Powered by Techcity

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản


Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy… Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.

Người kế nghiệp

Ông Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò rất quan trọng trong việc thực hành và gìn giữ, phát huy giá trị của di sản trong cuộc sống đương đại. Dù làm thầy Mo không cần được cấp bằng hay “chứng chỉ” hành nghề trên giấy trắng mực đen. Nhưng để làm được thầy Mo lại không hề đơn giản.

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Theo lời ông Rạch: Mặc dù chúng tôi sẵn sàng truyền dạy Mo Mường với tất cả tình yêu và trách nhiệm, nhưng không dễ để tìm kiếm được lớp người kế cận. Bởi, thầy Mo không phải ai cũng làm được, người học phải có tố chất, am hiểu sâu sắc vì phải ghi nhớ một khối lượng câu mo rất lớn, đặc biệt là có đạo đức, uy tín được người dân coi trọng, có đầy đủ đạo cụ, đồ cúng và quan trọng hơn cả là phải có yếu tố “gia truyền” – có dòng dõi làm Mo (các đời cha, chú, ông đã từng làm nghề truyền lại).

Ngay như ông Rạch, dù đã nửa thế kỷ lưu giữ và thực hành Mo Mường, mãi cho đến năm 2023, ông mới tìm được người để truyền dạy là anh Hà Văn Bội – người cháu trong dòng họ.

Anh Bội cho biết: Bản thân tôi cũng mong muốn được làm người kế cận, được tiếp nối, lưu giữ và bảo tồn Mo Mường. Tuy nhiên, việc học làm thầy Mo không phải một sớm, một chiều mà cần có thời gian. 2 năm theo học đến nay tôi mới chỉ học và được thực hành một số một số nghi lễ Mo cơ bản, còn lại vẫn phải do thầy Mo Rạch đảm nhiệm.

Theo số liệu kiểm kê Mo Mường của tỉnh cho thấy, trong số danh sách 31 nghệ nhân Mo Mường, người già nhất đã gần 90 tuổi, người trẻ nhất đã bước qua ngũ tuần điều này càng đặt ra thách thức lớn khi những người lưu giữ, bảo tồn Mo Mường đang dần già hóa. Những thầy Mo mà chúng tôi từng gặp cũng trăn trở về người kế nghiệp, mong muốn tìm được những truyền nhân xứng đáng để trao truyền, tiếp nối lộ trình nắm giữ và thực hành di sản của chính dân tộc mình. Đặc biệt, việc “kén người” làm Mo là lý do khiến lớp trẻ – lực lượng kế cận không thể “ứng tuyển” ồ ạt hay để các cấp, ngành có thể dễ dàng mở lớp học dạy làm thầy Mo được, vì điều này làm mất đi tính linh thiêng và tâm linh của thầy Mo.

Không chỉ là nỗi niềm của những thầy Mo, đây cũng là tâm tư của của đồng bào dân tộc Mường nơi chúng tôi đến. Bà Hà Thị Nguyệt – 60 tuổi, xã Thu Cúc trăn trở: “Cả xã chỉ còn có 3 ông Mo nhưng tuổi đều đã cao. Người Mường chúng tôi, từ một đứa trẻ chào đời, đến khi dựng vợ gả chồng, lúc về già và cả khi về Mường ma đều cần phải có ông Mo. Nếu không sớm có người kế cận thì sau này người Mường chúng tôi biết phải làm sao”.

Qua khảo sát, nghiên cứu, tìm hiểu các tư liệu liên quan đến Mo Mường tại tỉnh Phú Thọ, chúng tôi nhận thấy: Các thầy Mo đều truyền nghề qua phương thức truyền khẩu vì người Mường không có chữ viết riêng. Các ông Mo đi làm Mo độc lập (không có người phụ giúp, đạo tràng như những nơi khác). Các bài Mo (bài khấn) được lưu truyền từ thế hệ thầy Mo này qua thế hệ thầy Mo sau, quá trình lưu truyền, bảo tồn số lượng câu Mo, bài Mo không còn được đầy đủ như ban đầu và cũng vì yếu tố “truyền miệng” nên không tránh khỏi “tam sao thất bản”.

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Quá trình vận động, phát triển của đời sống, cùng sự tiếp biến văn hóa có lẽ cũng khiến cho các hiện vật để thực hiện trong khi làm lễ của các thầy Mo ở mỗi nơi khác nhau. Có thầy Mo chỉ cần 2 đồng xu âm, dương, có người lại dùng nanh hổ, sừng, hòn đá, vòng bạc, kiếm, chiêng, chuông… và hầu hết trang phục của ông Mo đều không còn phổ biến. Sự không đồng nhất trong việc thực hành nghĩ lễ Mo giữa các thầy Mo tại các vùng Mường trên địa bàn tỉnh cũng là khó khăn trong công tác sưu tầm, bảo tồn.

Nỗi niềm người trong cuộc

Lý lịch Di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia do Sở VHTT&DL Phú Thọ thực hiện đã từng đề cập: “Mo Mường ở Phú Thọ trong những thập niên từ 1950 đến 1990 hầu như không được quan tâm, không thực hành đầy đủ các bước trong cộng đồng người Mường. Nguyên nhân do những biến đổi mau chóng về văn hóa, kinh tế, xã hội của đất nước cùng với việc cấm đoán, nhận định Mo gắn liền với mê tín dị đoan nên các hình thức thể hiện Mo Mường rất mờ nhạt. Đa phần tang ma và lễ làm vía của các gia đình chỉ mời ông Mo đến thực hành các nghi thức cúng khấn mà không thực hành diễn xướng Mo”. Ngày nay, chiếu theo nếp sống văn hóa mới, thực hiện văn minh trong việc cưới, việc tang, thầy Mo đã chủ động giản lược trong các nghi lễ Mo cho phù hợp với thời cuộc tuy nhiên đây vừa mang yếu tố tích cực nhưng lại đặt các áng Mo có nguy cơ mai một.

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Huyện Yên Lập tổ chức lớp tập huấn truyền dạy về văn hoá Mường cho các câu lạc bộ văn hoá, văn nghệ dân gian trên địa bàn huyện.

Bên cạnh đó, thực hiện Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021–2025, huyện Thanh Sơn đã triển khai Đề án bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường và các dân tộc thiểu số khác trên địa bàn huyện giai đoạn 2021–2025; huyện Yên Lập cũng đã triển khai các lớp tập huấn hướng dẫn tập luyện văn hóa truyền thống của dân tộc Mường như: Diễn xướng dân gian, hướng dẫn làm nhạc cụ, đạo cụ dân tộc phục vụ cho hoạt động tập luyện và biểu diễn cho các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ dân gian của đồng bào Mường tại địa phương. Tuy nhiên các hoạt động này mới chỉ dừng lại ở việc giữ gìn văn hóa đồng bào dân tộc Mường nói chung. Việc đi sâu, tập trung vào Mo Mường – một yếu tố cấu thành nên văn hóa Mường vẫn còn “mờ nhạt” trong công tác bảo tồn.

Thực tế hiện nay, ngành văn hóa vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị các loại hình di sản nhưng do ngân sách Nhà nước cho lĩnh vực này còn hạn chế, chủ yếu dựa vào nguồn lực từ Nhân dân. Trong số lượng các cuốn sách, ấn phẩm nghiên cứu về di sản văn hóa Mo Mường của người Mường ở Phú Thọ gần như chưa có.

Đặc biệt, ngay cả nhưng thầy Mo được công nhận hay thầy Mo dân phong thì hiện nay cũng là những người không “bổng lộc”, chưa nhận được nhiều sự quan tâm, họ vẫn hoạt động trên tinh thần tự nguyện, tâm huyết và ý thức gìn giữ vốn quý của đồng bào dân tộc Mường.

Thêm vào đó, chính “thước đo”, tiêu chuẩn đặt ra để công nhận thầy Mo, hay nghệ nhân Mo Mường cũng là một trong những “bất cập”. Năm 2020, tỉnh Hòa Bình phối hợp với Viện Âm nhạc thuộc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (đơn vị tư vấn lập hồ sơ) xây dựng Hồ sơ quốc gia Mo Mường Việt Nam đệ trình UNESCO ghi danh vào Danh sách Di sản Văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Trong đó, nội dung quan trọng là kiểm kê di sản tại 7 tỉnh trong đó có tỉnh Phú Thọ. Các đơn vị đã xây dựng 7 phiếu kiểm kê đề ra các tiêu chí về Nghệ nhân Mo Mường, tín ngưỡng có tên Mo tại địa phương… Biểu mẫu Viện Âm nhạc đưa ra định nghĩa: “Nghệ nhân Mo Mường là những người có căn số, được người dân địa phương tin tưởng trao cho nhiệm vụ thực hành các nghi lễ tín ngưỡng có tên gọi Mo. Nội dung kê khai gồm truyền thống làm Mo bao nhiêu đời, có bao nhiêu Thánh thư/Thiên thư (sách), số năm làm nghề, số lượng nghi lễ Mo tang ma đã thực hiện, số lượng và tên các róong Mo biết, thuộc và thực hành được, hiện vật trong túi Khót (miêu tả, lý do, câu chuyện xung quanh các hiện vật), số lượng học trò theo học. Nếu chiếu theo các tiêu chí trên thì có thể nhiều vùng Mường trên địa bàn tỉnh sẽ không có nghệ nhân Mo Mường.

Kỳ 2: Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Thầy Mo Nguyễn Đình Thưởng làm nghi lễ mo cầu thọ, cầu sức khỏe tại lễ mở cửa rừng của người Mường, huyện Yên Lập.

Thiết nghĩ, có phải là nghịch lý khi những di sản mà cộng đồng đã chấp nhận sự biến đổi của nó trong dòng chảy thời cuộc nhưng các cơ quan quản lý vẫn đang “áp” những tiêu chí mang tính cơ học, mà quên mất những khác biệt về bối cảnh lịch sử, địa lý, con người các địa phương. Đành rằng, đã công nhận thì phải có tiêu chí nhưng chúng ta cần khảo sát thước đo sự tin tưởng của Nhân dân dành cho thầy Mo, lưu tâm đến cả nỗ lực, quá trình, công sức họ đã bỏ ra chăm tưới để “cây” di sản chỉ còn gốc rễ nay lại được “nở hoa”.

Đồng chí Khuất Đình Quân – cán bộ văn hóa xã Tu Vũ, huyện Thanh Thuỷ quả quyết: Trong tương lai, khi có đợt kiểm kê di sản Mo Mường, chúng tôi sẽ đề nghị ghi tên những thầy cúng có uy tín, cống hiến cho sự nghiệp bảo tồn Mo Mường tại địa phương trở thành những nghệ nhân Mo Mường”.

Mo Mường với chủ thể là những ông Mo, tượng trưng cho vốn quý báu vô giá mà tổ tiên người Mường truyền lại cho con cháu. Mo Mường đã và đang được quan tâm nhưng vẫn cần nhiều những biện pháp tích cực hơn nữa của ngành văn hóa và các địa phương để Mo Mường được phát huy, lan tỏa xứng đáng với giá trị của Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia và tiến tới di sản văn hóa đại diện Nhân loại được UNESSCO ghi danh.

Thanh Trà – Thu Hương – Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-2-tran-tro-hanh-trinh-bao-ton-di-san-225209.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Tập huấn câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan.Cán bộ văn hoá và nghệ nhân truyền dạy cùng các học viên tham gia lớp tập huấnTham gia lớp tập huấn CLB sinh hoạt văn hoá dân tộc Cao Lan có hơn 60 học viên là các già...

Nâng cao vị thế phụ nữ dân tộc thiểu số

Là “điểm sáng” trong việc nâng cao vị thế phụ nữ DTTS, huyện Tân Sơn tạo điều kiện cho phụ nữ vượt qua hoàn cảnh khó khăn, vươn lên trong lao động, làm chủ kinh tế, xây dựng gia đình bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc.Tại xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện đã triển khai thành lập nhóm sinh kế “Nuôi ong lấy mật” với 13 thành viên. Hội đã phối hợp...

Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024

Ngày 30/12, đồng chí Nguyễn Hòa Bình - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác dân tộc năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Các đại biểu dự hội nghị tại điểm cầu Phú ThọDự hội nghị tại điểm cầu Phú Thọ có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND...

Cùng tác giả

Ngày 3/2, Bắc Bộ mưa rét, vùng núi có nơi dưới 6 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (3/2), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, trời rét, riêng vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ.Dự báo,...

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Cùng chuyên mục

Ngày 3/2, Bắc Bộ mưa rét, vùng núi có nơi dưới 6 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, hôm nay (3/2), ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa, mưa rào rải rác, trời rét, riêng vùng núi Bắc Bộ rét đậm, có nơi rét hại. Trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (3/2), không khí lạnh đã ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ.Dự báo,...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Bắc Bộ tăng nhiệt nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại

Ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C.Người dân Hà Nội đi lễ đầu năm tại chùa Trấn Quốc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại.Nam Bộ sáng sớm và đêm...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nuôi lợn đất – nét đẹp đầu Xuân

Những chú lợn đất xinh xắn, đầy màu sắc không chỉ là người bạn thân thiết với tuổi thơ mà còn là niềm ao ước của trẻ em khi Tết đến, Xuân về. Không đơn thuần là món đồ để cất giữ tiền tiết kiệm, lợn đất còn mang giá trị tinh thần, trở thành món quà truyền thống mà nhiều bậc cha mẹ thường tặng cho con trẻ trong dịp đầu năm mới thể hiện sự quan tâm,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất