Powered by Techcity

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngôi nhà di sản Báo chí cách mạng Việt Nam


Chúng tôi, những người công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam vinh dự được trực tiếp tiếp cận nhân chứng và lập hồ sơ di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Từ khi lập hồ sơ khoanh vùng di tích đến khi khánh thành bia di tích là cả một hành trình dài, đòi hỏi nhiều nỗ lực và tâm huyết.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngôi nhà di sản Báo chí cách mạng Việt Nam

Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng được xây dựng trên diện tích 859m2, gồm nhiều hạng mục quan trọng.

Từ ý tưởng của nhà báo Phan Hữu Minh

Tôi về công tác tại Bảo tàng Báo chí Việt Nam năm 2017. Nhớ lần đầu gặp nhà báo Phan Hữu Minh, Ủy viên Thường vụ Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam, Trưởng Ban Kiểm tra Hội Nhà báo Việt Nam, anh vỗ vai tôi: “Vũ ạ, phải đặt được bia di tích Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng ở Đại Từ, Thái Nguyên nữa thì mới yên tâm”. Sự yên tâm mà anh Minh nhắc đến, theo tôi nghĩ đó là sự yên tâm với lịch sử, với các vị tiền bối, với bề dày của việc đào tạo báo chí nước nhà. Lớp học đầu tiên với 42 học viên ấy đã tỏa đi khắp các chiến trường, các nẻo đường đất nước đưa tin chiến sự, cổ vũ nhân dân đồng lòng đánh giặc, xây dựng đất nước Việt Nam…

Chúng tôi bắt tay vào sưu tầm hiện vật của các nhà báo đã từng là học viên của Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, đi phỏng vấn từng nhân vật còn sống. Tôi còn nhớ, ngày 31/10/2017, tôi và đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam, cùng Nguyễn Văn Ba, bảo tàng viên đến nhà cụ Trần Kiên, nguyên Phó Tổng Biên tập Báo Nhân Dân. Cuộc gặp tại đây có bà Phạm Thị Mai Cương, bà Lý Thị Trung và bà Dung vợ ông Trần Kiên. Mọi người như trở về thời trai trẻ, từ những câu chuyện về học hành, sinh hoạt của trường dạy làm báo ở chiến khu ấy, những tình cảm lứa đôi, những câu chuyện vui từ những món ăn như cà bung, làm báo tường…

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngôi nhà di sản Báo chí cách mạng Việt NamTrường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (Ảnh Tư liệu).

Bà Mai Cương kể lại, mắt vẫn ánh lên hãnh diện: “Trong lớp học, ba chị em phụ nữ ngồi bàn đầu nên thầy giáo vào dạy hoặc các đồng chí lãnh đạo đến thăm lớp đều được bắt tay trước, hãnh diện lắm so với cánh đàn ông”. Bà Lý Thị Trung tâm sự: “Hồi ấy, nhà bếp cho ăn mãi món cà, hết cà nấu canh đến cà bung mắm tôm, nướng hấp đủ các kiểu đến nỗi chán không muốn ăn”. Ông Kiên thì trầm tĩnh: “Khó khăn, gian khổ là vậy, nhưng ai cũng hăng hái muốn trang bị cho mình kiến thức làm báo để phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân nhân”.

Nhiều lần đến thăm nhà báo Phạm Viết Thiệu, ông tâm sự rằng sau khi học xong, đi thực tập phỏng vấn đồng chí Võ Nguyên Giáp, ông mất bình tĩnh run đến mức quên hết câu hỏi, nhờ bác Giáp trấn tĩnh, động viên rồi cũng hoàn thành nhiệm vụ. Ông kể khu tập thể của học viên nam riêng, nữ riêng, nhà lợp lá, bàn ghế làm bằng tre chẻ đôi và xếp theo chiều cao dần về phía sau.

Những tấm ảnh, những bài viết, danh sách những buổi ghi hình về các nhân vật… ngày một dày thêm. Đây là cơ sở để chúng tôi từng bước hoàn thiện hồ sơ, khoanh vùng di tích, trình các ngành chức năng xem xét, công nhận. Tình cờ xem được phóng sự phát trên VTV1 mô tả quá trình mấy chục năm đi tìm địa chỉ di tích này mà trong đó chủ yếu là sự xông pha của nhà báo Hữu Minh, chúng tôi càng có thêm động lực và quyết tâm vào cuộc.

Đến quyết tâm của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam

Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam quyết tâm thực hiện việc lập hồ sơ để ngành chức năng công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích Quốc gia. Khi có văn bản của Hội Nhà báo Việt Nam giao cho Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với các cơ quan của tỉnh Thái Nguyên hoàn thiện hồ sơ khoanh vùng di tích là bước đầu để tiến tới xin công nhận di tích quốc gia.

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngôi nhà di sản Báo chí cách mạng Việt Nam

Đại diện Hội Nhà báo Việt Nam kiểm tra các hạng mục thi công trước Lễ khánh thành Di tích lịch sử quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng.

Tôi và Nguyễn Văn Ba được đồng chí Trần Kim Hoa, Giám đốc Bảo tàng Báo chí Việt Nam giao nhiệm vụ phối hợp với cán bộ nghiệp vụ của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Thái Nguyên bám sát việc lập hồ sơ khoanh vùng di tích. Thực tế để làm được việc này chúng tôi đã phải đi lại cơ sở rất nhiều.

Khu vực Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng xưa kia, hiện nay phần lớn nằm dưới lòng hồ Núi Cốc, một phần còn lại nằm trên địa phận của xã Tân Thái (Đại Từ). Sau khi đo đạc, chúng tôi xác định tọa độ khoanh vùng di tích, vẽ bản đồ… một việc rất quan trọng để Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di tích quốc gia.

Có lần khi đoàn công tác của Trung ương Hội Nhà báo Việt Nam có đồng chí Nguyễn Gia Thụy, Chánh Văn phòng và đồng chí Phan Hữu Minh, Trưởng Ban Kiểm tra đi cùng về xã Tân Thái. Chiều đoàn phải về Hà Nội có việc gấp, tôi đã tình nguyện ở lại để xin 8 con dấu trên bản đồ khoanh vùng từ xã, huyện đến tỉnh. Khi xác định được lô đất, việc đo đạc, cắm cọc, san ủi… đều làm rất rốt ráo, đúng quy trình.

Rồi ngày đó cũng đến. Khi biết thông tin Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký quyết định công nhận Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng là di tích quốc gia, trong lòng chúng tôi ai cũng dâng trào niềm vui…

Hiện hữu “địa chỉ đỏ” ngôi trường dạy làm báo đầu tiên

Sau 5 năm chuẩn bị, đầu năm 2024 tiến hành khởi công và Lễ khánh thành, bàn giao công trình tu bổ, tôn tạo Di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng sẽ được Hội Nhà báo Việt Nam, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Thái Nguyên tổ chức ngày 9/8/2024, tại xã Tân Thái (Đại Từ).

Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trong ngôi nhà di sản Báo chí cách mạng Việt NamCác đại biểu thực hiện nghi thức động thổ khởi công công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng (ngày 18/1/2024).

Đây là sự kiện chính trị quan trọng, mở đầu cho chuỗi các hoạt động kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 – 21/6/2025). Sự kiện góp phần đưa di tích quốc gia Địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng trở thành “địa chỉ đỏ”, phát huy đầy đủ giá trị lịch sử của người làm báo cách mạng, thúc đẩy công tác tuyên truyền, quảng bá công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế tại vùng chiến khu xưa.

Cùng trong khuôn khổ các hoạt động thiết thực hướng tới Kỷ niệm 100 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Báo chí Việt Nam phối hợp với Ban quản lý Di tích lịch sử quốc gia Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, UBND xã Tân Thái và Nhị Vân Media tổ chức chương trình “Truyền thông, trải nghiệm thực tế: Lịch sử và di sản Báo chí Cách mạng Việt Nam”.

Nhà báo Trần Thị Kim Hoa, Phụ trách Bảo tàng Báo chí Việt Nam chia sẻ: Chương trình nhằm thực hiện hiệu quả hoạt động tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi đến công chúng trong và ngoài nước về những di sản vô giá của Báo chí Cách mạng Việt Nam mà các thế hệ người làm báo đã nỗ lực xây dựng và phát triển. Thông qua chương trình, Bảo tàng Báo chí Việt Nam mong muốn người làm báo cả nước, đông đảo công chúng, đặc biệt là thế hệ trẻ, các sinh viên, học sinh hiểu hơn về Di tích lịch sử Quốc gia Địa điểm Thành lập Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng, góp phần bồi đắp kiến thức khoa học lịch sử và văn hoá…

Rồi đây các kỷ vật sẽ được phổ biến, trưng bày trang trọng nơi mà cách đây 75 năm là địa điểm Trường dạy làm báo Huỳnh Thúc Kháng. Những bằng chứng sinh động của di tích lịch sử quốc gia này là tài liệu giáo dục truyền thống vô giá về lòng yêu nước, về truyền thống vẻ vang của báo chí cách mạng Việt Nam.

Nguồn baothainguyen.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/truong-day-lam-bao-huynh-thuc-khang-trong-ngoi-nha-di-san-bao-chi-cach-mang-viet-nam-216824.htm

Cùng chủ đề

Hát Xoan Phú Thọ đạt giải A tại Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền...

Tối 25/11, tại Trung tâm Văn hoá tỉnh Nghệ An đã diễn ra bế mạc Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” năm 2024.Triển lãm “Sắc màu di sản văn hoá, thiên nhiên và sản phẩm thủ công truyền thống Việt Nam” (do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp cùng UBND tỉnh Nghệ An, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông...

Điện lực Thanh Ba nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc khách hàng

Nhằm thể hiện sự tri ân, chăm sóc đối với khách hàng, nâng cao uy tín của ngành điện, Điện lực Thanh Ba đã không ngừng nâng cao chất lượng các dịch vụ nhằm phục vụ tốt hơn nữa người sử dụng điện. Điều đó đã được khách hàng ghi nhận, đánh giá cao.Nhân viên Điện lực Thanh Ba hướng dẫn khách hàng sử dụng ứng dụng chăm sóc khách hàngĐồng chí Phùng Thế Giới - Phó Giám đốc...

Tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

* Phú Thọ có 2 tập thể và 2 cá nhân đoạt giải Cuộc thiNgày 24/10, tại tỉnh Phú Thọ, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH,TT&DL) tổ chức lễ tổng kết và trao giải Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu chào mừng tại buổi lễ.Tới dự chương trình có các đồng chí: Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch...

Bảo vệ khẩn cấp Bảo vật Quốc gia sau vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang

Ngày 23/10, sau khi tiếp nhận thông tin báo cáo về vụ hỏa hoạn tại chùa Phổ Quang (khu 4, xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) khiến nhiều pho tượng bằng đất, gỗ bị hư hại, Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL đã ban hành văn bản số 1171/DSVH-DT ngày 23/10/2024 về việc cháy tại Di tích Quốc gia Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.Hình ảnh Bàn thờ Phật bằng đá (Bệ đá hoa sen) bị...

Đưa Ninh Bình trở thành trường quay quy mô lớn

Đường vào Tam Cốc. (Ảnh: NGUYỄN SIN)Với nhiều lợi thế về phong cảnh thiên nhiên, di tích lịch sử, các di sản văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể, cùng với hệ thống giao thông thuận lợi, Ninh Bình có thế mạnh để trở thành phim trường cho các đoàn làm phim lớn. Những lợi thế này đang dần trở thành hiện thực khi Hiệp hội Xúc tiến phát triển điện ảnh (VFCD) chính thức ký...

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học “Lễ hội Phết Hiền Quan

Ngày 7/12, UBND huyện Tam Nông phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lễ hội Phết Hiền Quan - Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”.Toàn cảnh buổi hội thảo.Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hoá; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng...

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều điều tốt đẹp quý giá và một trong những điều quý giá đó là lòng nhân ái của con người. Họ có thể chỉ là những con người bình dị nhưng có nghĩa cử cao đẹp, góp phần cùng cộng đồng sẻ chia với những người nghèo khó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ mà ý nghĩa đó của mỗi cá nhân...

Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/12, không khí lạnh ảnh...

Bàn giao Nhà nhân đạo tại huyện Thanh Thủy

Ngày 6/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Thủy, Đảng ủy, UBND, Hội Chữ thập đỏ xã Tu Vũ phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm tại khu 16, xã Tu Vũ. Cùng dự có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Thanh Thủy.Các đại biểu thực hiện bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm.Bà Trần...

Cùng chuyên mục

Hội thảo khoa học “Lễ hội Phết Hiền Quan

Ngày 7/12, UBND huyện Tam Nông phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lễ hội Phết Hiền Quan - Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”.Toàn cảnh buổi hội thảo.Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hoá; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng...

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều điều tốt đẹp quý giá và một trong những điều quý giá đó là lòng nhân ái của con người. Họ có thể chỉ là những con người bình dị nhưng có nghĩa cử cao đẹp, góp phần cùng cộng đồng sẻ chia với những người nghèo khó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ mà ý nghĩa đó của mỗi cá nhân...

Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/12, không khí lạnh ảnh...

Bàn giao Nhà nhân đạo tại huyện Thanh Thủy

Ngày 6/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Thủy, Đảng ủy, UBND, Hội Chữ thập đỏ xã Tu Vũ phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm tại khu 16, xã Tu Vũ. Cùng dự có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Thanh Thủy.Các đại biểu thực hiện bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm.Bà Trần...

Tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc tại xã Xuân Huy

Ngày 5/12, đại diện lãnh đạo huyện Lâm Thao cùng các cơ quan chuyên môn của huyện đã tổ chức cưỡng chế thực hiện Quyết định kiểm đếm bắt buộc để thực hiện dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư nông thôn tại khu Đồng Giỏ, thuộc khu 4 xã Xuân Huy, huyện Lâm Thao.Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu dân cư nông thôn tại khu Đồng Giỏ, thuộc khu 4, xã...

Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 830 cán bộ, nhân viên

Nhằm chăm sóc và quản lý sức khỏe cán bộ, nhân viên, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình khám sức khoẻ năm 2024 cho 830 cán bộ, nhân viên trong Công ty. Đây là hoạt động thường niên được Công ty tổ chức 2 lần/năm nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng cường tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên.Cán bộ, nhân viên...

Chiến dịch truyền thông Luật hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn 5 xã: Kim Thượng, Thu Cúc, Xuân Đài, Thu Ngạc, Mỹ Thuận với trên 250 đoàn viên thanh niên tham gia.Ra quân tuyên truyền tại xã Thu Cúc.Chiến dịch được triển khai với hình thức truyền...

Chiến dịch truyền thông Luật hôn nhân và gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn 5 xã: Kim Thượng, Thu Cúc, Xuân Đài, Thu Ngạc, Mỹ Thuận với trên 250 đoàn viên thanh niên tham gia.Ra quân tuyên truyền tại xã Thu Cúc.Chiến dịch được triển khai với hình thức truyền...

Tọa đàm tuyên truyền phòng, chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Vừa qua, Phòng Dân tộc phối hợp với Huyện đoàn Tân Sơn và UBND các xã: Thạch Kiệt, Kiệt Sơn, Thu Cúc tổ chức Tọa đàm, giao lưu văn nghệ tuyên truyền về Luật hôn nhân gia đình và phòng ngừa giảm thiểu tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống tại khu Mỹ Á xã Thu Cúc.Buổi tọa đàm được thực hiện bằng hình thức sân khấu hóa cho Nhân dân dễ nghe, dễ hiểu.Đây là nội...

Tin nổi bật

Tin mới nhất