Powered by Techcity

Triển vọng du lịch nông nghiệp, nông thôn


Với lợi thế về cảnh quan thiên nhiên cùng nhiều di sản mang đậm bản sắc văn hóa vùng Đất Tổ, những năm gần đây, Phú Thọ trở thành điểm đến hấp dẫn du khách, mang lại triển vọng phát triển du lịch từ nông nghiệp, nông thôn đồng thời hỗ trợ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nông dân.

Triển vọng du lịch nông nghiệp, nông thôn

Nét văn hóa độc đáo của đồng bào Mường xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn thu hút nhiều du khách yêu nhiếp ảnh tìm đến tạo nguồn cảm hứng sáng tác.

Không chỉ có nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên khá phong phú, hấp dẫn như: Vườn Quốc gia Xuân Sơn, đồi chè Long Cốc ở huyện Tân Sơn; đầm Ao Châu, đầm Vân Hội, Ao giời- Suối Tiên ở huyện Hạ Hòa; thác Mây, thác Mơ ở huyện Thanh Sơn; hồ Ly xã Thượng Long, huyện Yên Lập… Phú Thọ còn có nhiều làng nghề như: Làng nghề chế biến chè, làng nghề đan lát Ba Đông, làng nghề làm tương Dục Mỹ, tương làng Bợ, làng nghề chế biến mỳ, miến… là những tiềm năng thuận lợi để khai thác phát triển các sản phẩm du lịch nông nghiệp, nông thôn, du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh.

Du khách khi tới du lịch tại tỉnh, ngoài tham quan các danh lam, thắng cảnh sẽ có các trải nghiệm thú vị như được thử làm nông dân, tự tay khâu nón lá, làm mỳ, gói bánh chưng, thu hoạch nông sản, tham quan các làng nghề truyền thống… hay đơn giản là chụp ảnh lưu niệm với các cảnh đẹp làng quê như sân đình, ao sen, nhà cổ, cổng làng…

Anh Võ Mạnh Thành ở thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình cho biết: “Tôi đã đi du lịch nhiều nơi nhưng khi đến đồi chè Long Cốc thì thực sự ấn tượng với cảnh đẹp ở đây. Hàng trăm đồi chè như những chiếc bát úp, màu xanh của chè đan xen sương sớm tạo nên sự huyền ảo, diệu kỳ. Được trải nghiệm những nét văn hóa cùng ẩm thực độc đáo của đồng bào Mường, Dao ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn làm cho tôi và những người bạn rất thích thú, muốn quay lại nơi này”.

Trong 6 tháng đầu năm 2024, hoạt động du lịch của Phú Thọ có nhiều khởi sắc, doanh thu du lịch ước đạt 2.697 tỷ đồng, ước tăng 13% so cùng kỳ; số lượng khách du lịch tăng cao, khách du lịch lưu trú ước đạt 482.900 lượt khách, trong đó khách quốc tế lưu trú ước đạt 5.470 lượt khách, ước tăng 16% so với cùng kỳ. Số lượng du khách tham gia các tour du lịch có điểm đến ở các vùng nông thôn, trải nghiệm, mua sắm sản phẩm nông nghiệp khá lớn, mang lại nguồn thu nhập cho nông dân trong tỉnh.

Từ thực tế phát triển du lịch những năm gần đây, với tiềm năng, lợi thế sẵn có, một số địa phương trong tỉnh bước đầu đã đưa vào khai thác phục vụ du lịch và mang lại kết quả tích cực từ các sản phẩm du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn; đồi chè Long Cốc, làng nón lá Gia Thanh… gắn với trải nghiệm làm nón, thu hoạch, chế biến chè, làm mỳ, gói bánh chưng…

Nhiều nông dân trong tỉnh đã lựa chọn hướng đi khác để phát triển kinh tế là làm du lịch cộng đồng, một số hộ nông dân đã triển khai mô hình đầu tư trang trại nông nghiệp, vườn cây ăn quả kết hợp tham quan du lịch, chụp ảnh, mua sắm sản phẩm nông nghiệp như vườn nho Hạ Đen ở Lâm Thao, Thanh Ba, vườn quýt ở Tân Sơn, vườn bưởi ở Đoan Hùng, đáp ứng nhu cầu thư giãn, hòa mình vào không gian trong lành, bình yên của làng quê, vừa có thể thưởng thức những loại trái cây tươi ngon, an toàn ngay tại vườn và mua về làm quà tặng bạn bè, người thân.

Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn đã góp phần làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch, thu hút du khách đến tham quan trải nghiệm, đồng thời đem lại việc làm, tăng thêm thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân, đồng thời quảng bá vẻ đẹp thiên nhiên, văn hóa vùng Đất Tổ cội nguồn.

Phương Thanh



Nguồn: https://baophutho.vn/trien-vong-du-lich-nong-nghiep-nong-thon-215229.htm

Cùng chủ đề

Đón hơn 13.800 lượt khách du lịch trong ngày đầu năm mới 2025

Trong ngày đầu tiên của năm mới 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đã đón khoảng 13.800 lượt khách tham quan, trong đó số lượng khách lưu trú đạt ước tính 4.200 lượt. Công suất sử dụng buồng phòng tại các cơ sở lưu trú trung bình đạt khoảng 53%. Tổng doanh thu từ hoạt động du lịch toàn tỉnh ước đạt 13,9 tỷ đồng.Lượng khách du lịch tập trung chủ yếu tại các điểm...

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Trao con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo

Thực hiện chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Dự án 3 - Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn vừa trao con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và hộ sản xuất kinh doanh giỏi của xã Khả Cửu.Phòng NN&PTNT huyện Thanh Sơn bàn giao...

Bàn giao hươu sao lấy nhung hỗ trợ hộ dân thoát nghèo

Triển khai thực hiện dự án phát triển kinh tế vùng đồng bào dân tộc và miền núi (Tiểu dự án 1- Dự án 3) thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giai đoạn 2021-2025, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Thanh Sơn vừa hoàn thành bàn giao 102 con hươu sao lấy nhung cho 34 hộ dân xã Yên Lương (mỗi hộ 3 con) trong đó có 7 hộ nghèo, 17 hộ cận nghèo, 3...

Cùng tác giả

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Phú Thọ trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển

Trong bảng xếp hạng Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024, Phú Thọ nằm trong top 10 địa phương dẫn đầu về vốn con người và nghiên cứu phát triển cùng với các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa, Ninh Bình, Cần Thơ.Trụ cột Vốn con người và nghiên cứu phát triển là trụ cột thứ hai trong năm...

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Cùng chuyên mục

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất