Powered by Techcity

Sửa chữa, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi


Sau bão số 3, do ảnh hưởng của mưa, lũ lớn, nước sông lên cao khiến nhiều vị trí trên các tuyến đê trong tỉnh bị thẩm lậu, mạch sủi qua đê, sự cố cống dưới đê. Mực nước sông lên cao cũng khiến nhiều đoạn đê bị ngâm nước nhiều ngày, đất bão hòa nước, khi các hồ thủy điện đóng cửa xả, nước rút nhanh đột ngột gây sạt lở mái đê, sạt lở kè, sạt lở bờ, vở sông ở nhiều vị trí.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh (PCTT&TKCN), chính quyền các địa phương đã nhanh chóng vào cuộc triển khai giải pháp khắc phục trước mắt, song về lâu dài rất cần được quan tâm đầu tư, củng cố, nâng cao năng lực chống lũ, đảm bảo an toàn cho các tuyến đê, công trình thủy lợi.

Sửa chữa, nâng cấp các công trình đê điều, thủy lợi

Sự cố đùn sủi mái đê hữu Lô (gần cống Tiên Du), xã Tiên Du, huyện Phù Ninh do ảnh hưởng của mưa, lũ sau cơn bão số 3 đã được khắc phục kịp thời.

Theo số liệu của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, mưa lũ đã làm tràn 19,3km đê, sạt lở 0,62km mái đê, gần 23.500m bờ vở sông, 1,4km kè, hư hỏng 13 cống qua đê, 12 công trình hồ, đập thủy lợi bị hư hỏng, sạt trượt, 54 trạm bơm hư hỏng, 177 phai dâng bị trôi, vỡ… tập trung ở các huyện: Đoan Hùng, Phù Ninh, Cẩm Khê, thành phố Việt Trì…

Toàn tỉnh có trên 500km đê các loại, trong đó hơn 421km đê sông, ngòi từ cấp I đến cấp V, 55km đê bao ngăn lũ nội đồng, trên 32km đê bối. Trước khi bão số 3 đổ vào địa bàn, các tuyến đê, công trình thuỷ lợi đã được cơ quan, đơn vị chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương kiểm tra, rà soát, tu bổ ở vị trí xung yếu, xây dựng phương án bảo đảm an toàn. Trong mưa lũ, khi sự cố xảy ra, lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, Sở NN&PTNT đã xuống hiện trường chỉ đạo các địa phương huy động lực lượng khắc phục tạm thời, thông báo, cắm biển cảnh báo giao thông, khoanh vùng hạn chế người, gia súc, phương tiện giao thông vào khu vực sạt lở, sơ tán các hộ dân khu vực sạt lở đến nơi an toàn; chuẩn bị nhân lực, vật tư, phương tiện để sẵn sàng xử lý khi sự cố phát sinh; thường xuyên kiểm tra, theo dõi diễn biến các sự cố…

Đồng chí Trần Văn Quỳnh – Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi cho biết: “Đơn vị đã thực hiện, phối hợp kiểm tra, đánh giá tổng thể toàn bộ hệ thống đê trong tỉnh. Căn cứ mức độ thiệt hại, đơn vị tham mưu với Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh, UBND tỉnh phương án khắc phục theo đúng quy định. Đề nghị các địa phương căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền quản lý chủ động bố trí kinh phí từ ngân sách và các nguồn huy động khác để khắc phục thiệt hại với sự cố nhỏ; tăng cường bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông theo quy định. Với các vị trí đê điều gặp sự cố nghiêm trọng, nguy hiểm, đơn vị đã tham mưu tỉnh cho xử lý khẩn cấp đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, giữ ổn định công trình đê điều, đáp ứng yêu cầu phòng chống lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhân dân, phục vụ giao thông thông suốt trong khu vực.

Tỉnh Phú Thọ đã báo cáo, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương quan tâm đầu tư, hỗ trợ tỉnh 400 tỷ đồng để khắc phục khẩn cấp các sự cố công trình đê điều, sạt lở bờ vở sông, sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi bị hư hỏng nghiêm trọng, 250 tỷ đồng đầu tư gia cố, nâng cấp các đoạn đê xung yếu, thiếu cao trình thiết kế và các điểm sạt lở thuộc đê tả, hữu sông Thao nhằm bảo đảm cao trình chống lũ, bảo vệ an toàn tính mạng, tài sản của Nhà nước và Nhân dân…

Lệ Oanh



Nguồn: https://baophutho.vn/sua-chua-nang-cap-cac-cong-trinh-de-dieu-thuy-loi-221166.htm

Cùng chủ đề

Đổi mới tổ chức sản xuất ở nông thôn

Thực hiện cơ cấu ngành nông nghiệp, huyện Thanh Ba đã chú trọng xây dựng và đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, chuyển dần từ sản xuất nông hộ nhỏ lẻ sang kinh tế trang trại, Hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp... theo hướng sản xuất hàng hoá, đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần thúc đẩy kinh tế nông thôn phát triển.Sản phẩm chè búp tím của Công ty TNHH Đầu tư và Phát...

Sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu

Sản xuất nông nghiệp là lĩnh vực chịu tác động nặng nề nhất của biến đổi khí hậu với những hình thái thời tiết cực đoan như: Rét đậm, rét hại, dông, lốc, mưa đá, mưa to gây lũ ống, lũ quét, ngập úng cục bộ, sạt lở đất... làm suy giảm hệ sinh thái tự nhiên cũng như tàn phá các loại cây trồng, vật nuôi, khiến ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương.Để nông nghiệp phát triển...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

Thủ phủ đào, quất ở Hà Nội rục rịch chuẩn bị hàng cung ứng Tết Nguyên đán

Mặc dù cơn bão số 3 đã gây tổn thất nặng nề cho các hộ trồng đào, quất nhưng những ngày cuối năm, người dân đang tất bật chuẩn bị cho một ‘vụ mùa làm mật.’Người trồng quất Tứ Liên đang tất bật chăm bẵm những cây còn sống sau bão để cung ứng hàng Tết Nguyên đán.Sau những thiệt hại nặng nề do cơn bão số 3 gây ra, các làng trồng đào, quất ở Nhật Tân và...

Chủ động các biện pháp ứng phó với rét

Ngày 26/11, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh đã ban hành văn bản số 66/BCH-VPTT yêu cầu các huyện, thành, thị theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thông báo kịp thời cho các xã, phường, thị trấn, Nhân dân biết để chủ động phòng tránh rét đậm, rét hại.Nông dân xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập chủ động dự trữ thức ăn, chống rét cho đàn vật...

Cùng tác giả

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Cùng chuyên mục

Để lễ hội đầu Xuân thêm an toàn

Tháng Giêng, tháng Hai là thời điểm diễn ra nhiều lễ hội. Đến với các lễ hội, ngoài việc du xuân, du khách thường có mong muốn được thưởng thức ẩm thực độc đáo ở từng địa phương. Do đó nhu cầu tiêu thụ thực phẩm tăng cao, việc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm càng cần phải được chú trọng.Cán bộ Trạm Kiểm dịch, chẩn đoán và xét nghiệm- Chi cục Chăn nuôi và Thú y...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy và tích trữ dành cho tưới dưỡng, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 02/CĐ-TL-VHTT ngày 4/2 về việc Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.Ảnh minh họaTheo đó, đợt 2 lấy nước sẽ thực hiện theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát...

Đồng USD mạnh gây áp lực lên chứng khoán châu Á

Đòn thuế quan bất ngờ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy đồng USD tăng giá mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á vốn đang chật vật trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế chậm lại.Đồng USD. (Ảnh: THX/TTXVN)Đòn thuế quan bất ngờ của Tổng thống Donald Trump đang đẩy đồng USD tăng giá mạnh, tạo thêm áp lực lên thị trường chứng khoán châu Á vốn đang chật vật trong bối cảnh tăng...

Lập kỷ lục mới, giá vàng trong nước lên ngưỡng 90,6 triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng trong nước tiếp tục đi lên phiên mở cửa sáng 4/2, trong đó thương hiệu SJC cộng thêm 800.000 đồng mỗi lượng và lập kỷ lục mới ở ngưỡng 90,6 triệu đồng còn vàng nhẫn cũng tăng 700.000 đồng.Một điểm giao dịch vàng tại Hà Nội. Hai thương hiệu vàng trong nước cùng tăng mạnh phiên mở cửa sáng nay (4/2), trong khi tỷ giá trung tâm cũng cộng thêm 35 đồng.Tại thời điểm 9 giờ, Công...

Rừng Đất Tổ xanh mãi

“Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ kính yêu đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về, Tết trồng cây thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần phát triển rừng bền vững,...

Cháy 2ha rừng ở Tam Nông

Khoảng 21 giờ ngày 2/2/2025, tại đồi Càng Cua, khu 20, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông đã xảy ra cháy. Ngay sau khi xảy ra cháy, UBND huyện đã huy động 150 người gồm các lực lượng công an, Ban CHQS, xã Vạn Xuân, Thọ Văn, Lam Sơn tham gia chữa cháy.Khu vực xảy ra cháy tại đồi Càng Cua, khu 20, xã Vạn Xuân, huyện Tam Nông.Đến khoảng 22 giờ 15 phút, các đám cháy đã được...

Xuất bán trên 1.000 tấn sản phẩm trong ngày đầu Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí phấn khởi của những ngày đầu Xuân mới, ngày 1/2, Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức ra quân xuất bán sản phẩm đầu năm tại Trạm bán hàng, mở đầu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lãnh đạo Công ty Cổ phần supe phốt phát và Hóa chất Lâm Thao chúc Tết, tặng quà khai Xuân cho những khách hàng đầu tiên.Sau Tết Nguyên đán, nông dân...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Điểm sáng trong “bức tranh” thương mại, dịch vụ

Năm 2024, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh có nhiều khởi sắc, tăng trưởng khá; mạng lưới phân phối hàng hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để...

Tin nổi bật

Tin mới nhất