Powered by Techcity

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số


Thực hiện mục tiêu xóa nghèo bền vững, thời gian qua, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, tỉnh Bắc Kạn đã nỗ lực giúp đồng bào dân tộc thiểu số cải thiện đời sống thông qua hỗ trợ phát triển sản xuất đi đôi với xây dựng kết cấu hạ tầng ở vùng sâu, vùng xa.

Tạo sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số

Người dân thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể kiểm tra chất lượng cây cà gai leo.

Tạo sinh kế bền vững

Hơn một năm nay, trên những cánh đồng ruộng bậc thang ở thôn Nà Săm, xã Thượng Giáo, huyện Ba Bể xuất hiện mô hình canh tác mới. Những chân ruộng vốn trồng ngô, lúa nương, vụ được, vụ mất nhường chỗ cho giống cây dược liệu cà gai leo. Những hàng cây trồng đều tăm tắp, che phủ ni-lông dưới chân, có hệ thống tưới nước tự động cho nên sinh trưởng, phát triển tốt.

Anh Mông Văn Giới, thôn Nà Săm cho biết, từ năm ngoái anh tham gia trồng cây cà gai leo liên kết với Công ty TNHH một thành viên thương mại Ðông Nam Việt (DONAVI) trên diện tích hơn 1.000 m2. Công ty thu mua với giá 4.000 đồng/kg tươi. Vụ đầu, gia đình anh thu về hơn bảy triệu đồng, so với trồng ngô, lúa thì mức thu này cao hơn mà lại ổn định.

Bà Nguyễn Thị Oanh, Giám đốc Công ty DONAVI cho biết: Công ty hỗ trợ người dân giống, phân bón hữu cơ và chế phẩm sinh học, bao tiêu sản phẩm. Nếu người dân thực hiện đúng kỹ thuật, hướng dẫn thì mỗi 1.000 m2 có thể cho thu nhập từ 7-12 triệu đồng/lứa. Cây cà gai leo có thể cho thu hoạch thân, lá, quả từ ba đến bốn lứa/năm và sau bốn năm mới phải trồng lại cây mới.

Với mô hình mới này, 66 hộ dân ở Nà Săm, trong đó có 17 hộ nghèo đã có sinh kế mới bền vững. Người dân không chỉ có thu nhập ổn định mà còn thay đổi tư duy sản xuất sang hướng bài bản, áp dụng kỹ thuật hữu cơ thuần thục. Theo Bí thư Ðảng ủy xã Thượng Giáo Ðặng Thị Anh Thơ, nhờ trồng cây cà gai leo, người dân đã bắt đầu có thu nhập khá và ổn định. Tương lai gần, khi nhà máy chế biến đi vào hoạt động, người dân có thêm cơ hội mở rộng canh tác và có sinh kế bền vững với thu nhập cao.

Dự án trồng dược liệu này là một trong những dự án lớn nhất về nông nghiệp của Bắc Kạn trong thời gian qua. Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm chủ đầu tư. Chủ trì liên kết là Công ty TNHH một thành viên thương mại Ðông Nam Việt.

Dự án có quy mô 225 ha với tổng mức đầu tư 229 tỷ đồng, gồm: Khu vực nhà máy và sản xuất chế biến dược liệu tại xã Chu Hương; 150 ha trồng dược liệu tại các xã: Ðồng Phúc, Hoàng Trĩ, Quảng Khê, Mỹ Phương, Yến Dương, Thượng Giáo, Cao Thượng, Chu Hương. Dự án sẽ hình thành 70 ha vùng sản xuất tập trung ứng dụng công nghệ cao; phát triển mới 150 ha cho 18 loài dược liệu có giá trị kinh tế cao đạt tiêu chuẩn GACP-WHO; hình thành ít nhất 10 hợp tác xã sản xuất và sơ chế dược liệu; liên kết và hỗ trợ ít nhất 1.000 người tham gia vào chuỗi sản xuất dược liệu, trong đó ít nhất 80% số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số; giảm được tỷ lệ nghèo bền vững từ 3-5%/năm trong vùng dự án.

Người dân ở Bắc Kạn không chỉ được hỗ trợ về hạ tầng, vốn mà còn được đào tạo nghề để phát triển sản xuất bài bản.

Năm 2024, tỉnh Bắc Kạn thực hiện kế hoạch tuyển sinh và đào tạo nghề cho 6.000 người (trong đó đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 3.000 người); giải quyết việc làm cho 6.400 người; đưa 700 lao động đi làm việc ở nước ngoài; tổ chức tư vấn giới thiệu việc làm cho 8.000 người… trong đó, đối tượng chính là con em lao động đồng bào các dân tộc thiểu số.

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, 10 dự án thành phần của chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã và đang tạo nên những chuyển biến rõ rệt cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Trong đó, dự án 3 về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững, phát huy tiềm năng, thế mạnh của các vùng miền để sản xuất hàng hóa theo chuỗi giá trị là động lực chủ chốt để tạo sinh kế bền vững.

Ðến nay, từ nguồn lực của chương trình, Bắc Kạn đã hỗ trợ khoán bảo vệ rừng với tổng diện tích hơn 49.182 ha; hỗ trợ bảo vệ rừng tổng diện tích hơn 50.831 ha; hỗ trợ trồng rừng sản xuất hơn 378 ha. Tỉnh đầu tư xây dựng 957 công trình hạ tầng thiết yếu, gồm: 469 công trình đường giao thông nông thôn; 15 công trình trường lớp học; 203 công trình thủy lợi; bốn công trình cấp điện nông thôn; 209 nhà văn hóa, sinh hoạt cộng đồng thôn; 57 công trình quy mô nhỏ khác.

Bắc Kạn nỗ lực tối đa việc lồng ghép, phân bổ hợp lý nguồn lực của các chương trình mục tiêu quốc gia để bảo đảm mọi vùng đồng bào dân tộc thiểu số đều được hỗ trợ để phát triển sản xuất.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn, tính đến đầu tháng 9/2024, toàn tỉnh triển khai 377 dự án hỗ trợ sản xuất từ nguồn vốn của các chương trình mục tiêu quốc gia với tổng kinh phí hơn 196 tỷ đồng. Trong đó, có 123 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị và 254 dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng.

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bắc Kạn Vi Thị Thúy cho biết, nhiều dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đã và đang khẳng định hiệu quả, trở thành hướng sản xuất hàng hóa, kinh tế cao cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Từ những sự hỗ trợ ban đầu đã hình thành sinh kế bền vững, giúp người dân có việc làm ổn định, tăng thu nhập. Hỗ trợ phát triển sản xuất sẽ là động lực chủ chốt trong việc tạo sinh kế cho đồng bào các dân tộc thiểu số trên địa bàn.

Tháo gỡ khó khăn

Theo Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, kết quả rà soát đầu kỳ (2021-2025), tỷ lệ hộ nghèo dân tộc thiểu số là 30,5%, đến cuối năm 2023 còn 24,4%, bình quân mỗi năm giảm 3%. Kết quả này có phần đóng góp từ các chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó chủ đạo là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tiến độ triển khai các dự án hỗ trợ sản xuất ở hầu khắp các huyện đều chậm. Ðồng chí Vi Thị Thúy cho biết, qua kiểm tra ở các huyện, thành phố trong chín tháng đầu năm cho thấy việc giải ngân vốn các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc ba chương trình mục tiêu quốc gia đạt 21% nguồn vốn được giao, cao gấp 1,85 lần so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, do một số khó khăn vướng mắc về cơ chế chính sách, dịch bệnh cho nên tỷ lệ giải ngân nguồn vốn chưa đạt.

Nguyên nhân là do việc thay đổi, ban hành lại các cơ chế chính sách mất nhiều thời gian dẫn đến ảnh hưởng quá trình triển khai thực hiện dự án. Luật Giá mới ban hành các văn bản hướng dẫn công tác thẩm định giá còn chưa kịp thời. Tình hình dịch tả lợn châu Phi diễn biến phức tạp cho nên một số dự án phát triển sản xuất chăn nuôi lợn không thể triển khai…

Theo đánh giá của Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn, thực tiễn phát sinh nhiều khó khăn chưa thể sớm giải quyết dẫn tới tiến độ các dự án hỗ trợ sản xuất bị chậm. Có thể kể ra các nguyên nhân, như: Thiếu đơn vị tư vấn đủ năng lực thực hiện thiết kế rừng theo quy định; nhiều quy định tại các nghị định, thông tư chưa sát thực tế; khó khăn trong huy động kinh phí đối ứng…

Ðể khắc phục tình trạng này, Sở Tài chính tỉnh Bắc Kạn kiến nghị sớm có văn bản hướng dẫn trong việc thẩm định giá theo Luật Giá mới; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể việc thực hiện hỗ trợ phát triển sản xuất và mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ huyện, xã và các chủ trì liên kết, trưởng nhóm cộng đồng.

Đồng chí Triệu Thị Thu Phương, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn cho biết: Để đẩy nhanh tiến độ các dự án hỗ trợ sản xuất, tỉnh yêu cầu kiểm tra, giám sát, đánh giá công tác tổ chức thực hiện. Ban cũng tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo các kiến nghị, đề xuất đối với Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành để kịp thời xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho địa phương.

Từ nay đến cuối năm, tỉnh Bắc Kạn tiếp tục đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án hỗ trợ sản xuất bảo đảm đúng, hiệu quả phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”. Tỉnh phấn đấu giải ngân đạt 95% kế hoạch vốn được giao thực hiện các dự án hỗ trợ để đạt mục tiêu năm 2024 giảm tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số 3,5%; đưa ba xã và 325 thôn ra khỏi địa bàn đặc biệt khó khăn.

Theo Tuấn Sơn/nhandan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/tao-sinh-ke-cho-dong-bao-dan-toc-thieu-so-221895.htm

Cùng chủ đề

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Lan tỏa tinh thần “Tương thân tương ái” giữa thiên tai

Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã đi qua, để lại những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Trong lúc cấp bách, cùng với Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trong tỉnh đã tiếp tục khẳng định được vai trò nòng...

Tinh Nhuệ thực hiện các dự án đầu tư hạ tầng thiết yếu

Tinh Nhuệ là xã miền núi nằm phía nam huyện Thanh Sơn, tiếp giáp tỉnh Hòa Bình có diện tích tự nhiên gần 1.300 ha với trên 47% đồng bào DTTS cùng sinh sống. Xã hiện có 8 khu dân cư, trong đó có 3 khu đặc biệt khó khăn; hơn 767 hộ, hơn 3.100 nhân khẩu, tỷ lệ hộ nghèo hiện còn 56 hộ, chiếm 7,3%; cận nghèo 86 hộ, chiếm 11,21%, người dân chủ yếu sản xuất...

Tổng kết mô hình xây dựng vùng nuôi tôm càng xanh chất lượng cao

Ngày 8/11, Chi Cục Thủy sản tổ chức tổng kết mô hình xây dựng vùng nuôi tôm càng xanh chất lượng cao tại xã Chương Xá, huyện Cẩm Khê. Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đại diện huyện Cẩm Khê...Toàn cảnh hội nghị.Mô hình nuôi tôm càng xanh chất lượng cao tại xã Chương Xá thuộc Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, có quy mô 20ha...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cùng chuyên mục

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 11

Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 11.Tàu thuyền neo đậu tránh báoTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 8 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11.Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Sơn

Ngày 12/11, đồng chí Bùi Đình Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tới dự, chung vui cùng Nhân dân khu Chự, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Đình Thi trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

Cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân

Về thăm huyện Tân Sơn vào những ngày giữa tháng 11, chúng tôi tìm đến khu Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn để tìm hiểu về một người được bà con hết lòng kính trọng, đó là ông Phùng Văn Nhướng, dân tộc Mường, sinh năm 1952, ở khu Bình, xã Mỹ Thuận.Ông Nhướng là người có uy tín ở khu Bình, cũng là người đã tích cực vận động để người dân nơi đây có được con...

Xã Yên Kỳ đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/11, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ.Đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023...

Đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua, huyện Phù Ninh tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó việc đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực.Nhờ nguồn vốn vay của Chương trình tín dụng NS&VSMT nông...

Lan tỏa tinh thần “Tương thân tương ái” giữa thiên tai

Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã đi qua, để lại những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Trong lúc cấp bách, cùng với Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trong tỉnh đã tiếp tục khẳng định được vai trò nòng...

Phim của Iran thắng lớn

Lễ Bế mạc và Trao giải thưởng của LHP Quốc tế Hà Nội - HANIFF VII được THTT vào 20h00 ngày 11/11 trên kênh VTV2.Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF) là sự kiện văn hóa nghệ thuật, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo nổi bật, độc đáo của quốc tế và Việt Nam. Sự kiện là cơ hội...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Bắc, gió giật cấp 12

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết sáng sớm 12/11, bão Toraji gần Biển Đông đã trở thành bão số 8, chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10-15 km/h.Hướng đi của cơn bão. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) tại đảo Lý Sơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất