Powered by Techcity

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024


Thủ tướng yêu cầu nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 122/CĐ-TTg ngày 27/11/2024 gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024.

Trong thời gian qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, các địa phương, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và hệ thống các tổ chức tín dụng đã có nhiều cố gắng, nỗ lực, bám sát thực tiễn, tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ, giải pháp trong lĩnh vực tiền tệ, ngân hàng, góp phần tích cực vào kết quả phát triển kinh tế xã hội của đất nước từ đầu năm đến nay.

Tuy nhiên, trong bối cảnh tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, xung đột quân sự kéo dài ở một số khu vực, kinh tế toàn cầu phục hồi chậm, không đồng đều, thiếu vững chắc; thiên tai, Biến đổi Khí hậu ảnh hưởng lớn đến nhiều quốc gia. Ở trong nước, hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân, doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, nhất là chịu thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3, thiên tai, lũ lụt gây ra ở nhiều địa phương, việc tiếp cận tín dụng còn khó khăn, nợ xấu của ngân hàng tăng.

Để tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả điều hành tín dụng năm 2024, tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tiền tệ, hoạt động ngân hàng nhằm thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa tăng trưởng kinh tế và phấn đấu hoàn thành cao nhất toàn bộ các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024 theo các chủ trương, Nghị quyết, Kết luận của Đảng, Quốc hội, Chính phủ; Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục theo dõi sát diễn biến tình hình quốc tế, khu vực, việc thay đổi và điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ của các nền kinh tế lớn để phân tích, có phản ứng chính sách kịp thời, hiệu quả.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Hoạt động giao dịch tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện Chợ Lách, Bến Tre.

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các cơ quan điều hành chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, kịp thời, hiệu quả, phối hợp chặt chẽ, hài hòa với chính sách tài khóa mở rộng hợp lý, có trọng tâm, trọng điểm và các chính sách vĩ mô khác; trong đó tập trung thực hiện quyết liệt, hiệu quả hơn nữa các nhiệm vụ, giải pháp về điều hành lãi suất, tỷ giá, tăng trưởng tín dụng, điều hành thị trường mở, lượng tiền cung ứng, giảm mặt bằng lãi suất cho vay… để cung ứng vốn cho nền kinh tế với chi phí hợp lý.

Bên cạnh đó, đưa tiền ra và hút tiền về nhịp nhàng, đồng bộ, hợp lý, không giật cục và tạo áp lực thanh khoản cho hệ thống ngân hàng, nhằm hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khắc phục nhanh hậu quả cơn bão số 3, phục hồi và phát triển sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế gắn với ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan khẩn trương thực hiện quyết liệt, hiệu quả, kịp thời các giải pháp tín dụng phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô, lạm phát và đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho người dân, doanh nghiệp, hỗ trợ phát triển sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, sinh kế cho người dân theo tinh thần lợi ích hài hòa, rủi ro chia sẻ, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách, bảo đảm đưa vốn tín dụng vào nền kinh tế thực chất, hiệu quả nhất, tuyệt đối không để ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm, không đúng địa chỉ, tạo cơ chế xin cho, tiêu cực trong việc cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng. Thực hiện mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2024 ở mức 15%.

Ngoài ra, tiếp tục thực hiện có hiệu quả và mạnh mẽ hơn nữa các giải pháp theo thẩm quyền để giảm mặt bằng lãi suất cho vay của hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp có điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh, tạo doanh thu, lợi nhuận và trả nợ vay cho ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chỉ đạo các tổ chức tín dụng tập trung tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, ứng phó với biến đổi khí hậu, kinh tế tuần hoàn, kinh tế chia sẻ, khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo…; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đối với lĩnh vực rủi ro, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả; tiếp tục có chính sách tháo gỡ khó khăn trong tiếp cận tín dụng đối với doanh nghiệp, người dân. Đẩy mạnh cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng dịp cuối năm và Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.

Tiếp tục nỗ lực hơn nữa để giảm mặt bằng lãi suất cho vay thông qua tiết giảm chi phí, đơn giản hóa thủ tục hành chính, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số…

Đẩy mạnh triển khai hiệu quả và bảo đảm công khai, minh bạch các gói tín dụng ưu đãi phù hợp với đặc thù của từng tổ chức tín dụng đối với các lĩnh vực quan trọng góp phần thúc đẩy các động lực tăng trưởng của nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, nhất là các gói tín dụng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, gói tín dụng cho lâm sản, thủy sản…; phát huy vai trò, tăng cường trách nhiệm xã hội, đạo đức kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong việc chia sẻ, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp khi gặp khó khăn.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các giải pháp điều hành tín dụng năm 2024

Một buổi giao dịch cho vay tại điểm giao dịch xã Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tiếp tục chủ động rà soát, tổng hợp khách hàng đang vay vốn bị thiệt hại do ảnh hưởng của cơn bão số 3 để kịp thời áp dụng các biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng thông qua các biện pháp cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, tiếp tục cho vay mới nhằm khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh sau cơn bão theo quy định hiện hành, thực hiện xử lý nợ đối với khách hàng bị thiệt hại theo quy định.

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh, tăng cường thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và giám sát chặt chẽ việc cấp tín dụng, công bố lãi suất của các tổ chức tín dụng, kịp thời xử lý nghiêm theo quy định các trường hợp vi phạm; có giải pháp hiệu quả kịp thời xử lý nợ xấu của hệ thống các tổ chức tín dụng.

Thủ tướng Chính phủ giao Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc trực tiếp chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Công điện này.

Văn phòng Chính phủ theo dõi, đôn đốc theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền được giao.

Nguồn vietnam+



Nguồn: https://baophutho.vn/thu-tuong-yeu-cau-tang-cuong-cac-giai-phap-dieu-hanh-tin-dung-nam-2024-223550.htm

Cùng chủ đề

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Tổ chức “Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024

Từ ngày 2-31/12, "Chương trình khuyến mại tập trung quốc gia 2024 - Vietnam Grand Sale 2024” do Sở Công Thương tổ chức được triển khai trên phạm vi toàn tỉnh. Đây là sự kiện kết hợp các hoạt động khuyến mại truyền thống và thương mại điện tử để tạo sức lan tỏa và thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ở mọi lĩnh vực.Tại Siêu thị Go! Việt Trì nhiều chương...

Chuyển đổi số để tạo đà phát triển

Xác đinh chuyển đổi số (CĐS) là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu giúp doanh nghiệp duy trì và nâng cao năng lực cạnh tranh, vì vậy, những năm gần đây, Công ty CP Supe phốt phát và Hoá chất Lâm Thao đã tích cực nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp CĐS để nâng cao năng suất lao động, đổi mới phương thức quản lý, tạo lực đẩy trong hoạt động sản xuất kinh doanh.Công...

Giúp phụ nữ phát triển kinh tế

Xác định hỗ trợ, nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ là giải pháp quan trọng nhằm phát huy tiềm năng, cải thiện cuộc sống, những năm qua, các cấp Hội LHPN trong tỉnh đã tập trung, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ, tạo điều kiện giúp hội viên, phụ nữ phát triển kinh tế gia đình, nâng cao chất lượng cuộc sống, khẳng định được vai trò, vị thế của phụ nữ trong...

Tăng cường quản lý, chống thất thu thuế

Năm 2024, tình hình kinh tế trong nước nói chung và tỉnh ta nói riêng còn gặp nhiều khó khăn đã tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh (SXKD) của nhiều doanh nghiệp (DN), hộ kinh doanh (HKD), cũng như thu ngân sách trên địa bàn. Vì vậy, ngành Thuế tỉnh đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, quản lý chặt chẽ các nguồn thu, bám sát diễn biến tình hình SXKD theo từng địa...

Cùng tác giả

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Cùng chuyên mục

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Phù Ninh đẩy mạnh công tác an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.18 con bò...

Việt Trì xây dựng kết cấu hạ tầng để thu hút đầu tư

Xác định xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông và thu hút đầu tư là nền tảng, động lực phát triển kinh tế - xã hội, thành phố Việt Trì đã tập trung huy động mọi nguồn lực cho đầu tư, đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư, phát triển sản xuất - kinh doanh.Diện mạo đô thị Việt Trì ngày càng khang trang, hiện đại.Hạ...

Phú Thọ tiếp tục duy trì nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Tính đến hết 30/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh ta đạt 2.952/5.242,5 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch, bằng 75,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục duy trì nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (cả nước đạt 52,3%).Thi công đường nối từ đường Phù Đổng qua đường Nguyễn Tất Thành đến đường Hùng Vương (thành phố Việt Trì)Với mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 12/2024...

Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tạo bước chuyển biến mới, mang lại giá trị kinh tế cao trong thực tiễn.HTX Nông lâm Tất Thắng, xã Tất...

Nhân rộng những mô hình khuyến nông hiệu quả

Bám sát định hướng của huyện và ngành Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông Tam Nông tích cực thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn kỹ thuật, nhân rộng các mô hình hiệu quả. Công tác khuyến nông thực sự là “cầu nối” đưa khoa học kỹ thuật đến với nông dân, góp phần cơ cấu lại nông nghiệp, nâng cao thu nhập người dân, giảm nghèo bền vững trên địa bàn.Trạm Khuyến nông huyện Tam Nông hướng dẫn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất