Powered by Techcity

Sức sống mới nơi bản xa


24 ngôi nhà nằm nép mình bên con đường uốn lượn men theo những quả đồi xanh ngát của núi rừng. Từng sống rải rác bên những dãy núi cao, nhiều đời leo lét bên ánh đèn dầu, nay đồng bào người Dao đã hạ sơn về Đá Cạn (xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn) quần tụ thành làng bản để xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc. Bản xa đã bừng lên sức sống mới, thanh bình từ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự nỗ lực của mỗi người dân.

Sức sống mới nơi bản xa

Từ nuôi dê, mỗi năm gia đình ông Dương Trung Minh thu về khoảng 30.000.000 đồng.

Nếu như trước kia Đá Cạn với nhiều cái không: Không đường, không điện, không sóng di động; cư dân sống trong “vùng lõm” của địa phương về phát triển kinh tế- xã hội; tập quán canh tác nông nghiệp mang nặng tính tự cung tự cấp… Thì những năm gần đây, được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ đồng bộ của Đảng, Nhà nước với nhiều chương trình, dự án như: Chương trình 135, Chương trình phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) cùng quyết tâm, nỗ lực vượt khó của người dân đã dần tạo nên sự chuyển biến tích cực, cuộc sống ngày càng được cải thiện, nâng cao…

Trưởng khu Triệu Thị Chuyên kể: “Ngày trước, cứ đến thời điểm giáp hạt là dân bản lại đứt bữa vì chưa biết trồng giống lúa năng suất cao, áp dụng KHKT vào sản xuất. Nay người dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng và áp dụng những tiến bộ của KHKT vào canh tác nông nghiệp. Nhờ vậy, việc sản xuất có nhiều thuận lợi, năng suất, hiệu quả kinh tế từ cây trồng mỗi năm một tăng, chất lượng đời sống người dân tiến triển tốt. Dân bản đã không vào rừng chặt cây mà tham gia quản lý, bảo vệ rừng. Trẻ em đến tuổi được đến trường, 100% được hưởng thẻ BHYT để chăm sóc sức khoẻ. Đến nay khu còn 10 hộ nghèo, không còn hộ đói”

Đá Cạn hôm nay đường ô tô chạy vào tận bản. Điện lưới quốc gia kéo về, xua tan đi bóng tối ảm đạm khi màn đêm buông xuống. Có điện, có đường, internet và có cả những đồng bào đang nỗ lực thay đổi nếp nghĩ, cách làm, nắm bắt những tiến bộ khoa học – kỹ thuật để ứng dụng vào sản xuất; thấy được những mô hình hay, cách làm hiệu quả của các địa phương khác để làm theo. Với nguồn nước ổn định từ dòng suối Cạn, bà con thâm canh tăng vụ, xen kẽ giữa trồng lúa, trồng ngô, chăn nuôi dê, bò, lợn, gà và trồng rừng sản xuất, dần dần từ bỏ thói quen phá rừng làm nương rẫy.

Nếu như trước đây, người dân ở Đá Cạn quen với tập quán thả rông gia súc, nay dân bản biết chăn nuôi theo hướng hàng hoá. Điển hình như nhà ông Lý Văn Lịch và Dương Trung Minh, mỗi hộ nuôi trên 20 con dê. Đàn dê 20 con nhà ông Dương Trung Minh đang độ xuất bán, mỗi con nặng khoảng 10-13kg, với giá 130 nghìn đồng/kg. Ngoài nuôi dê, ông Minh còn đang nuôi 15 con dúi má đào và 6 cặp dúi sinh sản. Nhờ thay đổi tập quán chăn nuôi, đàn gia súc, gia cầm của bản ngày một phát triển, góp phần tăng thêm thu nhập cho các gia đình.

Sức sống mới nơi bản xa

Gia đình ông Minh nuôi dúi má đào sinh sản cho thu nhập ổn định

Đi sâu hơn vào trong bản, chúng tôi bắt gặp những nếp nhà khang trang ẩn hiện trong màu xanh của cây keo, bồ đề đã đến tuổi khai thác. Nhanh tay lật những cây vừng phơi trong mảnh sân trước nhà, chị Phùng Thị Liên kể: Vụ ngô vừa rồi mình thu cả trăm bao. Giống ngô mới nên hạt nào hạt nấy chắc mẩy, màu vàng bóng đẹp. Số ngô này tôi dành một phần để chăn nuôi gà, ngan, vịt, lợn…

Thắc mắc về cái tên Đá Cạn, Trưởng khu Triệu Thị Chuyên chia sẻ: Bản được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ XX do một số gia đình người Dao đi khai hoang men theo dòng suối và đến nơi đây, thấy đất đai màu mỡ, cắm rìu dựng trại làm nh, định canh, định cư theo Chủ trương của Đảng và Nhà nước. Tôi nghe bố mẹ kể lại, để tiện có nước sinh hoạt, các hộ đào giếng lấy nước nhưng càng đào nước không thấy chỉ toàn đá là đá, nên từ đấy dân bản gọi là Đá Cạn. Nước sản xuất đều dựa vào nước trời. Nước sinh hoạt, dân bản dẫn từ núi Tu Tinh xuống. Đường ống nước, công trình nước tập trung, téc nước về đến hộ gia đình đều được Nhà nước đầu tư theo các chương trình, dự án hỗ trợ. Người dân trong bản có nhu cầu sẽ được đào tạo nghề miễn phí theo chính sách dân tộc như chăn nuôi, trồng trọt, thú y, may mặc… Các hộ được hỗ trợ giống, vốn, phân bón…

Nhận thức của người dân đã có nhiều chuyển biến tích cự. Tập quán canh tác lạc hậu dần được thay thế bằng các biện pháp thâm canh, tăng vụ, đưa các giống mới vào gieo trồng. Nếu như trước kia trồng lúa giống cũ, mỗi sào chỉ 3 bao, nay trồng giống mới được 5 bao. 1kg ngô giống cho năng suất tăng gấp đôi được 15 bao. Một số thanh niên trong độ tuổi lao động đã rời quê đi làm công nhân tại CCN Hoàng Xá, hay đi làm ăn xa có thu nhập khá cao. Trước kia vẫn còn các hộ không muốn thoát nghèo, nhưng nay, đồng bào tự nguyện đăng ký phấn đấu thoát nghèo, chủ động vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no.

Tạm biệt Đát Cạn, khi nắng chiều dần tắt sau ngọn núi Cạn, xa xa văng vẳng tiếng mõ trâu đưa nhau về chuồng. Bên trong những ngôi nhà bếp đang đỏ lửa, chúng tôi trở về xuôi mang theo niềm vui của đồng bào khi chứng kiến bản xa đã bừng lên sức sống mới.

Thúy Hằng



Nguồn: https://baophutho.vn/suc-song-moi-noi-ban-xa-218228.htm

Cùng chủ đề

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Trải nghiệm làng hương Phja Thắp

Làng hương Phja Thắp thuộc xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng có lịch sử hơn 100 năm. Hương Phia Thắp làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi, là sản phẩm kết tinh từ sự tỉ mỉ và khéo léo của người dân địa phương. Trong chuyến thăm quê hương cội nguồn cách mạng Cao Bằng, chúng tôi được tìm hiều về nghề làm hương truyền thống của bà con...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Tập huấn câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh vừa phối hợp với UBND xã Minh Phú, huyện Đoan Hùng tổ chức lớp tập huấn xây dựng câu lạc bộ (CLB) sinh hoạt văn hóa dân gian dân tộc Cao Lan.Cán bộ văn hoá và nghệ nhân truyền dạy cùng các học viên tham gia lớp tập huấnTham gia lớp tập huấn CLB sinh hoạt văn hoá dân tộc Cao Lan có hơn 60 học viên là các già...

Men say văn hóa Sán Dìu

Nhớ chiếc gàu sòng...Chẳn hẳn, thế hệ 7X, 8X trở về trước đều thuộc làu câu ca dao: Hôm qua tát nước đầu đình/Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen. Câu ca phản ánh cuộc sống lao động, sản xuất của người nông dân Bắc Bộ với cây đa, bến nước, sân đình và tình yêu lứa đôi cũng nảy nở trong bối cảnh làng quê đẹp bình dị ấy.Và bao thế hệ người nông dân nói chung...

Cùng tác giả

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Việc làm thời vụ đắt hàng dịp cận Tết

Dịp cận Tết, nhu cầu tuyển dụng một số vị trí việc làm như: Dọn nhà theo giờ, giúp việc, giao hàng... tăng cao, mở ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động, nhất là lao động thời vụ. Mức lương trong những dịp như thế này cũng tăng gấp 2 - 3 lần ngày thường.Công việc dọn dẹp nhà theo giờ đắt khách dịp cận TếtBà Nguyễn Thị Thơm (sinh năm 1970, trú tại huyện Vĩnh...

Cùng chuyên mục

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ xuất hiện rét đậm rét hại

Khoảng trưa 9/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến khu vực phía Đông Bắc Bộ, sau đó ảnh hưởng đến khu vực Bắc Trung Bộ và một số nơi ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ.Nhiệt độ thấp nhất tại Hà Nội trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 9/1, bộ phận không khí lạnh...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ có không khí lạnh tăng cường

Theo Đài khí tượng Thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, ngày 8/1 bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam. Thời tiết tỉnh Phú Thọ phổ biến nhiều mây, không mưa, đêm và sáng có sương mù nhẹ rải rác, trời rét. Nhiệt độ lúc 7h ngày 8/1 các nơi phổ biến từ 16-18 độ C.Khoảng ngày 9-10/1, bộ phận không khí lạnh tăng cường này sẽ ảnh hưởng đến tỉnh...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Nón lá Hai mê, niềm tự hào của người dân Xuân Giang

Nằm cách trung tâm huyện Quang Bình (tỉnh Hà Giang) 15 km, xã Xuân Giang là nơi cư trú của đồng bào Tày, chiếm đến 85% dân số toàn xã. Không chỉ nổi bật với thiên nhiên thơ mộng, Xuân Giang còn được biết đến với nghề làm nón Hai mê – một biểu tượng văn hóa đặc sắc của người Tày. Năm 2023, nghề làm nón Hai mê được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công...

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Tin nổi bật

Tin mới nhất