Powered by Techcity

Truyền thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi


Thời gian qua, trên địa bàn huyện Yên Lập, hạ tầng công nghệ thông tin được quan tâm, mạng lưới thông tin được đảm bảo, phục vụ tích cực cho các hoạt động của các cơ quan, đơn vị; cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác cho người dân, tạo ra bước chuyển biến rõ nét về nhận thức.

Truyền thông vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhân viên Bưu điện văn hóa xã Phúc Khánh hướng dẫn người dân dịch vụ thanh toán trên các kênh trực tuyến của Bưu điện Việt Nam.

Hạ tầng công nghệ thông tin trên địa bàn huyện được đầu tư, nâng cấp theo hướng hiện đại, tập trung, đồng bộ, giúp nâng cao hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành, giải quyết công việc, phục vụ người dân, doanh nghiệp, thúc đẩy cải cách hành chính, xây dựng chính quyền số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Hiện nay, 100% các cơ quan, đơn vị quản lý nhà nước; các xã, thị trấn trên địa bàn huyện sử dụng hệ thống quản lý văn bản và điều hành (iOffice). Hệ thống đã tích hợp giải pháp ký số, tích hợp liên thông với trục liên thông văn bản Quốc gia.

Các xã duy trì tốt hoạt động các điểm bưu điện văn hóa xã, mở rộng đối tượng phục vụ, giúp người dân tiếp cận các dịch vụ như: Bưu chính công ích; phát triển bưu chính công cộng, dịch vụ công, dịch vụ gia tăng… Toàn huyện có 95 trạm thu phát sóng, tổng số thuê bao Internet cáp quang 16.600 thuê bao, trên 6.500 thuê bao truyền hình trả tiền, 19 điểm cung cấp dịch vụ viễn thông. 17/17 xã, thị trấn có hệ thống đài truyền thanh, trong đó có 13 đài vô tuyến (FM), 1 đài hữu tuyến, 3 đài sử dụng truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông. Toàn huyện có 186 cụm loa/186 khu dân cư, góp phần truyền tải kịp thời chủ trương, đường lối của Ðảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình kinh tế- xã hội của địa phương.

Xã Phúc Khánh với trên 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, những năm gần đây, hạ tầng công nghệ thông tin được đầu tư tương đối đồng bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuyên truyền. Đồng chí Nguyễn Thành Luân – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: “Toàn xã có khoảng 1.700 hộ, trong đó số hộ lắp đặt Internet khoảng 80%, số hộ có thành viên sử dụng điện thoại thông minh chiếm trên 90%. Công tác thông tin, tuyên truyền được triển khai bằng nhiều hình thức đa dạng, phù hợp với đặc điểm dân cư địa phương như: Tuyên truyền trực tiếp qua các hội nghị của xã, khu dân cư, các đoàn thể; tuyên truyền qua hệ thống loa truyền thanh, các khu đều có nhóm Zalo. Đối với công tác quản lý, xã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giải quyết thủ tục hành chính; hướng dẫn người dân tạo tài khoản, nộp hồ sơ trên môi trường điện tử đảm bảo đúng quy trình”.

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 có Dự án 10 về truyền thông, tuyên truyền, vận động trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; kiểm tra, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện Chương trình, đến nay trên địa bàn huyện đã đạt kết quả bước đầu. Đối với tiểu dự án 1 về tổ chức hội nghị biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với các điển hình tiên tiến; tổ chức các hoạt động học tập, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức các hoạt động truyền thông, tổng kế hoạch vốn giai đoạn 2021-2024 trên 1,7 tỷ đồng, hiện đã giải ngân gần 50%. UBND huyện giao các cơ quan, đơn vị chuyên môn tổ chức triển khai, tổ chức 4 lớp tập huấn kỹ năng tuyên truyền, hướng dẫn, phổ biến giáo dục pháp luật, 1 hội nghị biểu dương, tôn vinh các điển hình tiên tiến thuộc lĩnh vực giáo dục trên địa bàn huyện.

Qua đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác vận động, phát huy vai trò của lực lượng cốt cán, người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Thực hiện hiệu quả tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức cho già làng, trưởng bản, người có uy tín, đồng bào dân tộc thiểu số và Nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao kiến thức cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Các giải pháp đồng bộ được triển khai trên địa bàn huyện góp phần phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sự đồng thuận xã hội, phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Nguyễn Huế



Nguồn: https://baophutho.vn/truyen-thong-vung-dong-bao-dan-toc-thieu-so-va-mien-nui-222332.htm

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Thanh Sơn tổ chức gặp mặt người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 6/1, Huyện Thanh Sơn tổ chức gặp mặt 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện Thanh Sơn đã thông tin đến đại biểu người có uy tín về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện.Trong những năm...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Cùng tác giả

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Cùng chuyên mục

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Hội LHPN huyện Thanh Thủy sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu”

Ngày 7/1, Hội LHPN huyện Thanh Thủy đã tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện chương trình “Mẹ đỡ đầu” và trao tặng số tiết kiệm, tặng quà Tết cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn; khen thưởng cho các em có thành tích xuất sắc trong học tập.Hội LHPN huyện Thanh Thủy, TAND, VKSND huyện trao tặng sổ tiết kiệm trị giá 30 triệu đồng cho em Chu Ngọc Vân ở khu 8, thị trấn Thanh...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Phú Thọ trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Phú Thọ nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển cùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Bình, Cần Thơ.Trụ cột Vốn con người và nghiên cứu phát triển là trụ cột thứ hai trong năm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất