua biết bao thăng trầm cùng lịch sử đất nước. Các bậc “bách niên giai lão” như cụ Thọ, cụ Tý, cụ Điệm đã trải qua mưa bom bão đạn của hai cuộc chiến tranh, góp phần công sức bảo vệ quê hương, đất nước. Ở tuổi xế chiều, các cụ vẫn cố gắng tự phục vụ bản thân, lao động trong khả năng cho phép. Đó thật sự là tấm gương sáng, điểm tựa tinh thần của con cháu.

Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi cũng được xã Đan Thượng quan tâm, chú trọng. Đồng chí Vũ Đức Quý – Chủ tịch Hội người cao tuổi xã cho biết: “Hằng năm hội người cao tuổi phối hợp với chính quyền tổ chức thăm hỏi, động viên vào các dịp lễ mừng thọ, ốm đau đột xuất với tổng số tiền trên 20 triệu đồng. Ngoài ra, xã còn tổ chức khám sức khỏe, thành lập các câu lạc bộ người cao tuổi, tạo sân chơi rèn luyện sức khỏe, thể chất, tinh thần giúp các cụ sống lâu sống khỏe”.

Chú ý ăn uống đầy đủ, đúng giờ, giữ thói quen sinh hoạt sạch sẽ, chăm làm, chịu khó, yêu lao động… là những bí quyết sống thọ, sống khỏe của các bậc “bách niên giai lão” ở xã Đan Thượng. Về với Đan Thượng, không chỉ thăm thú cảnh quan vùng đất giáp ranh với tỉnh bạn Yên Bái mà còn để nghe câu chuyện về các cụ già sống hơn thế kỷ, quả thật đúng với danh xưng “xã trường thọ” của vùng đất mẹ Âu Cơ.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/ve-tham-xa-truong-tho-217162.htm

Cùng chủ đề

Điểm tựa vững chắc cho người cao tuổi

Xuất phát từ nhu cầu thực tế tại các cộng đồng, mô hình Câu lạc bộ (CLB) “Liên thế hệ tự giúp nhau” trên địa bàn tỉnh trong thời gian qua đã chứng tỏ được hiệu quả rõ rệt trong việc phát huy vai trò của người cao tuổi. Mô hình này không chỉ giúp nâng cao chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi (NCT) mà còn góp phần quan trọng trong việc xây dựng một cộng đồng...

Thanh Sơn quan tâm thực hiện chính sách dân số

Xác định đầu tư cho nguồn lực con người là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã bám sát các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cùng với sự quan tâm chỉ đạo của chính quyền địa phương, tập trung triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu, phù hợp với điều kiện thực tiễn. Nhờ đó, công tác dân số...

Tăng cường khuyến sinh để người dân không ngại sinh con

Mức sinh giảm, tốc độ già hóa dân số nhanh còn tạo áp lực lớn cho hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi, nhân lực và chi phí lớn để chăm sóc người cao tuổi.Nhân viên y tế cho trẻ uống vitamin AViệt Nam đã xuất hiện xu thế mức sinh xuống thấp, thậm chí thấp nhất trong lịch sử từ trước đến nay vào năm 2023 khi mức sinh ước tính là 1,96 con/phụ nữ và dự...

Người cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống hạnh phúc

Toàn tỉnh hiện có hơn 240.000 người cao tuổi (NCT) trong đó có hơn 220.000 hội viên Hội NCT. Xác định chăm sóc, phát huy vai trò NCT là trách nhiệm của các cấp, các ngành, địa phương, mỗi cá nhân và cộng đồng, thể hiện truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, những năm qua, các cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung chăm lo đời sống vật chất, tinh thần để NCT sống...

Những người lưu giữ báu vật của buôn làng

Xã Yang Mao, huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk có 6 buôn đồng bào dân tộc tại chỗ (gồm 1 buôn đồng bào Êđê và 5 buôn M’nông) với 4.862 khẩu.Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn song trong những năm qua, đồng bào các buôn làng vẫn nỗ lực gìn giữ những di sản văn hóa truyền thống như: Nhà sàn, những bộ cồng chiêng, ché rượu cần, trống hgơr, ghế kpan, giường jhưng...Già làng Y Cơi Niê...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Tin nổi bật

Tin mới nhất