Powered by Techcity

Tối ưu hóa sử dụng năng lượng


Cùng với nâng cao quản trị doanh nghiệp (DN), sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng, giúp DN giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là giải pháp tạo điều kiện để DN hướng đến mục tiêu sản xuất xanh, bền vững.

Tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Công ty CP Gemmy Wood (Cụm công nghiệp Tân Phú, huyện Tân Sơn) xây dựng nhà xưởng tận dụng tối đa ánh sáng và thông gió tự nhiên, tiết kiệm điện năng tiêu thụ.

Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng cho sản xuất và đời sống ngày càng tăng, tăng trưởng phụ tải điện liên tục ở mức cao, các nguồn tài nguyên than, dầu, khí đang dần cạn kiệt, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu… sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp thiết thực, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế gắn với sản xuất xanh.

Việt Nam đang thực hiện nghiêm túc chuyển đổi xanh trong toàn bộ nền kinh tế, hướng đến việc phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Trong hành trình đó, nhiều DN đã và đang tích cực thực hành tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất. Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được DN triển khai như: Bố trí quy trình sản xuất khoa học nhằm giảm tổn thất điện năng; cải tiến máy móc kỹ thuật, nâng cao hiệu suất hoạt động; áp dụng biện pháp cải tiến công nghệ, hợp lý hoá quá trình đốt nhiên liệu, gia nhiệt, làm lạnh và chuyển hoá nhiệt năng; giảm tổn thất nhiệt và điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối, tiêu thụ điện năng; thu hồi năng lượng của chu trình thải để tái sử dụng…

Công ty CP Giấy Việt Trì chuyên sản xuất giấy bao bì, sản lượng trên 140.000 tấn sản phẩm/năm. Ông Trần Văn Mạnh – Trưởng phòng Tổ chức hành chính Công ty cho biết: “Công ty chú trọng đầu tư công nghệ, quy trình vận hành, bảo dưỡng máy móc, thiết bị để nâng cao hiệu suất; sử dụng động cơ có công suất phù hợp cho từng thiết bị, xây dựng chế độ vận hành phù hợp nhằm giảm phụ tải giờ cao điểm. Hiện nay, Công ty sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu sản xuất, trong đó, lượng lề tái sinh để sản xuất giấy bao bì chiếm 90% lượng nguyên liệu. Qua đó, góp phần giảm định mức nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng tiêu thụ cho sản xuất. Công ty cũng dừng sử dụng than để đốt lò hơi từ năm 2014 và chuyển sang sử dụng phụ phẩm từ gỗ”.

Dư địa về tiết kiệm năng lượng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng (chiếm trên 60% lượng điện tiêu thụ của tỉnh) còn rất lớn do nhiều DN hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, công nghệ còn lạc hậu, dẫn đến hiệu suất năng lượng, hiệu quả sử dụng năng lượng chưa cao.

Việc áp dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng một cách linh hoạt, đồng bộ với chiến lược rõ ràng sẽ giúp DN đạt được hiệu quả cao trong tiết kiệm chi phí năng lượng, tối đa lợi nhuận kinh doanh, tăng khả năng hội nhập kinh tế quốc tế.

Tại nhiều DN đã áp dụng biện pháp kỹ thuật, xây dựng nhà xưởng hợp lý nhằm sử dụng tối đa hiệu quả hệ thống chiếu sáng, thông gió, làm mát; các công nghệ tự động hóa hiện đại như robot công nghiệp, hệ thống điều khiển tự động, dây chuyền sản xuất thông minh được đưa vào vận hành.

Công ty CP CMC (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) hoạt động trong lĩnh vực sản xuất gạch ốp lát, ngói tráng men, sản lượng sản phẩm đưa ra thị trường khoảng 20 triệu m2/năm. Công ty thành lập Ban sáng tạo thực hiện nghiên cứu, tối ưu hóa các khâu trong quá trình sản xuất nhằm tiết kiệm nhiên liệu, nguyên liệu, chi phí vận hành. Năm 2023, các chương trình và hoạt động cải tiến năng suất, chất lượng Kaizen giúp Công ty tiết kiệm gần 30 tỷ đồng chi phí giá thành sản xuất.

Bà Vũ Thị Loan – Phó Tổng Giám đốc Công ty cho biết: “Để sản phẩm tạo ưu thế vượt trội, đạt yêu cầu về chất lượng, thẩm mỹ, Công ty chú trọng đầu tư hệ thống dây chuyền sản xuất hiện đại, công nghệ, máy móc tiên tiến, được tự động hóa cao, giúp giảm thiểu sai số, đảm bảo hoạt động ổn định, sử dụng năng lượng hợp lý”.

Đối với DN, thực hiện các giải pháp cải tiến sử dụng năng lượng hiệu quả không chỉ mang lại lợi ích kinh tế trực tiếp cho DN mà còn góp phần giảm nhập khẩu năng lượng, tiết kiệm nguồn tài nguyên, giảm phát thải khí nhà kính. Đó cũng là cách để DN thể hiện sự chủ động thực hiện các trách nhiệm với xã hội, với cộng đồng.

Tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Công ty CP CMC (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) tích cực đổi mới công nghệ, tự động hóa trong sản xuất, giúp giảm nguyên liệu, năng lượng tiêu thụ

Đồng hành với doanh nghiệp

Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các DN ứng dụng, chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; lồng ghép lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tư vấn, hỗ trợ cho DN các giải pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; xây dựng các mô hình quản lý năng lượng, hỗ trợ kiểm toán năng lượng.

Từ năm 2018 đến nay, với các chương trình hỗ trợ DN nhỏ và vừa đổi mới công nghệ, trên địa bàn tỉnh có hơn 60 dự án đổi mới công nghệ được hỗ trợ với tổng kinh phí trên 20 tỉ đồng. Thông qua hoạt động đổi mới công nghệ, hàng chục công nghệ, quy trình được DN chuyển giao, hấp thu và làm chủ; ứng dụng công nghệ sản xuất thông minh, giảm thiểu lãng phí trong quá trình sản xuất, tiết kiệm về nhân lực, thời gian, nguyên, nhiên liệu, năng lượng.

Kế hoạch số 3085/KH-UBND, ngày 11/8/2023 của UBND tỉnh về triển khai thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg, ngày 8/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường tiết kiệm điện giai đoạn 2023-2025 và các năm tiếp theo đặt mục tiêu hàng năm toàn tỉnh tiết kiệm tối thiểu 2% tổng điện năng tiêu thụ. Với các giải pháp đồng bộ trong tiết kiệm điện, năm 2023, sản lượng điện tiết kiệm toàn tỉnh đạt 83,78 triệu kWh, tương ứng với tỷ lệ tiết kiệm điện 2,21%, trong đó sản lượng điện tiết kiệm cho mục đích kinh doanh dịch vụ 2,7 triệu kWh, đạt 2,85%; sản lượng điện tiết kiệm cho mục đích sản xuất công nghiệp 48,97 triệu kWh, đạt 2,05%… Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng 1 nhà máy xử lý rác thải kết hợp phát điện với tổng công suất 18 MW, phát triển 210 hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất trên 3.100kWp.

Ông Phạm Văn Chúc – Phó Giám đốc Công ty Điện lực Phú Thọ cho biết: “Cùng với thực hiện các giải pháp kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư xây dựng, cải tạo lưới điện, việc sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả có vai trò quan trọng trong đảm bảo cung cấp điện ổn định, nhất là với cơ sở sử dụng điện trọng điểm. Năm 2024, Công ty đã ký biên bản thỏa thuận điều chỉnh phụ tải với 230/230 khách hàng có sản lượng điện tiêu thụ từ 1 triệu kWh/năm trở lên. Tăng cường công tác tuyên truyền, đề nghị các DN xây dựng và thực hiện các giải pháp sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả; đảm bảo sử dụng đúng công suất, biểu đồ phụ tải; thực hiện kế hoạch sản xuất hợp lý; hạn chế tối đa việc huy động các thiết bị, máy móc có công suất tiêu thụ điện lớn vào giờ cao điểm”.

Trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, yêu cầu của thị trường các nước nhập khẩu đối với hàng hoá như dán nhãn các-bon, kiểm soát mức tiêu thụ năng lượng ngày càng được đẩy mạnh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, thời gian tới, cần tiếp tục huy động các nguồn lực cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả thông qua triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ phát triển sản phẩm, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực. Về phía DN cũng cần chủ động cải tiến công nghệ, nhất là trong các ngành tiêu thụ nhiều năng lượng, loại bỏ năng lực sản xuất lạc hậu, nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng thông qua đầu tư các dự án tiết kiệm năng lượng.

Nguyễn Huế

Thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 08/01/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Lâm Thao về phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa cận đô thị giai đoạn 2020 – 2025, thị trấn Lâm Thao đã cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch cụ thể, phù hợp thực tiễn để thực hiện hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

Tối ưu hóa sử dụng năng lượng

Sản phẩm cây hành xanh của HTX Nông nghiệp Hạt giống Đất Tổ, khu Ngọc Tỉnh được công nhận đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao.

Do quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng, đất sản xuất ngày càng thu hẹp, đặt ra yêu cầu cho cấp uỷ, chính quyền thị trấn Lâm Thao cần phát triển nông nghiệp cận đô thị theo hướng chuyên canh, tập trung sản xuất sản phẩm mang tính hàng hóa, tăng nhanh giá trị trên một đơn vị diện tích.

Với mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả quỹ đất nông nghiệp gắn với thay đổi nhận thức của người nông dân, phát huy vai trò chủ thể trong phát triển sản xuất, thị trấn tập trung rà soát quỹ đất, nghiên cứu, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện nghị quyết theo chủ trương gắn quy hoạch sản xuất nông nghiệp với quy hoạch chung của huyện, trong đó quy hoạch các vùng sản xuất tập trung đối với sản phẩm có tiềm năng, lợi thế để phát triển theo hướng hàng hóa.

Nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, thị trấn khuyến khích đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, sử dụng các giống chất lượng, cho năng suất cao, đưa quy trình sản xuất theo hướng an toàn nhân rộng trong cộng đồng. Bố trí luân canh các loại cây trồng, tăng vụ sản xuất, chuyển đổi diện tích đất sản xuất kém hiệu quả, diện tích đất vườn sang trồng các loại cây có giá trị, phù hợp thổ nhưỡng, khai thác triệt để, hiệu quả nguồn tài nguyên đất, nước… Trong đó, ưu tiên phát triển các sản phẩm thế mạnh của vùng là sản xuất rau xanh, quy hoạch thành các vùng sản xuất rau chuyên canh có diện tích lớn.

Từ lợi thế về thổ nhưỡng, kinh nghiệm sản xuất, kết hợp với lợi thế về giao thông thuận tiện, cửa ngõ giao lưu buôn bán với một số địa bàn có thị trường tiêu thụ lớn như: Việt Trì, Hà Nội, Yên Bái, nghề sản xuất rau xanh của thị trấn đã phát triển rộng rãi. Hiện thị trấn có nhiều hộ dân ở các khu Sơn Thịnh, Ngọc Tỉnh, Thắng Lợi đạt thu nhập hàng trăm triệu đồng/năm nhờ trồng rau xanh.

Năm 2023, thị trấn đã có sản phẩm cây hành xanh đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao. Địa phương cũng đang tích cực phối hợp hoàn thành hồ sơ cấp mã số vùng trồng cho 2ha rau xanh ở khu Phương Lai, hoàn thiện hồ sơ đề nghị công nhận đạt chuẩn OCOP hạng 3 sao đối với sản phẩm chuối sấy xuất khẩu.

Trong chăn nuôi, thị trấn chú trọng nâng cao giá trị các sản phẩm có lợi thế của địa phương, đẩy mạnh phát triển đàn vật nuôi theo hướng tập trung, quy mô trang trại, an toàn sinh học, bảo đảm vệ sinh môi trường, đồng thời tăng cường tuyên truyền, thực hiện tiêm phòng vắc xin, khử trùng tiêu độc trên đàn vật nuôi.

Hiện thị trấn có tổng đàn bò 107 con, đàn lợn hơn 1.400 con, đàn gia cầm trên 14,6 nghìn con… Đồng thời, thị trấn khuyến khích phát triển thủy sản theo hướng thâm canh, công nghiệp, thực hiện chuyển đổi những diện tích sâu trũng, trồng trọt kém hiệu quả sang trồng cây có giá trị kết hợp nuôi thả thủy sản… Đến nay, giá trị sản phẩm bình quân trên đất canh tác và nuôi trồng thuỷ sản của thị trấn đạt 160 triệu đồng/ha/năm.

Thời gian tới, thị trấn Lâm Thao tiếp tục tập trung nguồn lực đầu tư cải tạo, nâng cấp hệ thống thủy lợi trên địa bàn; đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất; thực hiện có hiệu quả kế hoạch khuyến khích, hỗ trợ phát triển nông nghiệp theo hướng hàng hóa cận đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, gắn với thị trường tiêu thụ; đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, cung cấp dịch vụ tại địa phương; tiếp tục chỉ đạo phát triển sản phẩm OCOP trên địa bàn; khuyến khích thành lập mới các doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất, kinh doanh… tham gia hợp tác, liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gắn với xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương.

Phương Thảo



Nguồn: https://baophutho.vn/toi-uu-hoa-su-dung-nang-luong-217827.htm

Cùng chủ đề

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tổng kết công tác Hội Văn học nghệ thuật Lâm Thao

Sáng 25/12, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Lâm Thao tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT tỉnh tặng hoa chúc mừngNăm 2024, Hội VHNT huyện Lâm Thao đã bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, tổ chức nhiều hoạt động VHNT thiết thực, hiệu quả như: Tổ chức 4 chuyến đi thực tế sáng tác về...

Số hóa sắc phong

Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan...

Đồng Sơn vươn mình

Trên cung đường về xã Đồng Sơn (huyện Tân Sơn) những ngày cuối năm, chúng tôi cảm nhận rõ sự thay đổi, vươn lên của đồng bào nơi đây. Các tuyến đường liên thôn, liên xã được bê tông hóa bảo đảm nhu cầu đi lại, giao thương của bà con; nhiều công trình phúc lợi xã hội như trường học, nhà văn hóa khu dân cư được xây dựng khang trang; người dân được hỗ trợ xây nhà...

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều 23/12, Hội LHPN tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào phụ nữ năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Hội LHPN tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho đồng chí Hoàng Thị Minh Thu - Trưởng Ban Gia đình xã hội – kinh tế, Hội LHPN tỉnh.Năm 2024, bám sát chương trình hoạt động của Hội LHPN Việt Nam, nhiệm vụ chính trị của tỉnh,...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

Chi trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH vào cùng kỳ chi trả tháng 1/2025

Nhằm thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, tạo điều kiện cho người hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH vui đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, BHXH tỉnh Phú Thọ thực hiện chi trả gộp lương hưu và trợ cấp BHXH của tháng 1, tháng 2 năm 2025 vào kỳ chi trả tháng 1 năm 2025.Người dân nhận lương hưu tại Bưu điện văn hóa phường Minh Nông, TP Việt Trì.Cụ thể, với hình thức...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Cùng chuyên mục

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Niềm vui từ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

Về thăm khu 7, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự phấn khởi của bà con Nhân dân khi khu vừa được công nhận là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang, đường bê tông sạch đẹp, có cây bóng mát, hoa nở rực rỡ ven đường; nhà văn hóa được xây mới khang trang, hiện đại...Người dân tích cực trồng hoa, cây...

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.Theo Cục Kinh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất