Powered by Techcity

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum


Trong tiết trời se lạnh, dưới mái Nhà rông Kon Klor cao vút, những chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, những cô gái chân trần với nhịp xoang uyển chuyển, đàn ông thì đan lát và tạc tượng, phụ nữ thì dệt vải… Không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ và sinh động đã làm đắm say bao du khách gần xa khi đến tham dự Liên hoan cồng chiêng, xoang các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Kon Tum lần thứ 2, năm 2024.

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumĐội nghệ nhân làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô tái hiện lại không gian Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng

Vượt hơn 50km, đội nghệ nhân dân tộc Xơ Đăng làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô mang đến Liên hoan lần này tiết mục Lễ hội mừng lúa mới. Theo thông lệ, vào tháng 10 dương lịch hằng năm, khi lúa đã chín rộ, người Xơ Đăng bắt đầu việc thu hoạch và mở hội ăn mừng lúa mới.

Nghệ nhân A Ngực, làng Đăk Rô Gia, xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô chia sẻ: Lễ hội mừng lúa mới của người Xơ Đăng chia làm hai giai đoạn, giai đoạn thứ nhất là ăn lúa mới tại mỗi gia đình hay còn gọi là lễ mừng cơm mới (ka – pa – neo); giai đoạn thứ hai là lễ hội uống rượu mừng lúa mới tại cộng đồng làng hay còn gọi là tết lúa mới (on – rô – tơ – triêng). Trong lễ hội, già làng sẽ khấn Yàng, xin thần lúa cho họ rước hồn lúa về với dân làng, với ước nguyện cầu mong cho dân làng không thiếu cái lúa để ăn, cuộc sống luôn no đủ, sung túc.

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumNhững chàng trai tấu nên những bản chiêng trầm hùng, vang vọng của núi rừng Tây Nguyên

Tham gia Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ 2 có 10 đoàn nghệ nhân, đến từ 10 huyện, thành phố với khoảng 800 nghệ nhân tham gia tranh tài tổng cộng 29 tiết mục ở hai loại hình, gồm: Thi cồng chiêng, múa xoang và thi trình diễn, giới thiệu lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hoá truyền thống của các DTTS.

Với sự chuẩn bị chu đáo, các đội thi đã trình diễn những tiết mục thể hiện đầy đủ bản sắc văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc; phát huy các yếu tố tích cực, loại bỏ yếu tố tiêu cực, lạc hậu, không còn phù hợp với đời sống văn hóa hiện nay.

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumĐội nghệ nhân dân tộc Brâu, làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi trình diễn nhạc cụ Đinh Pú

Anh Thao Tô Ra (dân tộc Brâu), làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi chia sẻ: Đội nghệ nhân dân tộc Brâu mang đến Liên hoan lần này 3 tiết mục, trong đó có tiết mục diễn tấu nhạc cụ Đinh Pú. Đinh Pú là loại nhạc cụ được làm từ nứa, gồm 2 ống có chiều dài bằng nhau được lựa chọn từ những đốt nứa đẹp, thanh, có độ dày mòng bằng nhau và khi trình diễn có 5 người, bốn người chơi chính sẽ dùng hai tay của mình vỗ vào nhau trước các miệng ống để tạo ra âm thanh, người còn lại có trách nhiệm giữ sự thăng bằng của Đinh Pú khi đan chéo vào nhau.

“Nhạc cụ này được người Brâu sử dụng để diễn tấu vào lúc giải trí, nghỉ ngơi ở không gian, thời điểm khác nhau như: Dịp phát nương rẫy, lên nhà mới và đặc biệt là nhạc cụ Đinh Pú được biễu diễn trong lễ hội, thanh âm của Đinh Pú thể hiện được tài sắc, là tiếng lòng của các chàng trai, cô gái mong muốn gửi gắm đến người bạn tình của mình” – anh Thao Tô Ra chia sẻ thêm.

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumNhững phụ nữ dân tộc Ba Na tái hiện lại nghề dệt thổ cẩm truyền thống

Ngoài trình diễn các tiết mục văn hóa đặc sắc, bên gốc đa cổ thụ và dưới hiên Nhà rông Kon Klor, những người phụ nữ đang miệt mài bên khung cửi dệt nên những tấm thổ cẩm đa sắc màu; đàn ông thì tạc tượng, vót nan đan gùi. Một bức tranh sinh động về cuộc sống thường ngày của đồng bào DTTS ở Kon Tum được tái hiện một cách đầy đủ.

Nghệ nhân Y Dưn (dân tộc Ba Na), làng Kon Klor, phường Thắng Lợi, Tp. Kon Tum cho biết: Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na có từ lâu đời và được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày hôm nay, chúng tôi tái hiện lại đầy đủ về cách bắt chỉ, dệt thổ cẩm, tạo hoa văn trên thổ cẩm. Chúng tôi rất vui khi được nhiều người đến xem và thích thú với những sản phẩm từ thổ cẩm.Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumNghệ nhân A Sơ Ri, làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, Tp. Kon Tum trình diễn nghề đan lát truyền thống của dân tộc Ba Na

Đôi tay thoăn thoát đan những sợi nan vào nhau để làm nên chiếc gùi, nghệ nhân A Sơ Ri (dân tôc Ba Na), làng Kon Kơ Tu, xã Đăk Rơ Wa, Tp. Kon Tum chia sẻ: Được đến với Liên hoan lần này để giới thiệu về nghề đan lát truyền thống tôi cảm thấy rất vui. Thực sự nghề này thì hiện chỉ còn những người lớn tuổi biết làm, thế hệ trẻ thì chưa mặn mà lắm. Qua đây, tôi được giới thiệu đến du khách để họ hiểu thêm về nghề truyền thống của dân tộc và mong muốn thế hệ trẻ hôm nay tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị nghề đan lát này.

Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ 2 đã tạo ra một không gian đa sắc màu để các nghệ nhân gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, nâng cao ý thức trong việc gìn giữ, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc. Đồng thời, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp và những người yêu mến văn hóa Tây Nguyên đến tìm hiểu. Từ đó, giới thiệu những sản phẩm truyền thống, giúp đồng bào DTTS mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Tái hiện sinh động không gian văn hóa của đồng bào DTTS ở Kon TumĐội nghệ nhân dân tộc Brâu trình diễn những làn điệu dân ca truyền thống

Ông Nguyễn Thanh Phong – Du khách đến từ Tp. Đà Nẵng chia sẻ: Khi trải nghiệm ở Liên hoan này tôi cảm thấy rất thú vị. Được xem trình diễn cồng chiêng, xoang với những thanh âm trầm hùng, vang vọng của núi rừng Tây Nguyên. Đặc biệt, được tận mắt xem các nghệ nhân dệt thổ cẩm, đan gùi, tạc tượng, điều mà trước đây tôi chỉ thấy qua báo chí. Nếu có dịp, tôi sẽ mời bạn bè đến với Kon Tum để trải nghiệm những giá trị văn hóa đặc sắc này.

Thông qua Liên hoan cồng chiêng, xoang các DTTS tỉnh Kon Tum lần thứ 2, tỉnh Kon Tum kỳ vọng sẽ quảng bá đến bạn bè trong nước và quốc tế về tiềm năng, phát triển kinh tế, văn hóa, du lịch của tỉnh trong công cuộc hội nhập và phát triển. Tạo động lực để địa phương tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác giữ gìn, tôn vinh bản sắc văn hóa dân tộc và thực hiện nhiệm vụ về xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

Ngọc Chí (Báo Dân tộc và Phát triển)



Nguồn: https://baophutho.vn/tai-hien-sinh-dong-khong-gian-van-hoa-cua-dong-bao-dtts-o-kon-tum-224609.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo chiếc mũ của trẻ em Dao Đỏ

Trong quá trình hình thành và phát triển, đồng bào Dao Đỏ đã sáng tạo, gìn giữ và phát triển các giá trị văn hóa riêng biệt. Trong đó, chiếc mũ đội đầu của trẻ em là một trong những yếu tố tạo nên nét độc đáo, khác biệt, thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của dân tộc Dao Đỏ.Mũ của trẻ em Dao Đỏ.Mũ của trẻ em dân tộc Dao Đỏ được làm rất cầu kỳ...

Góp phần tô điểm cho ngày Tết

Tết Nguyên đán là dịp lễ lớn nhất trong năm, mang theo những giá trị văn hóa và truyền thống sâu sắc. Để đón chào năm mới một cách ấm cúng và vui tươi, việc trang trí không gian sống và làm việc là một phần không thể thiếu, nhất là khi cuộc sống ngày càng hiện đại, đủ đầy thì những điểm nhấn về Tết cũng được người dân chú trọng hơn. Thời điểm này các mặt hàng...

Lễ hội giã cốm của dân tộc

Quan niệm của người Tày về Lễ hội giã cốmLễ hội giã cốm của dân tộc Tày ra đời, tồn tại gắn liền với truyền thống canh tác ruộng nước. Người Tày quan niệm, vạn vật hữu linh, mỗi loại cây đều có vị thần trú ngụ, đặc biệt là cây lúa. “Thần lúa” hiện diện rõ nét trong đời sống tín ngưỡng của đồng bào, được đồng bào tôn trọng và cung kính.Lễ hội giã cốm ra đời...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Bổ sung thêm 2 tuyến cao tốc vào quy hoạch mạng lưới đường bộ

Theo Quyết định số 12, Chính phủ đã bổ sung 2 tuyến, điều chỉnh 11 tuyến/đoạn tuyến cao tốc, 3 tuyến quốc lộ... trong Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 12/QĐ-TTg ngày 03/1/2025 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.Cụ thể, điều chỉnh, bổ sung một số nội...

Cùng tác giả

Trao quà “Tết đến mọi nhà” tại huyện Phù Ninh

Ngày 22/1, đại diện lãnh đạo Báo Phú Thọ, huyện Phù Ninh cùng các đơn vị tài trợ gồm: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Công ty Cổ phần quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 1, Cảng Việt Trì đã trao 110 suất quà “Tết đến mọi nhà” cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại huyện Phù...

Thanh tra dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh

Căn cứ đề nghị của Sở VHTT&DL tại Tờ trình số 09/TTrSVHTTDL ngày 15 tháng 01 năm 2025UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 127/QĐ-UBND Thành lập Đoàn Thẩm định điều kiện kinh doanh dịch vụ karaoke, dịch vụ vũ trường trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.Thẩm định điều kiện kinh doanh tại các cơ sở dịch vụ karaoke, vũ trườngĐoàn thẩm định có nhiệm vụ kiểm tra cơ sở pháp lý của hồ sơ, thẩm định, đánh...

Buộc tiêu hủy 260kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ

Đội QLTT số 8 vừa phối hợp với Phòng CSGT - Công an tỉnh, Chi cục Chăn nuôi và Thú y dừng xe ô tô BKS: 29Z-7525, do ông T.M.Đ, trú tại phường Thanh Miếu, thành phố Việt Trì có dấu hiệu chở hàng hóa vi phạm tại Km12, Quốc lộ 32C, thuộc địa phận xã Cao Xá, huyện Lâm Thao với số lượng 260kg thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ.Buộc tiêu hủy toàn bộ 260kg thực...

Đảm bảo giao thông cầu phao Phong Châu trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Từ 21h ngày 28/01/2025 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến 5h ngày 29/01/2025 (tức mùng 1 Tết năm Ất Tỵ), cầu phao Phong Châu sẽ tiếp tục bảo đảm giao thông cho người dân và các phương tiện lưu thông qua cầu để tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết đêm giao thừa.Binh chủng Công binh vừa có văn bản số 279/BCCB-TM thông báo về việc đảm bảo giao thông cầu phao Phong Châu...

Đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm trong sản xuất thịt chua

Để mâm cỗ ngày Tết thêm phần phong phú, ngon miệng, nhiều gia đình đã chọn mua thịt chua - món ăn được xem là đặc sản xứ Mường, để sử dụng và làm quà biếu bạn bè, người thân. Đây là loại thực phẩm ăn liền đòi hỏi quy trình chế biến đảm bảo các điều kiện về an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP), góp phần bảo vệ sức khoẻ người tiêu dùng.HTX thịt chua Thanh Sơn...

Cùng chuyên mục

Trao quà “Tết đến mọi nhà” tại huyện Phù Ninh

Ngày 22/1, đại diện lãnh đạo Báo Phú Thọ, huyện Phù Ninh cùng các đơn vị tài trợ gồm: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh, Công ty Cổ phần quản lý bảo trì đường thuỷ nội địa số 1, Cảng Việt Trì đã trao 110 suất quà “Tết đến mọi nhà” cho các gia đình thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nạn nhân chất độc da cam/dioxin tại huyện Phù...

Đảm bảo giao thông cầu phao Phong Châu trong đêm giao thừa Tết Ất Tỵ 2025

Từ 21h ngày 28/01/2025 (tức ngày 29 tháng Chạp năm Giáp Thìn) đến 5h ngày 29/01/2025 (tức mùng 1 Tết năm Ất Tỵ), cầu phao Phong Châu sẽ tiếp tục bảo đảm giao thông cho người dân và các phương tiện lưu thông qua cầu để tổ chức các hoạt động vui xuân, đón Tết đêm giao thừa.Binh chủng Công binh vừa có văn bản số 279/BCCB-TM thông báo về việc đảm bảo giao thông cầu phao Phong Châu...

Bàn giao bò giống sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại Lâm Thao

Ngày 21/1, tại xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Lâm Thao phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức bàn giao 22 con bò cái giống sinh sản cho các hộ nghèo, cận nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã và xã Vĩnh Lại.Bàn giao bò giống cho các hộ nghèo thuộc địa bàn xã Tứ Xã, xã Vĩnh Lại huyện Lâm Thao.Tham gia dự án, mỗi hộ...

Chăm lo Tết cho người nghèo

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, với tinh thần tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam, các hoạt động chăm lo Tết cho người nghèo lại được cả hệ thống chính trị, cộng đồng xã hội chung tay thực hiện, giúp những người kém may mắn được đón Tết đầm ấm, hạnh phúc hơn. Những món quà ấm áp, những tấm lòng sẻ chia, sự chung tay của cộng đồng đã giúp người nghèo, người có hoàn...

“Trụ cột” của bản làng

Những năm qua, đội ngũ người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập luôn phát huy vai trò là “cầu nối” để đưa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước đến với Nhân dân; trở thành “trụ cột” của bản làng trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, xây dựng nông thôn mới, góp phần vào sự phát...

Bắc Bộ và Trung Bộ mưa nhỏ, trời nhiều sương mù

Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa nhỏ vài nơi, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng; trong khi khu vực Nam Bộ ngày nắng, đêm không mưa.Sương mù làm hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/1, vùng biển phía Tây khu vực Nam Biển Đông, vùng biển phía Đông Bắc khu vực...

Hoa Xuân khoe sắc thắm

Những ngày giáp Tết Ất Tỵ, tại các làng hoa Phương Viên (xã Tân Phương, huyện Thanh Thủy); làng đào Nhà Nít (xã Thanh Đình, thành phố Việt Trì); làng hoa Tiên Du (huyện Phù Ninh); làng hoa đào Long Ân (xã Hà Lộc, thị xã Phú Thọ), nhà nào cũng tất bật, rộn ràng. Các chủ vườn luôn bận bịu chăm chút, cắt tỉa, chụp lưới, bón phân vi sinh, lên chậu... cho những khóm hoa cúc, hoa...

Trao 100 suất quà Tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn

Ngày 21/1, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và Đoàn khối các cơ quan tỉnh phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình trao quà Tết cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Tới dự có Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đảng ủy Khối các cơ quan tỉnh, Đoàn Khối các cơ quan tỉnh và các đơn vị, nhà tài trợ.Đại diện lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy...

Một miền văn hóa Quỳ Hợp

Những bản làng được mệnh danh là “xứ sở nhà sàn”, những lễ hội Mường Ham, lễ hội đền Choọng, lễ hội bốc Mó... đang được Quỳ Hợp (Nghệ An) nâng niu, gìn giữ. Đó không chỉ là sự nối tiếp của hành trình xây dựng Quỳ Hợp thành huyện điểm văn hóa miền núi và DTTS trong giai đoạn 2001-2011; mà còn là “vốn quý” làm nên bản sắc riêng cho vùng đất Mường Ham cổ xưa.Lễ hội...

Trao tặng 120 phiếu mua hàng “0 đồng” và sổ tiết kiệm

Ngày 21/1, UBND phường Bạch Hạc, thành phố Việt Trì phối hợp với Chùa Đại Bi tổ chức chương trình “Chợ Tết nhân ái " Xuân Ất Tỵ 2025 và trao sổ tiết kiệm.Đại Đức Thích Đạo Liễu - Chùa Đại Bi trao sổ tiết kiệm cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn nỗ lực vươn lên trong học tập.Tại chương trình, Ban tổ chức đã trao tặng 120 phiếu mua hàng tại 8 gian hàng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất