Powered by Techcity

Tân Sơn phát huy vai trò người có uy tín


Những năm qua, người có uy tín trên địa bàn huyện Tân Sơn đã trở thành “điểm tựa” trong cộng đồng, luôn tích cực nêu gương, đi đầu trong công tác tuyên truyền, vận động đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, góp phần giảm nghèo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Huyện Tân Sơn hiện có 164 người có uy tín là những già làng, trưởng bản, nhân sỹ trí thức, doanh nhân, thanh niên, những gương điển hình tiên tiến người DTTS. Họ đã thực sự phát huy vai trò của mình ở khu dân cư, thôn bản, dòng tộc và cộng đồng. Với sự am hiểu văn hóa, phong tục tập quán địa phương, người có uy tín luôn đi đầu tuyên truyền, vận động Nhân dân hiểu được tầm quan trọng của các giá trị văn hoá và tham gia giữ gìn, bảo tồn, tôn trọng, tôn tạo các giá trị văn hoá của dân tộc mình.

Người có uy tín đã tích cực tuyên truyền vận động người dân thực hiện tốt các quy ước, hương ước cộng đồng, thực hiện nếp sống văn hoá, xoá bỏ các tục lệ lạc hậu, mê tín, dị đoan trong vùng đồng bào dân tộc, thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình. Đến nay, một số tập quán lạc hậu của đồng bào dân tộc giảm đáng kể, người dân đã chủ động đến các cơ sở y tế để được tư vấn, khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, hầu như không còn tình trạng mời thầy cúng, thầy mo đến cúng để chữa bệnh, hay không đi đăng ký khai sinh, khai tử như trước đây.

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư được tuyên truyền sâu rộng, phát triển mạnh mẽ. Điển hình là những tấm gương người có uy tín như ông: Đinh Xuân Đẳng, xã Thạch Kiệt; Hoàng Văn Lượng, xã Tân Phú; Hà Xuân Lai, xã Vinh Tiền; Phùng Minh Tiến, xã Thu Ngạc…

Tân Sơn phát huy vai trò người có uy tín

Ông Hà Xuân Sỳ (đứng thứ 2 từ trái sang) – người có uy tín xã Kim Thượng tích cực vận động Nhân dân tham gia xây dựng nông thôn mới.

Thực hiện các dự án, Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững; phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS; Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các chương trình, chính sách dân tộc khác, người có uy tín đã và đang có những đóng góp tích cực trong vận động Nhân dân chung sức tham gia xây dựng nông thôn mới, góp phần thay đổi diện mạo quê hương. Tiêu biểu như ông Hà Xuân Sỳ, khu Chiềng 2, xã Kim Thượng. Ông Sỳ đã tích cực vận động Nhân dân hiến đất, giải phóng mặt bằng làm nhà văn hóa khu dân cư, làm đường giao thông nông thôn, đóng góp ngày công làm đường liên khu, vận động Nhân dân đóng góp mua sắm các thiết bị nhà văn hóa phục vụ cho sinh hoạt, hội họp, thể thao trong khu.

Ông Sỳ cho biết: “Trước đây, khi vận động Nhân dân hiến đất để mở rộng đường, bà con chưa hiểu lợi ích vì thế chưa thực sự đồng lòng, mình là người có uy tín nên “đi trước” sẵn sàng hiến đất làm đường, đóng góp tiền mua sắm trang thiết bị cho nhà văn hóa, sau đó vận động anh em trong dòng họ, rồi đến hàng xóm láng giềng, từ đó người dân đã đồng tình hưởng ứng, tin tưởng và làm theo”.

Trong lĩnh vực phát triển kinh tế, người có uy tín luôn vận động người dân tích cực lao động sản xuất, phát triển các mô hình kinh tế, dịch vụ, du lịch, thực hiện hiệu quả các nguồn vốn vay, cây, con giống, áp dụng kiến thức khoa học công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hóa, ổn định đời sống phát triển kinh tế hộ gia đình vươn lên thoát nghèo góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo của huyện.

Tân Sơn phát huy vai trò người có uy tín

Anh Hà Văn Luận (ngoài cùng bên phải) dẫn du khách thăm quan tại đồi chè Long Cốc.

Tiêu biểu như thanh niên, người có uy tín Hà Văn Luận (27 tuổi) người dân tộc Mường. Sinh ra và lớn lên trên vùng đất nổi tiếng với hàng trăm đồi chè lớn nhỏ hình bát úp tại xã Long Cốc, anh Luận là một trong những thanh niên tiêu biểu trong việc mạnh dạn làm du lịch cộng đồng gắn liền với việc giữ gìn bản sắc dân tộc để phát triển kinh tế. Anh là một trong những hộ tiên phong đổi mới trong kinh doanh và nâng cao chất lượng dịch vụ, sử dụng mạng xã hội là công cụ hữu ích để quảng bá, giới thiệu, kinh doanh dịch vụ cho chính homestay của mình.

Từ điểm lưu trú có 1-2 hai phòng nghỉ đến nay đã xây dựng thêm 2 nhà sàn gồm 2 phòng nghỉ cộng đồng và 5 phòng nghỉ riêng biệt. Anh Luận còn là một “nhiếp ảnh”, một “hướng dẫn viên” không chuyên, chụp ảnh theo nhu cầu của khách tham quan, dẫn các đoàn khách đi “tour” đến những địa điểm du lịch tại địa phương. Anh Luận chia sẻ: “Tôi vẫn thường lang thang trên những đồi chè vào rất nhiều thời khắc trong ngày, tìm ra những khoảnh khắc, những góc chụp đẹp để hướng dẫn điểm “check in” cho du khách lần đầu đến Long Cốc hay để lưu giữ cho họ những bức hình, những kỉ niệm đẹp tại nơi đây. Tôi cũng từng bước cải thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ tại homestay, từ cách chế biến món ăn đặc trưng của đồng bào mình đến thay đổi phòng ở đảm bảo tiện nghi nhưng vẫn giữ được nét văn hóa dân tộc và liên kết với các hộ sản xuất chè để du khách có thêm các hoạt động trải nghiệm thú vị”.

Đến các bản làng vùng cao trên địa bàn huyện Tân Sơn mới thấy hết vai trò, trách nhiệm của người có uy tín. Họ là cầu nối giữa đồng bào DTTS với các ban, ngành, đoàn thể, là cơ sở để thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc, là kênh thông tin quan trọng góp phần tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, vận động đồng bào nêu cao tinh thần cảnh giác, chống lại âm mưu của các thế lực thù địch, cung cấp thông tin có giá trị giúp cho Đảng, chính quyền địa phương nắm được tình hình nơi dân tộc cư trú, góp phần giữ vững an ninh trật tự tại địa phương.

Vy An



Nguồn: https://baophutho.vn/tan-son-phat-huy-vai-tro-nguoi-co-uy-tin-223225.htm

Cùng chủ đề

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Phú Thọ dự kiến chi gần 9 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025

UBND tỉnh ban hành Văn bản số 431/CTr-UBND ngày 24/1/2025 hoạch định chi tiết Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2025. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025 là 8,85 tỷ đồng.Sản xuất tại Công ty TNHH Thời trang Raindrop Việt Nam - doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoàiTheo đó, năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất