Powered by Techcity

Thứ củ có đôi


Thứ củ có đôi

Về khu Bến Thân, xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn vào những ngày cuối tháng 9 – nơi đây được bao phủ bởi rừng già trong hệ thống rừng Quốc gia Xuân Sơn. Lội qua con suối được người dân gọi là suối Láo, chúng tôi ghé thăm ngôi nhà sàn đơn sơ của chị Triệu Thị Thơm – người dân tộc Dao làm nghề hái lá thuốc được hơn 10 năm. Vừa đúng lúc chị đang xới đất trồng củ dòm ở chân núi sau nhà – thứ củ được người Dao nơi đây gọi là “Đòm Sĩ”.

Thứ củ có đôi

Từ lâu, người Dao ở đây đã biết đến củ dòm và sử dụng như một thứ dược liệu quý. Củ dòm được bà con tận dụng cả củ và lá để làm thuốc. Với tính hàn, vị đắng chát, củ dòm có công năng giải độc, thanh nhiệt, tán ứ. Củ dòm được dùng để làm thuốc trị xương khớp, chữa đau đầu, đau bụng, sốt rét, giải độc, hỗ trợ mát gan… Một số vùng, người dân sử dụng củ dòm để trị kiết ly, đau dạ dày, đau bụng kinh niên, trị chứng mất ngủ dai dẳng. Lá củ dòm đun nước tắm cho trẻ có tác dụng trị rôm sảy, mụn nhọt…

Đối với người Dao ở Tân Sơn, củ dòm được bà con coi như dược liệu “vàng” bởi rất hiếm và không dễ dàng đào được. Là loại cây dạng dây leo có phần thân màu xanh nhạt dài từ 2,5-4m, phần rễ củ nằm ngang, mọc ngầm ở dưới mặt đất, củ dòm có hình dáng thon dài, giống như tư thế gà mái đang ấp trứng nên còn được gọi là “Củ gà ấp”.

Thứ củ có đôi

Để có thể tìm được thứ dược liệu quý này, từ lúc sương sớm còn bao phủ khắp xóm làng, những người đi tìm củ dòm sẽ chuẩn bị một con dao dài, một cái thuổng, túi tải đeo sau lưng, một ít đồ ăn thức uống rồi cùng nhau lên núi Cẩn tìm hái lá, đào củ và trở về nhà khi trời đã tối mịt. Củ dòm thường mọc ở rừng già, được tìm thấy ở các khu vực rừng ẩm, trên núi đá vôi với độ cao 300-800m giống địa hình núi Cẩn, mọc sâu dưới lòng đất khoảng 30cm. Nhờ dây lá mọc lên khỏi mặt đất, sẽ xác định được vị trí củ mọc ở đâu.

Thứ củ có đôi

Thứ củ có đôi

Điều đặc biệt của củ dòm là mọc có đôi, sinh có cặp nên đồng bào Dao thường gọi theo phồn thực là củ đực, củ cái. Nếu đã đào được một củ thì chắc chắn sẽ có củ thứ hai mọc đối xứng gần đó. Nếu không tìm được đủ một cặp, ít lâu sau, củ dòm sẽ có quả và hạt. Hạt củ dòm rơi xuống mọc thành củ con. Cách để phân biệt là củ cái có hình dáng to hơn, tròn hơn, còn củ đực thuôn dài, nhỏ hơn.

Ngày trước, khi chưa có nhiều người đi tìm kiếm củ dòm, người dân nơi đây hay đào được những củ mọc ở dưới chân núi. Khi nhiều người biết đến công dụng chữa bệnh, bà con trong làng lên núi săn tìm nên sau này có khi đi 1-2km đường rừng mới có thể tìm thấy và đào được củ to.

Thứ củ có đôi

Băng rừng, lội suối, chúng tôi phải căng mắt quan sát, lần tìm thứ dược liệu quý mọc sâu trong rừng hay trên vách đá cheo leo. Hôm nay quả là may mắn khi lần đầu theo chân đi rừng, tôi đã đào được củ dòm.

“Có ngày mưa ẩm ướt, đường núi rừng trơn như đổ mỡ, chị em chúng tôi phải bấm chân mà đi, có khi đi vài bước lại trượt chân ngã, chưa kể đá lăn xuống, đi không chắc chân cũng bị trượt ngã. Nguy hiểm nhất là lúc phải leo trèo, gặp nhiều rắn rết, vắt, muỗi bám đầy chân” – chị Thơm chia sẻ.

Mặc dù đi rừng đều nhưng 1 tháng bà con nơi đây cũng chỉ đào được khoảng 6 củ dòm. Người nào may mắn thì tháng nhiều nhất cũng chỉ đào được 8 củ.

Thứ củ có đôi

Thông thường những ngày đi rừng, bà con nơi đây sẽ kết hợp hái một số loại lá thuốc quý, quả rừng như: Dứa rừng, tầm gửi… đem ra chợ phiên để bán cho người mua về làm thuốc nam. Với đồng bào Dao, có củ dòm trồng trong nhà, không khác gì để dành được thuốc quý. Kể cả không bán được, trồng càng lâu, củ càng có giá trị, lúc bấy giờ, đào lên điều chế thuốc uống rất tốt cho sức khỏe.

Bảo Thoa



Nguồn: https://baophutho.vn/thu-cu-co-doi-219761.htm

Cùng chủ đề

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Áo dài đón Xuân

Xuống phố du Xuân những ngày đầu năm mới, chúng ta rất dễ bắt gặp hình ảnh các mẹ, các chị và cả những em bé diện áo dài. Tà áo dài thướt tha, thanh lịch không chỉ tôn lên vẻ đẹp đoan trang của phụ nữ, mà còn chứa đựng nhiều giá trị văn hoá cao đẹp của dân tộc Việt Nam...Trong không khí những ngày đầu Xuân mới, nhiều người đã chọn cho mình tà áo dài...

Thơm hương bồ kết

Chiều cuối năm - những thời khắc cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều gia đình vẫn có thói quen đun nước “dược liệu” để tắm gội. Không phải từ những thứ xa xỉ đó đều là các loại lá cây đơn giản, dân dã như: Bồ kết, mùi già, vỏ bưởi, lá bưởi, lá xả... Tắm nước lá cây chiều cuối năm là một tục lệ phổ biến, cũng là nét đẹp văn hóa được nhiều...

Cùng tác giả

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cùng chuyên mục

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Đền Hùng ngày cuối năm

Đất Tổ Vua Hùng là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ ngày nay được ví như “bảo tàng” của văn hóa dân tộc Việt với những dấu ấn văn hóa đậm nét, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng gắn với thời đại Hùng Vương.Những ngày cuối năm, hàng nghìn người dân đất Việt lại thành...

Thơm hương bồ kết

Chiều cuối năm - những thời khắc cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều gia đình vẫn có thói quen đun nước “dược liệu” để tắm gội. Không phải từ những thứ xa xỉ đó đều là các loại lá cây đơn giản, dân dã như: Bồ kết, mùi già, vỏ bưởi, lá bưởi, lá xả... Tắm nước lá cây chiều cuối năm là một tục lệ phổ biến, cũng là nét đẹp văn hóa được nhiều...

Tết này, chơi đâu

Dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 28/1 (tức ngày 29 tháng Chạp, năm Giáp Thìn), tại Điện Kính Thiên trên đỉnh núi Nghĩa Lĩnh thuộc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thay mặt đồng bào cả nước, Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ tỉnh Phú Thọ đã thành kính tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng trước thềm Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.Chủ tịch UBND tỉnh Bùi Văn Quang và...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Khách quốc tế thích thú trải nghiệm du lịch làng cổ Hùng Lô

Ngày 25/1, đoàn khách quốc tế đến từ Pháp và Thụy Sỹ đã ghé thăm làng cổ Hùng Lô trong tour du lịch đường sông từ thành phố Hạ Long (Quảng Ninh) lên thành phố Việt Trì.Những ngày này, trong tiết trời Xuân ấm áp, nhiều đoàn du khách trong và ngoài nước đã đến với làng cổ Hùng Lô, TP Việt Trì - điểm du lịch cộng đồng nổi tiếng của vùng Đất Tổ.Làng cổ Hùng Lô (thành...

Gia vị trong mâm cỗ Tết

Nói đến ẩm thực Việt Nam là nói đến sự tinh tế, đa dạng trong cách chế biến của mỗi vùng miền. Để tạo nên sự tinh tế, đa dạng ấy, bên cạnh các loại nguyên liệu thì không thể thiếu các loại gia vị. Mỗi một loại thực phẩm thường đi kèm với những loại gia vị riêng gợi nên hương vị đặc trưng, phẩm vị của riêng món ăn đó. Dùng gia vị là nghệ thuật của...

Tin nổi bật

Tin mới nhất