Powered by Techcity

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo


Những năm qua, nhiều chương trình, chính sách hỗ trợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến rõ nét trong đời sống vật chất, tinh thần của bà con. Với phương châm “trao cần câu, chứ không trao con cá”, các chương trình, dự án hỗ trợ đã và đang tạo nguồn sinh kế bền vững giúp người dân vươn lên thoát nghèo…

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Khôi phục, bảo tồn nghề dệt thổ cẩm của người dân tộc Mường xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn

“Trao cần câu”

Cũng như các hộ dân khác ở trong khu, trước đây, gia đình ông Dương Trung Minh ở khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn chủ yếu sống dựa vào ruộng nương nên thường xuyên khó khăn, thiếu thốn. Nhiều năm liên tiếp, gia đình ông nằm trong danh sách hộ nghèo. Sau khi được thụ hưởng Chương trình hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế (thuộc nguồn vốn sự nghiệp Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững), kinh tế của gia đình ông Minh đã được cải thiện. Nhờ được hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi; được tập huấn kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, đến nay gia đình ông đã duy trì đàn dê 20 con, đàn gia cầm, dúi sinh sản… mỗi năm mang lại nguồn thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Kinh tế ổn định, gia đình ông đã ra khỏi diện hộ nghèo, từng bước xây dựng cuộc sống khá giả.

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Hộ anh Dương Trung Minh ở khu Đá Cạn, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn được hỗ trợ nuôi dê để phát triển kinh tế gia đình.

Thực hiện tiểu Dự án 3, Dự án 5 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) về Phát triển giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động vùng DTTS&MN phù hợp với điều kiện tự nhiên và tập quán của vùng, gắn với giải quyết việc làm sau đào tạo; Trường Trung cấp nghề Dân tộc nội trú Phú Thọ đã được hỗ trợ đầu tư sửa chữa, bảo dưỡng một số hạng mục công trình, nhà xưởng, phòng học, ký túc xá và công trình phục vụ sinh hoạt, tập luyện cho người học.

Cùng với đó, Trường được đầu tư mua máy móc, trang thiết bị phục vụ hoạt động đào tạo trình độ trung cấp của các nghề: Điện công nghiệp, công nghệ ô tô, hàn, trồng trọt và bảo vệ thực vật; thú y, may thời trang; hỗ trợ ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quản lý dạy và học… Nhờ đó, chất lượng, hiệu quả hoạt động đào tạo ngày càng được nâng cao.

Em Đỗ Tuấn Tài ở khu Pheo, xã Yên Lãng, huyện Thanh Sơn đang theo học lớp Công nghệ ô tô tại Trường Trung cấp nghề dân tộc nội trú Thanh Sơn chia sẻ: “Học tại đây, sau 2 năm em sẽ có bằng Trung cấp nghề và có nhiều cơ hội việc làm”. Cùng với Đỗ Tuấn Tài, hàng chục nghìn con em người dân tộc thiểu số được hưởng chế độ hỗ trợ của Chính phủ theo Chương trình 1719 về Phát triển giáo dục đào tạo, nâng cao nguồn nhân lực thuộc Dự án 5.

Huyện miền núi Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó chiếm phần lớn là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số khác. Tiếp nối Chương trình 135 được triển khai có hiệu quả, thời gian qua, huyện đã tập trung giải quyết các vấn đề trọng tâm về lao động, việc làm, giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội; ưu tiên phát triển kinh tế – xã hội với các địa bàn đặc biệt khó khăn có đồng bào DTTS sinh sống; đồng thời lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, các chính sách giảm nghèo, chính sách dân tộc để đầu tư có hiệu quả các dự án, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào.

Đồng chí Phạm Tú- Phó Chủ tịch UBND huyện khẳng định: “Đời sống đồng bào DTTS của huyện ngày càng khởi sắc, rút ngắn khoảng cách với miền xuôi. Trong 5 năm qua đã có hàng chục nghìn người là đồng bào DTTS được đào tạo nghề, tạo việc làm mới và xuất khẩu lao động. Nhiều gia đình DTTS nghèo được hỗ trợ sửa chữa, xây mới xóa nhà tạm…”.

Trao cơ hội việc làm cho người nghèo

Hộ anh Hà Văn Tông ở khu Vượng, xã Minh Đài, huyện Tân Sơn được hỗ trợ 200 gà giống nhiều cựa theo Chương trình 1719.

Đầu tư trọng tâm, trọng điểm

Với quan điểm “trao cần câu, không trao con cá”, chuyển dần từ các chính sách mang tính chất hỗ trợ sang đầu tư phát triển, từ năm 2021 đến nay, Chương trình 1719 và Chương trình giảm nghèo bền vững đã tạo điều kiện hỗ trợ giải quyết việc làm mới cho gần 10 nghìn người DTTS; trong đó có 2 nghìn người đang làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng với các ngành nghề chủ yếu là: Sản xuất, chế tạo máy móc, thuỷ hải sản, nông nghiệp, xây dựng… với thu nhập từ 14 triệu đến 22 triệu đồng/người/tháng.

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục nghề nghiệp cho lao động vùng DTTS không ngừng được mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả. Lao động là người DTTS được hỗ trợ tiếp cận với thông tin thị trường lao động, dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm, kết nối việc làm. Thanh niên DTTS sau khi tốt nghiệp các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp được hỗ trợ tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng, nguyện vọng.

Chương trình 1719 đã dành nguồn lực đầu tư đáng kể cho các chính sách phát triển thông qua ưu tiên đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo sinh kế, phát triển nguồn nhân lực kết hợp với các chính sách đảm bảo an sinh xã hội. Các nội dung của chương trình hướng đến mục tiêu hỗ trợ kịp thời đồng bào DTTS tiếp cận được các dịch vụ cơ bản, từng bước thu hẹp khoảng cách phát triển so với các vùng phát triển của cả nước.

Một trong những dự án nổi bật là tiểu Dự án 2 của Dự án 3 về Phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hoá theo chuỗi giá trị được triển khai tại các huyện miền núi trong tỉnh như: Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Đoan Hùng, Thanh Thủy. Tại huyện Tân Sơn đã thực hiện 13 dự án chăn nuôi bò lai tại xã Kiệt Sơn, Long Cốc, Vinh Tiền, Tân Phú, Xuân Sơn, Lai Đồng, Thu Cúc; 18 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua ứng dụng cơ giới hoá; 3 dự án chăn nuôi dê; 3 dự án chăn nuôi lợn lửng, gà nhiều cựa, vịt suối; 2 dự án trồng cam, quýt; 1 dự án trồng chè; 1 dự án trồng quế hữu cơ; 1 dự án trồng dược liệu.

Nỗ lực “trao cần câu” giúp người dân tự chủ hơn trong phát triển kinh tế và nâng cao chất lượng cuộc sống, các địa phương đã có nhiều sáng tạo trong việc triển khai lồng ghép các chương trình mục tiêu quốc gia với chính sách dân tộc như tuyên truyền giáo dục, hỗ trợ vay vốn, hỗ trợ chăn nuôi đại gia súc, hỗ trợ máy móc thiết bị nông cụ và cây con giống, phát triển giao thông nông thôn… Nhìn chung, các chương trình, chính sách dành cho vùng đồng bào DTTS và miền núi được thực hiện đầy đủ, kịp thời, hiệu quả. Các mục tiêu, chỉ tiêu cơ bản đều đạt so với kế hoạch đề ra. Đến nay, 100% các xã, 99% các thôn ở miền núi có đường ô tô đến trung tâm được trải nhựa hoặc bê tông; 100% các thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng; 99,77% hộ dân được sử dụng điện lưới; 96,56% đồng bào DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh…

Đồng chí Cầm Hà Chung- Trưởng Ban Dân tộc tỉnh khẳng định: “Việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển kinh tế – xã hội cho đồng bào DTTS và miền núi đã đạt được những kết quả tích cực, góp phần từng bước cải thiện đời sống đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó vấn đề nhà ở, hạ tầng phục vụ dân sinh đã được quy hoạch và đầu tư xây dựng; chất lượng cuộc sống được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm; hệ thống lưới điện được đầu tư; không còn tình trạng hôn nhân cận huyết thống; học sinh được đến trường đúng độ tuổi; tình hình an ninh trật tự được kiểm soát tốt… Đến nay đã có hàng trăm hộ đồng bào DTTS viết đơn tự nguyện xin thoát nghèo; hàng nghìn gia đình tự nguyện hiến đất, cây cối, hoa màu, tài sản trên đất phục vụ giải phóng mặt bằng để triển khai các dự án, công trình, xây dựng NTM… Nhiều gia đình vươn lên trở thành những điển hình tiên tiến, mô hình sản xuất kinh doanh giỏi”.

Thúy Hằng



Nguồn: https://baophutho.vn/trao-co-hoi-viec-lam-cho-nguoi-ngheo-221563.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Thanh Sơn tổ chức gặp mặt người uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 6/1, Huyện Thanh Sơn tổ chức gặp mặt 242 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo huyện Thanh Sơn đã thông tin đến đại biểu người có uy tín về tình hình kinh tế - xã hội, đặc biệt là các chương trình, dự án, chính sách dân tộc đã và đang được triển khai trên địa bàn huyện.Trong những năm...

Cùng tác giả

Nâng cao hiệu quả chuyển đổi số kinh tế tập thể

Bắt nhịp với khoa học kỹ thuật và công nghệ số, thời gian qua, khu vực kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh, nòng cốt là các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT) đã chú trọng chuyển đổi số (CĐS) thông qua ứng dụng công nghệ thông tin trong vận hành, sản xuất và kinh doanh. Từ đó nâng cao giá trị sản phẩm, hiệu quả kinh tế, giúp các HTX tiếp cận nhanh với thị...

Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền núi phía Bắc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 1687/QĐ-TTg ngày 30/12/2024 phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình thư viện cơ sở phục vụ nhân dân miền núi, biên giới vùng trung du và miền...

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Cùng chuyên mục

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Độc đáo Lễ Cấp sắc của người Dao quần chẹt

Lễ Cấp sắc của người Dao nói chung, người Dao quần chẹt ở xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập nói riêng là một trong những nghi lễ, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng có giá trị văn hóa dân gian lâu đời. Với người Dao quần chẹt, chỉ khi được cấp sắc, người đàn ông mới chính thức được tổ tiên và các vị thần linh chứng nhận là người trưởng thành, có đủ quyền tham gia vào các...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày có mưa vài nơi

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, nhiệt độ cao nhất phổ biến ở mức 19-22 độ C; trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Hồ Gươm mờ ảo trong sương mù.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 8/1, Bắc Bộ sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày có mưa vài nơi, riêng vùng...

Bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 7/1, Hội Khuyến học tỉnh phối hợp với Hội Khuyến học huyện Phù Ninh, Hội Khuyến học thành phố Việt Trì và Công ty TNHH JNTC Vina tổ chức khánh thành và bàn giao nhà “Mái ấm khuyến học” cho gia đình em Nguyễn Sinh Hùng tại khu 4, xã Gia Thanh (huyện Phù Ninh) và gia đình em Nguyễn Kim Thành tại khu Phong Châu, phường Bạch Hạc (thành phố Việt Trì).Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến...

Tin nổi bật

Tin mới nhất