Powered by Techcity

Tiết kiệm năng lượng, hướng đến nền kinh tế xanh


Ngày 1/4/2020, UBND tỉnh Phú Thọ ban hành Kế hoạch số 1328/KH-UBND thực hiện Chương trình Quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020 – 2030, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Mục đích của Kế hoạch là tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm có liên quan đến công tác sử dụng, tiêu thụ năng lượng trên địa bàn; huy động mọi nguồn lực cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Qua đó hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội. Thực hiện và triển khai theo Kế hoạch, trong những năm qua trên địa bàn tỉnh đã đạt những kết quả khả quan, góp phần vào mục tiêu phấn đấu đạt mức tiết kiệm năng lượng 3,0 – 5,0% tổng tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh so với dự báo hiện nay.

Kỳ I: Giảm chi phí, tăng hiệu quả

Tiết kiệm năng lượng, hướng đến nền kinh tế xanh

Dây chuyền sản xuất phân bón NPK-S của Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao.

Phú Thọ là một trong những địa phương có nền công nghiệp phát triển khá mạnh so với các tỉnh ở khu vực phía Bắc. Đây là lĩnh vực tiêu tốn rất nhiều năng lượng, chủ yếu là năng lượng điện, than và xăng dầu. Cùng với sản xuất công nghiệp, những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh nhiều công trình xây dựng cơ sở hạ tầng được đầu tư quy mô lớn. Số lượng các tòa nhà cao tầng tăng lên, các bệnh viện, công sở, trường học… được đầu tư sửa chữa, xây mới theo hướng hiện đại. Tại các đô thị, thị trấn, thị xã, các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ được lắp đặt hệ thống chiếu sáng công cộng ngày càng tăng, dẫn đến nguồn năng lượng chủ yếu trong lĩnh vực này là điện năng cũng tăng theo. Vì thế tiết kiệm năng lượng trong ngành công nghiệp đặt ra yêu cầu bức thiết.

Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật

Là một trong những đơn vị sản xuất phân bón lớn, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao luôn đi đầu trong các phong trào phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Đến nay, đã có hàng trăm sáng kiến được ứng dụng vào sản xuất, làm lợi cho Công ty hàng chục tỷ đồng. Trong đó có nhiều sáng kiến hướng đến mục tiêu tiết kiệm năng lượng trong sản xuất.

Năm 2023, đề tài “Nghiên cứu và triển khai lắp đặt cải tạo thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất vê viên dây chuyền NPK 1 từ 67% lên 75% góp phần nâng ca năng suất dây chuyền và hình thức hạt sản phẩm tiết kiệm chi phí điện, nhân công và nhiệt sấy sản phẩm” đã được giải Ba Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh.

Xuất phát từ thực tế tại Công ty, dây chuyền NPK 1 đang sản xuất các loại sản phẩm NPK được tạo hạt bằng đĩa vê viên, sử dụng nước tuần hoàn của bể hấp thụ xử lý khí thải, có bổ sung nước mạng chung của Công ty. Tuy nhiên hiệu suất vê viên thấp dẫn đến định mức sử dụng năng lượng/tấn sản phẩm tăng cao do quá trình sấy, làm nguội, sàng sản phẩm và nghiền cục hồi lưu, đồng thời phát sinh bụi ảnh hưởng đến môi trường. Hình thức hạt sản phẩm không tròn đều, nhiều hạt méo, kích thước hạt không đồng đều.

Đồng chí Triệu Đăng Định – Phó trưởng Phòng Kỹ thuật cho biết: “Sau quá trình nghiên cứu khảo sát, đánh giá thực tế nhóm sáng kiến đã đề xuất cải tạo, bổ sung hoàn thiện thiết bị nhằm nâng cao hiệu suất vê viên tạo hạt tại Dây chuyền NPK 1. Với những sự cải tiến về kỹ thuật cũng như các thiết bị máy móc, sau khi đầu tư hệ thống thiết bị và vận hành ổn định đã nâng cao được hiệu suất vê viên tạo hạt NPK từ 67% lên 75% dải hạt từ 2÷4mm. Giảm đáng kể hiện tượng bám dính đáy đĩa, là nguyên nhân tạo nên những cục có kích thước lớn làm giảm năng suất dây chuyền. Góp phần nâng cao năng suất dây chuyền, cải thiện hình thức hạt sản phẩm NPK, giảm tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu, phát tán bụi”.

Bám sát các định hướng của Chính phủ, Tổng Công ty Xi măng Việt Nam (VICEM) đã xây dựng Chương trình sử dụng các chất thải phát sinh từ đời sống xã hội và từ các ngành công nghiệp (như rác thải rắn công nghiệp, rác thải nguy hại, chất thải nhựa, rác thải sinh hoạt, bùn thải nạo vét sông hồ, tro xỉ ngành nhiệt điện, xỉ luyện kim…) làm nguyên liệu, nhiên liệu thay thế cho việc sử dụng các tài nguyên thiên nhiên không tái tạo như than đá, đá vôi, đất sét…

Thực hiện chỉ đạo của Tổng Công ty Xi măng Việt Nam, Công ty Cổ phần Xi măng VICEM Sông Thao đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, cải tiến sáng kiến kỹ thuật và ứng dụng thành quả vào sản xuất. Trong đó đề tài “Nghiên cứu sử dụng tận thu than thải làm nhiên liệu phục vụ nung luyện Clinker” của Công ty đã vượt qua nhiều đề tài để giành giải Nhì Hội thi sáng tạo kỹ thuật tỉnh năm 2023.

Tiết kiệm năng lượng, hướng đến nền kinh tế xanh

Công ty Cổ phần xi măng VICEM Sông Thao ứng dụng các đề tài khoa học vào sản xuất mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo vệ môi trường.

Đối với ngành công nghiệp sản xuất xi măng, than là một loại nhiên liệu không thể thiếu. Tuy nhiên, trong điều kiện thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, nguồn nhiên liệu này đang ngày càng cạn kiệt, thị trường than thế giới có nhiều biến động mạnh, khó khăn và nhiều rủi ro. Đứng trước những khó khăn về sự khan hiếm nguồn nhiên liệu than và giá thành ngày càng tăng cao, gây ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, thì việc nghiên cứu tận thu lượng than thải ra trong quá trình nghiền sẽ là một bài toán vừa đem lại hiệu quả kinh tế vừa góp phần bảo vệ môi trường. Do vậy đầu năm 2021, Đề tài “Nghiên cứu sử dụng tận thu than thải làm nhiên liệu phục vụ nung luyện Clinker” đã được nhóm tác giả Công ty Cổ phần xi măng VICEM Sông Thao nghiên cứu và ứng dụng.

Đồng chí Nguyễn Ngọc Xuân-Trưởng Phòng thí nghiệm cho biết: “Khi sử dụng than thải tiết kiệm được nguồn nhiệt năng còn dư địa trong than thải quay trở lại cho quá trình nung luyện Clinker từ đó sẽ giảm được nhiệt năng đưa vào quá trình nung luyện Clinker. Mặt khác, tỷ lệ sử dụng các nguyên liệu điều chỉnh cho bài phối liệu đều giảm; chất lượng Clinker đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật. Từ thành công của giải pháp này, hiện nay, Công ty Cổ phần xi măng VICEM Sông Thao đang nghiên cứu sử dụng than nhiệt trị thấp thay thế một phần than trong quá trình nung luyện clinker đem lại hiệu quả kinh tế cao”.

Thiết thực, hiệu quả

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng cho sản xuất và đời sống ngày càng tăng, tăng trưởng phụ tải điện liên tục ở mức cao, các nguồn tài nguyên than, dầu, khí đang dần cạn kiệt, phụ thuộc lớn vào nhập khẩu… sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là giải pháp thiết thực, góp phần quan trọng bảo đảm an ninh năng lượng, phát triển kinh tế gắn với sản xuất xanh. Trong hành trình đó, nhiều doanh nghiệp đã và đang tích cực thực hành tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng sạch trong sản xuất.

Các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả được doanh nghiệp triển khai như: Bố trí quy trình sản xuất khoa học nhằm giảm tổn thất điện năng; cải tiến máy móc kỹ thuật, nâng cao hiệu suất hoạt động; áp dụng biện pháp cải tiến công nghệ, hợp lý hoá quá trình đốt nhiên liệu, gia nhiệt, làm lạnh và chuyển hoá nhiệt năng; giảm tổn thất nhiệt và điện năng trong quá trình truyền tải, phân phối, tiêu thụ điện năng; thu hồi năng lượng của chu trình thải để tái sử dụng…

Đồng chí Nguyễn Ngọc Linh-Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần xi măng VICEM Sông Thao cho biết: Khi ứng dụng đề tài “Nghiên cứu sử dụng tận thu than thải làm nhiên liệu phục vụ nung luyện Clinker” đã tận thu được nguồn than thải ra trong quá trình nghiền than tránh lãng phí, đa dạng hóa nguồn nhiên liệu giúp đảm bảo an ninh năng lượng trong bối cảnh nguồn cung cấp than khan hiếm và giá than liên tục tăng mạnh. Về hiệu quả kinh tế, từ khi ứng dụng đã tiết kiệm cho doanh nghiệp trên 1 tỷ đồng mỗi năm”.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, một số nhà máy đã đầu tư sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, năng lượng sinh học. Đặc biệt tại khu vực nông thôn đã có nhiều gia đình xây dựng mô hình hầm khí Biogas tiết kiệm năng lượng, lắp đặt bình nước nóng năng lượng mặt trời.

Trong công nghiệp, một số ngành chế biến nông sản như chế biến chè từ các lò thủ công; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng còn sử dụng một số nguồn năng lượng từ cao su phế thải, nhựa, PE, PP… (như Công ty CP CTH, Công ty CP Giấy Việt Trì…) hoặc sử dụng sản phẩm lâm nghiệp như củi, mùn cưa thay thế than, dầu.

Phát triển các nguồn năng lượng tái tạo, trên địa bàn tỉnh đang triển khai xây dựng 1 nhà máy xử lý rác thải kết hợp phát điện với tổng công suất 18MW, phát triển trên 200 hệ thống điện mặt trời mái nhà với công suất trên 3.100kWp.

Hiện nay, các ngành chức năng của tỉnh đã và đang tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng, chuyển giao, làm chủ, phát triển công nghệ về sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; lồng ghép lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả vào các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; tư vấn, hỗ trợ cho doanh nghiệp các giải pháp tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng; xây dựng các mô hình quản lý năng lượng, hỗ trợ kiểm toán năng lượng.

Mới đây, hội thảo tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các doanh nghiệp công nghiệp sử dụng năng lượng lớn do Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công thương, Sở Công Thương phối hợp với Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức đã phổ biến, nâng cao nhận thức cho các doanh nghiệp thực hiện hiệu quả chủ trương về sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả. Từ đó, giúp doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm, áp dụng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, kiểm toán năng lượng.

Các đại biểu dự Hội thảo được tuyên truyền, phổ biến nội dung chính của Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; đồng thời được giới thiệu về giải pháp sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng mặt trời thân thiện với môi trường. Cùng với nâng cao quản trị doanh nghiệp, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là giải pháp quan trọng, giúp giảm chi phí sản xuất, gia tăng lợi thế cạnh tranh. Đây cũng là giải pháp tạo điều kiện để doanh nghiệp hướng đến mục tiêu sản xuất xanh, bền vững.

Kỳ II: Yêu cầu từ thực tiễn

Thu Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/tiet-kiem-nang-luong-huong-den-nen-kinh-te-xanh-219749.htm

Cùng chủ đề

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Đa giải pháp giảm nghèo

Nắm bắt lợi thế địa hình, thổ nhưỡng đáp ứng cơ cấu cây trồng, vật nuôi đa dạng, những năm qua, cấp ủy Đảng, chính quyền xã Minh Côi, huyện Hạ Hòa đã triển khai đồng bộ và hiệu quả các giải pháp giảm nghèo bền vững. Nhờ vậy, nhiều mô hình kinh tế mới xuất hiện, người dân nỗ lực lao động sản xuất; tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo giảm theo từng năm, đời sống của...

Xây dựng du lịch cộng đồng thành sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo

Theo Đề án phát triển du lịch cộng đồng tại Việt Nam (gọi tắt là Đề án), xây dựng du lịch cộng đồng trở thành một sản phẩm hoàn chỉnh, chủ đạo trong hệ thống sản phẩm của du lịch Việt Nam là mục tiêu trọng yếu; đáp ứng cơ bản các yêu cầu của quốc tế và khu vực ASEAN đối với hoạt động du lịch cộng đồng.Một góc Làng văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc...

Động lực thúc đẩy đổi mới, phát triển kinh tế tập thể

Từ ngày 1/7/2024, Luật Hợp tác xã (HTX) năm 2023 chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý thuận lợi, thông thoáng cho các tổ chức kinh tế tập thể (KTTT) phát triển. Luật HTX năm 2023 đã tiếp tục hoàn thiện các quy định về tổ chức, hoạt động của HTX, đáp ứng yêu cầu phát triển của khu vực KTTT trong giai đoạn mới.Phân loại chè tại HTX Chè Thành Nam, huyện Thanh Sơn.Trên địa...

Cùng tác giả

Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã của 12 tỉnh, thành phố

Sáng 14/11, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, thành phố Hà Nội, Hà Tĩnh, Thành phố Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.   Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày Tờ trình tại phiên họp Trình bày Tờ trình của...

Khai mạc Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc phiên họp. (Ảnh: DUY LINH) Sáng 14/11, tại Nhà Quốc hội (Thủ đô Hà Nội), Phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã khai mạc dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Phát biểu khai mạc, Chủ tịch Quốc hội cho biết, phiên họp diễn ra trong 2,5 ngày (dự phòng 1 ngày), có ý nghĩa hết sức quan trọng. Ủy...

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng

Sáng 14/11, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã khai mạc lớp Tập huấn kiến thức tuyển chọn ông Từ, phụ Từ năm 2025. Tham gia lớp tập huấn có 22 học viên là người cao tuổi đến từ xã Hy Cương, TP Việt Trì và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao.Lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát biểu tại buổi khai mạc lớp tập huấnLớp tập huấn diễn ra trong hai ngày (14...

Cùng chuyên mục

Giúp nông dân phát triển kinh tế

Những năm qua, nhờ được tiếp cận và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH), nhiều gia đình hội viên nông dân trên địa bàn xã Giáp Lai, huyện Thanh Sơn đã có điều kiện đầu tư phát triển các mô hình phù hợp với điều kiện tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cho gia đình.Nhờ nguồn vốn vay và hỗ...

Phát huy vai trò của doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước

Thu hút đầu tư trong nước và đầu tư trực tiếp nước ngoài là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Thời gian qua, trên địa bàn tỉnh Phú Thọ, các doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước (DDI) có sự phát triển mạnh về số lượng, quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh, đã và đang có những đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế,...

Giới thiệu phần mềm chuyển đổi số Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Ngày 13/11, Sở NN&PTNT tổ chức hội nghị giới thiệu phần mềm chuyển đổi số ngành NN&PTNT. Dự hội nghị có đồng chí lãnh đạo một số Sở, ngành liên quan; đại diện các huyện, thành, thị và các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh.Các đại biểu tham quan quầy trưng bày sản phẩm OCOP của tỉnh tại hội nghị.Tại hội nghị, các đại biểu đã được nghe trình bày chi tiết về các tính năng nổi bật...

Hơn 20 nhà hàng, quán ăn ký cam kết không kinh doanh, giết mổ động vật hoang dã và chim di cư

Hiện nay, toàn huyện Thanh Sơn có hơn 20 nhà hàng, quán ăn. Hạt Kiểm lâm Thanh Sơn đã đẩy mạnh tuyên truyền, tổ chức ký cam kết nhằm chủ động phòng ngừa tình trạng buôn bán, vận chuyển, chế biến, kinh doanh động vật rừng hoang dã trái phép trên địa bàn.Lực lượng kiểm lâm huyện tuyên truyền, tổ chức cho chủ các nhà hàng ký cam kết không kinh doanh, giết mổ các loài động vật hoang...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cán bộ hợp tác xã tâm huyết với phát triển nông nghiệp

Với sự năng động, nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường và tinh thần trách nhiệm cao, ông Nguyễn Minh Lập - Phó Giám đốc HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long, xã Hưng Long, huyện Yên Lập đã góp phần đưa hoạt động của HTX ngày càng ổn định.Ông Lập tư vấn cho người dân sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả.HTX dịch vụ nông nghiệp Hưng Long hiện hoạt động chính trong...

Chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi vụ Đông xuân

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) vừa có Công văn só 182/SNN-CNTY đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phòng, đơn vị liên quan chủ động phòng chống đói rét, dịch bệnh cho đàn vật nuôi trong vụ Đông xuân 2024 - 2025.Sở NN&PTNT đề nghị UBND các xã, phường, thị trấn, đơn vị chuyên môn tăng cường thông tin, tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện một số biện pháp...

Thành công từ nuôi ong lấy mật

Với sự nhạy bén trong tư duy, cùng ý chí, nghị lực quyết tâm làm giàu, anh Đồng Thế Chắt ở xóm Lạc Song, xã Lương Nha, huyện Thanh Sơn đã mạnh dạn đầu tư, xây dựng mô hình nuôi ong đem lại hiệu quả kinh tế cao.Anh Đồng Thế Chắt (bên phải) đã nỗ lực xây dựng mô hình nuôi ong lấy mật mang lại hiệu quả kinh tế cao.Sinh ra và lớn lên trong gia đình thuần...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tin nổi bật

Tin mới nhất