Powered by Techcity

Vận động Nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh


Phú Thọ – vùng Đất Tổ, miền đất cội nguồn dân tộc, nơi các Vua Hùng dựng nước Văn Lang – Nhà nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam nằm ở trung tâm của nền văn minh sông Hồng, nơi đây lưu giữ nhiều di sản văn hóa truyền thống gắn liền với chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, là nguồn lực để Phú Thọ phát triển kinh tế – xã hội theo hướng xanh, hài hòa, bản sắc và hạnh phúc; đảm bảo phát triển hài hòa giữa kinh tế với văn hóa, gắn với thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, cải thiện mọi mặt đời sống Nhân dân.

Vận động Nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh

Các thế hệ của phường Xoan An Thái, thành phố Việt Trì tích cực bảo tồn, phát huy giá trị di sản Hát Xoan Phú Thọ.

Phú Thọ hiện có 1.372 di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được lưu giữ, trong đó 326 di tích lịch sử văn hóa được Nhà nước xếp hạng, 345 di tích thờ Hùng Vương và các nhân vật thời Hùng Vương, 30 di tích liên quan đến Hát Xoan, 5 bảo vật Quốc gia.

Toàn tỉnh có trên 650 di sản văn hóa phi vật thể (DSVHPVT) đã được kiểm kê, nhận diện và phân loại, trong đó nhiều lễ hội đã trở thành biểu tượng văn hóa tâm linh, độc đáo: Lễ hội Đền Hùng, Lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ, Lễ hội Đình Đào Xá, Lễ hội Đình Thạch Khoán, Lễ hội Đền Lăng Sương, Lễ hội Đền Du Yến, hội Trò Trám Tứ Xã, hội Xoan Kim Đức, Phượng Lâu… Đặc biệt có 2 DSVHPVT đại diện của nhân loại được UNESCO vinh danh là Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ và Hát Xoan Phú Thọ.

Phú Thọ cũng đã phối hợp với các tỉnh, thành phố hoàn thiện hồ sơ DSVHPVT “Mo Mường” đệ trình UNESCO ghi danh vào danh sách DSVHPVT cần bảo vệ khẩn cấp và DSVHPVT “Nghệ thuật Chèo” vào danh sách DSVHPVT đại diện của nhân loại.

Hoạt động kiểm kê, rà soát, đánh giá hiện trạng di tích lịch sử văn hóa, lập hồ sơ, dự án đề nghị xếp hạng, đầu tư, tôn tạo, tu bổ di tích được thực hiện thường xuyên. Văn hóa phi vật thể của đồng bào dân tộc thiểu số được quan tâm bảo tồn, phục dựng, phát huy giá trị. Các lễ hội truyền thống, diễn xướng, trò chơi dân gian, phong tục, tập quán, nếp sống đẹp của đồng bào đã và đang được tích cực nghiên cứu, sưu tầm, khôi phục, bảo vệ.

Một số đơn vị cấp huyện đã ban hành các nghị quyết, đề án bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống phù hợp với thực tiễn địa phương như Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Thủy… Xây dựng, ban hành đề án kiểm kê, sưu tầm, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn giai đoạn 2021-2025 nhận được sự đồng thuận, hưởng ứng của các tầng lớp Nhân dân, huy động các nguồn lực tham gia gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường.

Vận động Nhân dân tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, góp phần xây dựng tỉnh giàu đẹp, văn minh

Đồng bào Mường huyện Thanh Sơn tích cực giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc.

Đến nay, Phú Thọ đã có 1.064 di tích được kiểm kê, 205/326 di tích đã được xếp hạng được đề xuất tu bổ. 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn có di tích xếp hạng đã thành lập ban quản lý di tích cấp xã. Đây là nguồn tài nguyên du lịch văn hóa tiềm năng để xây dựng thành những sản phẩm du lịch văn hóa đặc trưng, hấp dẫn du khách trong nước và quốc tế.

Nhiều phương thức tuyên truyền đã được thực hiện hiệu quả, các mô hình “Dân vận khéo” đã góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ. Phát huy hoạt động của các tổ công nghệ số cộng đồng, triển khai ứng dụng công nghệ, chuyển đổi số vào hoạt động quảng bá di sản văn hóa, xây dựng hệ thống mã QR nhanh chóng đáp ứng nhu cầu tìm hiểu thông tin của du khách trên các nền tảng thông tin; duy trì và hoàn thiện website: https://www.ditichphutho.vn đăng tải thông tin di tích lịch sử văn hoá, địa chỉ đỏ trên địa bàn tỉnh; xây dựng mô hình thanh niên tham gia chuyển đổi số phục vụ công tác quảng bá, giới thiệu các địa chỉ đỏ, địa chỉ văn hóa, du lịch tâm linh trên địa bàn tỉnh.

Trong hoạt động giáo dục thế hệ trẻ, phát huy hiệu quả vai trò các nghệ nhân trong việc truyền dạy và thực hành Hát Xoan cho các hạt nhân văn nghệ của các câu lạc bộ Hát Xoan, hát dân ca Phú Thọ nhằm bảo tồn, phát huy giá trị của Hát Xoan trong cộng đồng, khơi dậy tình yêu trong thế hệ trẻ, tạo lực lượng kế cận, sức lan tỏa mạnh mẽ của

Hát Xoan trên địa bàn tỉnh. 100% các trường tiểu học, THCS, THPT trên địa bàn tỉnh tích cực thực hiện mô hình “Trường học gắn với di sản”.

Công tác thực hiện nếp sống văn minh trong tổ chức lễ hội, bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa được chỉ đạo thường xuyên, theo đúng quy định pháp luật, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, bảo đảm giữ gìn vệ sinh môi trường. Vận động Nhân dân có trách nhiệm trong việc bảo tồn, phục dựng, phát huy các di sản văn hóa; vận động xã hội hóa bảo vệ, tu bổ, phát huy giá trị di tích đạt kết quả tích cực; cùng với sự đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước đã bảo tồn, giữ gìn di tích, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống trong cộng đồng. Kịp thời ngăn chặn việc xâm hại di tích lịch sử văn hóa, hạn chế việc lợi dụng tín ngưỡng để hành nghề mê tín dị đoan và các hành vi thiếu văn hóa khi tham gia hoạt động lễ hội tại di tích.

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng, giữ gìn, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát huy giá trị văn hóa và sức mạnh con người Đất Tổ, song song với vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của dân tộc, cần tuyên truyền sâu rộng Luật Di sản văn hóa và các văn bản pháp luật liên quan, nâng cao nhận thức cho cán bộ, Nhân dân về vai trò, ý nghĩa, trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, đáp ứng nhu cầu về văn hóa ngày càng cao của Nhân dân.

Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm giới thiệu vùng Đất Tổ gắn với phát huy giá trị DSVHPVT “Tín ngường thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ”, “Hát Xoan Phú Thọ” trong vùng Thủ đô và cả nước để phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa vùng Đất Tổ, đồng thời xây dựng thương hiệu du lịch “Phú Thọ – Về với cội nguồn dân tộc”. Chú trọng giáo dục lịch sử, văn hóa quê hương cho học sinh thông qua học tập, tham quan, các hoạt động trải nghiệm tại các bảo tàng, di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn tỉnh. Nhân rộng các mô hình, điển hình, kịp thời biểu dương khen thưởng, động viên các tập thể, cá nhân có thành tích trong bảo tồn, phát huy các giá trị lịch sử văn hóa, góp phần xây dựng và phát triển văn hóa vùng Đất Tổ.

Phát huy trách nhiệm giám sát của cộng đồng, ngăn chặn kịp thời việc lấn chiếm, xâm hại hành lang bảo vệ di tích, xâm hại di tích. Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo tồn, phát huy giá trị DSVH. Phối hợp với các tổ chức chính trị – xã hội trong công tác quản lý, tu bổ, tôn tạo di tích, vệ sinh cảnh quan môi trường tại các di tích. Phấn đấu đến năm 2030, xây dựng tỉnh Phú Thọ trở thành điểm đến xanh, sạch, đẹp, thân thiện môi trường; ngành Du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Phát triển Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Nguyễn Thị Thanh Huyền

Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy



Nguồn: https://baophutho.vn/van-dong-nhan-dan-tham-gia-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-gop-phan-xay-dung-tinh-giau-dep-van-minh-220833.htm

Cùng chủ đề

Xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Phong Châu

Để xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện Phù Ninh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Phong Châu đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp, tạo sự thống nhất, đồng thuận, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Bằng nguồn xã hội hóa, thị trấn Phong Châu đang...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Giữ mạch nguồn văn hóa Dao Tiền

Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau....

Công tác dân vận ở Hùng Xuyên

Bằng những hình thức, hoạt động phù hợp, xây dựng các mô hình “Dân vận khéo” sát với thực tế, công tác dân vận ở xã Hùng Xuyên, huyện Đoan Hùng đã mang lại hiệu quả thiết thực, có sức lan tỏa mạnh trong cộng đồng.Nhiều tuyến đường tại khu dân cư trên địa bàn xã đã được lắp đặt hệ thống đèn đường chiếu sáng, góp phần đảm bảo an ninh trật tự tại địa phương.Gia đình em...

Nữ trưởng khu giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chị Triệu Thị Chuyên, sinh năm 1987, dân tộc Dao được nhiều người biết đến là nữ trưởng khu duy nhất của xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn. Với sự trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế gia đình, chị Chuyên được Đảng ủy, chính quyền địa phương xã ghi nhận, đánh giá cao, bà con Nhân dân tin yêu, mến phục.Trưởng khu Triệu Thị Chuyên trao đổi công việc...

Cùng tác giả

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm trời lạnh, trưa chiều nắng hanh

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét.Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Trên...

Cùng chuyên mục

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm trời lạnh, trưa chiều nắng hanh

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét.Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Trên...

Hội thảo phát huy giá trị di tích chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng

Ngày 4/12, UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo: Tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng.Các đại biểu dự hội thảo.Dự hội thảo có Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng...

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vẫn chưa rét, Nam Bộ cục bộ có mưa to

Ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ cục bộ có mưa to.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ...

Xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Phong Châu

Để xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện Phù Ninh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Phong Châu đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp, tạo sự thống nhất, đồng thuận, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Bằng nguồn xã hội hóa, thị trấn Phong Châu đang...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét

Để hạn chế ảnh hưởng của sương mù, khi người dân ra đường cần sử dụng khẩu trang y tế để ngăn ngừa khí độc trong sương, giữ ấm cơ thể, không phơi quần áo qua đêm ngoài trời.Sương mù mờ mịt tại Hồ Gươm.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam...

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất