Powered by Techcity

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số


Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng… nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu sốƯu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, giúp bộ mặt huyện miền núi Yên Lập ngày càng đổi mới, khang trang.

Hạ tầng đi trước

Trước đây, từ trung tâm huyện lỵ Yên Lập lên khu vực Sáu Khe của xã Trung Sơn phải mất cả ngày đường, với nhiều loại phương tiện, kể cả đi bộ. Vì thế, vùng đất biệt lập nơi thượng nguồn Ngòi Giành này càng xa xôi cách trở hơn. Giờ thì đường từ Xuân An vượt dốc Cổng Giời vào Trung Sơn dài 14,2km và đường từ trung tâm xã Trung Sơn men theo hồ Ngòi Giành vượt núi Tổng Nhất, núi Tranh Yên lên khu vực Sáu Khe dài 15km đã được nhựa và bê-tông hóa phằng lỳ, rộng thanh thang. “Nhờ con đường mà cuộc sống của bà con ở đây giờ đã khác nhiều rồi. Cái khó không còn quẩn chân bà con nữa” – Phó Chủ tịch xã Trung Sơn Phùng Xuân Liên đón chúng tôi bằng cái bắt tay rất chặt và niềm vui khi kể về những con đường mới.

Sau khi công trình hồ chứa nước Ngòi Giành (dung tích thiết kế gần 37 triệu m3) được hoàn thành, năm 2023, tuyến đường trục chính từ Xuân An vào Trung Sơn cũng được UBND tỉnh cho nâng cấp nên đi lại bớt khó khăn hơn. Cũng nhờ hồ chứa nước Ngòi Giành và con đường mới mà từ chỗ biệt lập giữa núi rừng, Trung Sơn đã được đón nhiều đoàn lữ hành đến tìm hiểu, tổ chức tour du lịch cộng đồng, du lịch sinh thái, điều mà trước đây bà con ở vùng sâu, vùng xa này không dám mơ ước.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu sốĐầu tư xây dựng cầu bê tông kiên cố thay thế các ngầm, tràn qua suối không chỉ tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi mà còn là nền tảng quan trọng phát triển KT-XH các thôn, bản động vùng Sáu Khe, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập.

Cùng chung niềm vui từ những con đường mới, Phó Trưởng Phòng Dân tộc huyện Yên Lập Nguyễn Khuyến cho biết thêm: Do địa hình bị phân cách mạnh với nhiều dãy núi cao, độ dốc lớn và hệ thống suối, khe, ngòi hẹp và dốc nên không chỉ ở Trung Sơn mà nhiều xã vùng cao của Yên Lập như Xuân An, Xuân Viên, Mỹ Lung, Mỹ Lương… từ trung tâm xã đến các bản trước đây thường rất xa vì phải đi vòng. Xác định phát triển kết cấu hạ tầng là khâu đột phá có vai trò nền tảng quan trọng trong phát triển KT-XH, huyện Yên Lập đã dồn sức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực hỗ trợ từ Trung ương, tỉnh. Đồng thời, huyện cũng tăng cường huy động các nguồn nội lực và sự đóng góp, hỗ trợ từ phía nhân dân, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân… để phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng KT-XH gắn với thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Cùng các chương trình, dự án đầu tư của tỉnh, các bộ ngành Trung ương vào huyện, thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (gọi tắt là Chương trình 1719) được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt ngày 4/10/2021, huyện Yên Lập đã phân bổ vốn để thực hiện là 116 công trình, trong đó có 63 công trình hạ tầng giao thông, còn lại là các công trình hạ tầng thiết yếu khác, như: Nhà văn hóa khu dân cư, trạm y tế, trường học, công trình thủy lợi… Các tuyến đường liên thôn, liên bản, đặc biệt là các cây cầu thay thế các ngầm, tràn qua suối, qua ngòi được hoàn thành giúp cho việc đi lại của bà con nói chung, học sinh nói riêng thuận lợi hơn rất nhiều. Cũng nhờ đó, chủ trương sáp nhập các điểm trường lẻ được thực hiện khá tốt. Các tiềm năng về kinh tế lâm nghiệp cũng được khai thác tốt hơn.

Ông Đinh Thế Sự – người dân khu 5, xã Mỹ Lung phấn khởi: Do bị ngăn cách bởi dòng ngòi Lao mà trước đây từ khu 4 sang khu 5, người dân phải đi cung đường “vòng thúng” với chiều dài khoảng 15km. Việc nhà nước đầu tư xây dựng cầu Ung không chỉ nối khu 4 với khu 5 mà còn kết nối mạng lưới giao thông xã Mỹ Lung với xã Chấn Thịnh, huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái, góp phần quan trọng giúp Mỹ Lung tăng tốc trên con đường về đích trong xây dựng nông thôn mới.

Phấn khởi trước sự khởi sắc từ hạ tầng giao thông của địa phương, nữ Bí thư chi bộ kiêm trưởng khu Nhồi, xã Trung Sơn Đinh Thị Linh cho biết: Nhờ hệ thống giao thông liên bản được bê tông hóa, bà con đi lại, bán cây quế, con lợn, con gà, bán gỗ rừng trồng khai thác cũng dễ dàng hơn nên đời sống ngày càng khấm khá. Cũng nhờ đường đi thuận lợi, học sinh ở bản đồng bào dân tộc Mông Khe Nhồi không còn phải học ở điểm trường lẻ nữa mà đã xuống trường tiểu học bán trú Trung Sơn học tập trung, từ đó giúp các cháu dễ hòa nhập hơn, thuận lợi hơn trong việc tiếp thu và nâng cao kiến thức.

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu sốCùng nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều tuyến đường mới ở xã Xuân Viên được mở mới nhờ sự chung tay, đồng lòng hiến đất mở đường của người dân.

Hoàn thiện cơ sở hạ tầng để nâng cao đời sống đồng bào

Tính chung từ năm 2021 đến nay, tổng kế hoạch vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc của huyện Yên Lập là trên 114 tỷ đồng, đã giải ngân hơn 105 tỷ đồng, đạt 92,5%. Từ nguồn vốn trên, Ban quản lý đầu tư xây dựng huyện và các địa phương trên địa bàn thực hiện đầu tư xây dựng và duy tu sửa chữa 63 công trình hạ tầng giao thông; 5 công trình xây dựng nhà lớp học; xây mới và nâng cấp hàng chục nhà văn hóa và nhà sinh hoạt cộng đồng tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn; cải tạo, nâng cấp các trạm y tế; đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi ở xã Ngọc Đồng và xã Xuân Viên… Đặc biệt, chương trình còn phát huy hiệu quả rõ nét với các chính sác dân tộc được thực hiện đúng, đủ, kịp thời giúp ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của Nhân dân, nhất là đồng bào DTTS.

Tính đến hết năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ở Yên Lập đạt 45 triệu đồng/năm; hộ nghèo giảm 1,53% (vượt 0,03% so kế hoạch); hộ cận nghèo giảm 1,55% (vượt 0,55% kế hoạch); tỷ lệ dân cư nông thôn được sử dụng nước sạch, hợp vệ sinh đạt 97,05% (tăng 1,05% so kế hoạch và tăng 0,15% so cùng kỳ); 100% đồng bào dân tộc tham gia bảo hiểm y tế; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố, 100% xã có đường ô-tô về đến trung tâm rải nhựa hoặc bê-tông… Cơ sở hạ tầng trường, lớp học được đầu tư xây dựng đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn giảng dạy và học tập của học sinh và giáo viên hiện tại và định hướng cao hơn. Các hoạt động văn hóa, thể thao phát triển rộng khắp, chất lượng được nâng lên.

Trao đổi với Báo Phú Thọ, đồng chí Hà Việt Hùng – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Yên Lập cho biết: Trong cơ cấu nguồn vốn thực hiện Chương trình 1719 của Yên Lập đến nay, nguồn vốn đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi được giải ngân khá nhất với 92,5%. Điều đó cho thấy, với một địa phương nguồn lực còn hạn chế như Yên Lập thì việc tranh thủ nguồn vốn của Trung ương và tỉnh là điều hết sức quan trọng, nhất là trong đầu tư cơ sở hạ tầng như đường, điện và các công trình dân sinh khác. Đặc biệt, việc đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi thời gian qua ở Yên Lập đã cho thấy, đây chính là giải pháp căn cơ, bền vững nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ nội lực của đồng bào DTTS và miền núi trên hành trình phát triển.

Thời gian tới, để tiếp tục triển khai chương trình được hiệu quả, bên cạnh đẩy mạnh công tác tuyên truyền, bám sát thực tiễn, thực hiện đồng bộ các giải pháp về huy động vốn, kiểm tra giám sát, huyện sẽ đầu tư có trọng tâm, trọng điểm và bền vững theo thứ tự ưu tiên của từng địa bàn đầu tư, đối tượng thụ hưởng, trên nhu cầu giải quyết những vấn đề bức thiết nhất của từng chương trình về kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội và phát triển sản xuất của người dân. Trong đó, năm 2025, Tiểu dự án 4 (Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào DTTS và miền núi và các đơn vị sự nghiệp công lập của lĩnh vực dân tộc) đã được bố trí 33 tỷ đồng, tập trung đầu tư, xây mới các công trình đường đến trung tâm xã, đường liên xã, công trình cầu giao tông kết nối các xã khu vực III, thôn đặc biệt khó khăn.

Đinh Vũ



Nguồn: https://baophutho.vn/uu-tien-nguon-luc-dau-tu-ha-tang-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-226034.htm

Cùng chủ đề

Đền Hùng ngày cuối năm

Đất Tổ Vua Hùng là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ ngày nay được ví như “bảo tàng” của văn hóa dân tộc Việt với những dấu ấn văn hóa đậm nét, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng gắn với thời đại Hùng Vương.Những ngày cuối năm, hàng nghìn người dân đất Việt lại thành...

Chuối xanh cận Tết tăng giá “đỉnh nóc”, chạm mốc 450.000 đồng/nải

Cận kề Tết Nguyên Đán 2025, trên địa bàn tỉnh, giá chuối xanh để bày biện mâm ngũ quả đã tăng vọt, chạm mức 450.000 đồng/nải, đắt gấp 2 - 4 lần so với cùng kỳ năm trước và gấp cả chục lần so với ngày thường.Năm nay, do miền Bắc chịu ảnh hưởng nặng nề từ cơn bão số 3 (Yagi) và tình trạng ngập lụt khiến diện tích trồng chuối bị thu hẹp đáng kể. Anh Nguyễn...

Trao quà “Tết đến mọi nhà” tại huyện Phù Ninh

Ngày 22/1, đại diện lãnh đạo Báo Phú Thọ, huyện Phù Ninh cùng các đơn vị tài trợ gồm: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Công ty Cổ phần quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 1, Cảng Việt Trì đã trao 110 suất quà “Tết đến mọi nhà” cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại huyện Phù...

Chăm lo Tết cho người nghèo

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo lại được cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội chung tay thực hiện, giúp những người kém may mắn được đón Tết đầm ấm, hạnh phúc hơn. Những món quà ấm áp, những tấm lòng sẻ chia, sự chung tay của cộng đồng đã giúp người nghèo, người có hoàn...

“Trụ cột” của bản làng

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất