Powered by Techcity

“Sống lại” trang phục người Phù Lá


Tại tỉnh Yên Bái, cộng đồng dân tộc Phù Lá (người Xa Phó) sinh sống tại xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên. Một thời gian dài, trang phục người Phù Lá đứng trước nguy cơ mai một, nhưng những năm gần đây, nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống.

“Sống lại” trang phục người Phù Lá

Ông Đặng Văn Lả (ngoài cùng bên trái) thăm quan nhà trưng bày các hiện vật dân tộc Phù Lá tại gia đình Nghệ nhân ưu tú Đặng Thị Thanh

Nguy cơ mai một

Người Phù Lá, sinh sống tập trung ở 2 thôn Ngòi Nhầy và Trạng Xô, xã Châu Quế Thượng , huyện Văn Yên (Yên Bái) với gần 900 nhân khẩu. Từ xa xưa, người Phù Lá đã biết trồng bông để tự dệt vải, khâu vá, thêu thùa, tạo ra những bộ trang phục mang bản sắc riêng của mình.

Trò chuyện với chúng tôi, ông Đặng Văn Lả, dân tộc Phù Lá, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng bộc bạch, đã có thời gian, trang phục của người dân tộc Phù Lá bị mai một, có nguy cơ thất truyền, người dân không còn mặc trang phục dân tộc trong cuộc sống thường ngày và có rất ít người biết may, thêu bộ trang phục truyền thống.

Theo ông Lả, thời điểm trước năm 2019, toàn xã Châu Quế Thượng chỉ còn 9 bộ trang phục nữ giới, những bộ này chỉ được mặc trong dịp lễ, Tết, lễ hội hoặc một dịp trọng đại của địa phương, của dân tộc.

Nhận thấy việc bảo tồn trang phục truyền thống dân tộc Phù Lá, là một yêu cầu cấp bách, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên và ngành Văn hóa tỉnh Yên Bái đã có nhiều giải pháp bảo tồn và đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận.

Theo ông Lả, năm 2020, ông là Bí thư Đảng ủy xã, đã cùng với nhiều cán bộ xã lên trực tiếp thôn Nậm Địa, xã Hợp Thành (TP. Lào Cai, tỉnh Lào Cai) mời các nghệ nhân người Phù Lá về xã Châu Quế Thượng hướng dẫn, cùng thêu thùa với các nghệ nhân, người dân về trang phục truyền thống. Sau 30 ngày, các nghệ nhân “cầm tay chỉ việc”, vừa dạy, vừa thêu cùng các học viên mới đã làm được 2 bộ trang phục truyền thống hoàn chỉnh.

Cũng theo ông Lả, vì bộ trang phục truyền thống có rất nhiều chi tiết, và rất khó thêu nên người thợ lành nghề phải mất cả tháng trời mới làm được một bộ hoàn chỉnh. Nếu mua thì phải mất 3,5 triệu đồng/bộ. Nên chỉ những gia đình có điều kiện mới mua để mặc.

Nhiều giải pháp để bảo tồn trang phục

Giai đoạn 2017 – 2020, thực hiện Quyết định 2086/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Hỗ trợ phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) các DTTS rất ít người giai đoạn 2016-2025, tỉnh Yên Bái đã triển khai Đề án hỗ trợ phát triển KT-XH đối với dân tộc Phù Lá, xã Châu Quế Thượng, huyện Văn Yên, với tổng kinh phí 42,6 tỷ đồng. Nhờ đó, bản sắc văn hóa cũng như trang phục của dân tộc Phù Lá đã được khôi phục, bảo tồn và phát huy.

Bà Đinh Thị Hồng Loan, Chủ tịch UBND xã Châu Quế Thượng cho biết, triển khai thực hiện Đề án, địa phương đã phối hợp với Viện văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã mở các lớp truyền dạy đan, thêu tại cộng đồng. Theo đó, năm 2020, đã tổ chức 1 lớp truyền dạy đan thủ công truyền thống cho 20 học viên. Trong thời gian 03 tháng, mỗi học viên hoàn thành ít nhất 2 sản phẩm.

Đồng thời, tổ chức 1 lớp thêu và làm trang phục truyền thống cho 30 học viên, (từ tháng 12/2019 đến tháng 2/2020). Sau khi kết thúc khóa học, lớp thêu đã hoàn thành bộ váy áo trang phục Phù Lá và 8 khăn vấn đầu (hay còn gọi là Ư Ti).

Ông Đặng Văn Lả, nguyên Bí thư Đảng ủy xã Châu Quế Thượng cho hay, việc bảo tồn văn hóa của đồng bào dân tộc Phù Lá, trong đó có trang phục dân tộc được thực hiện trên địa bàn xã, đã giúp khôi phục lại nhiều giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp. Hiện nay, bà con Nhân dân đã biết cách thêu thùa và tự may cho mình những bộ trang phục truyền thống để diện trong các dịp lễ, Tết.

“Sống lại” trang phục người Phù Lá

Nhờ vào sự quan tâm, đầu tư của Nhà nước, của ngành Văn hóa, sự nỗ lực của người dân đã giúp người Phù Lá gìn giữ được nét đẹp trong trang phục truyền thống. (Ảnh TL)

Bên cạnh đó, sau khi các lớp học thêu, đan, may trang phục truyền thống do Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam tổ chức kết thúc, xã Châu Quế thượng đã tiếp tục vận động các nghệ nhân, người cao tuổi trong xã dạy cách thêu cho lớp trẻ; vận động các gia đình cho các cháu học sinh mặc trang phục truyền thống trong trường học. Nhờ đó, người Phù Lá dần có ý thức hơn trong việc gìn giữ trang phục của dân tộc mình.

Hiện nay, tỉnh Yên Bái đang tích cực triển khai, thực hiện các nội dung, dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi, trong đó đẩy mạnh việc triển khai Dự án 6 “Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch”. Đây sẽ là một cơ hội mới cho việc bảo tồn và phát huy văn hóa các dân tộc tỉnh Yên Bái nói chung, văn hóa người Phù Lá nói riêng, trong đó có trang phục truyền thống của người Phù Lá.

Theo Văn Hoa/ Báo Dân tộc



Nguồn: https://baophutho.vn/song-lai-trang-phuc-nguoi-phu-la-217547.htm

Cùng chủ đề

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Sơn

Ngày 12/11, đồng chí Bùi Đình Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tới dự, chung vui cùng Nhân dân khu Chự, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Đình Thi trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

Thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ

Bắt nguồn từ tín ngưỡng dân gian và lối sống gần gũi với thiên nhiên, thú chơi đồ gỗ mỹ nghệ đã xuất hiện trong các gia đình Việt từ xưa. Ngày nay, đồ gỗ mỹ nghệ - những tác phẩm nghệ thuật từ gỗ ngày càng sáng tạo, độc đáo gắn với giá trị nghệ thuật, phong thủy, tâm linh vẫn là đam mê được nhiều người theo đuổi...Anh Nguyễn Xuân Huy trưng bày nhiều tác phẩm đồ...

Nét đẹp cổ phục Việt

Thời gian gần đây, mặc cổ phục Việt Nam đã và đang trở thành trào lưu mới và đầy ý nghĩa tại Phú Thọ. Nhiều bạn trẻ và cả những đôi uyên ương tìm đến cổ phục không chỉ để lưu giữ khoảnh khắc đẹp mà còn để cảm nhận tinh hoa trang phục truyền thống, hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại.Chị Đào Thu Uyên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) lựa chọn trang phục truyền...

Ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số tỉnh năm 2024

Ngày 7/11, tại huyện Thanh Sơn, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND huyện tổ chức Ngày hội thể thao các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh năm 2024.Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Vi Mạnh Hùng tặng hoa chúc mừng tại Ngày hộiTới dự có các đồng chí Ủy viên BTV Tỉnh ủy: Vi Mạnh Hùng - Trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ, Nguyễn Thị Thanh Huyền - Trưởng Ban Dân vận...

Thoát nghèo nhờ được đào tạo nghề miễn phí

Từ hộ nghèo, sau khi được đào tạo nghề may miễn phí, chị H’Quỳnh ở buôn Ðắk Sắk (xã Ðắk Sắk, huyện Ðắk Mil, tỉnh Ðắk Nông) đã thoát nghèo, trở thành chủ xưởng may, tạo việc làm thường xuyên cho 10 lao động địa phương.Chị H’Quỳnh hướng dẫn thợ may trong xưởng hoàn thiện các sản phẩm để giao cho khách hàng.Chị H’Quỳnh cho biết, trước đây gia đình thuộc diện hộ nghèo, có thời điểm rơi vào...

Cùng tác giả

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Miền Nam giảm nhẹ; giải pháp bảo đảm nguồn cung thịt heo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Giá heo hơi hôm nay 13/11: Quay đầu giảm nhẹ tại hai tỉnh miền Nam. (Nguồn: Gia chánh cẩm tuyết) Giá heo hơi hôm nay 13/11 *Giá heo hơi miền Bắc: Khảo sát tại thị trường phía Bắc trong phiên sáng ngày 13/11 cho thấy giá heo hơi tại khu vực này đứng yên trong khoảng 62.000 – 64.000 đồng/kg. Theo đó, mức giao dịch cao nhất cả nước là 64.000 đồng/kg được ghi nhận tại Hà Nội, Bắc Giang, Hưng Yên, Hải...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Yên Lương nỗ lực thoát nghèo

Xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm nhằm bảo đảm an sinh xã hội, những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có cơ hội phát triển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập.Nhờ được vay vốn ưu đãi, gia đình ông Đinh Văn Mai ở khu 5 đã đầu tư phát triển kinh tế tổng hợp,...

Chú trọng phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản

Việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác khoáng sản là hoạt động đưa môi trường, hệ sinh thái như đất, nước, cảnh quan thiên nhiên... tại khu vực khai thác khoáng sản về trạng thái môi trường ban đầu, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn môi trường, phục vụ các mục đích có lợi cho con người. Vì vậy, cải tạo, phục hồi môi trường là trách nhiệm, nghĩa vụ bắt buộc đối với...

Cùng chuyên mục

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, gió giật cấp 11

Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị trí tâm bão ở vào khoảng 20,1 độ Vĩ Bắc; 116,8 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão giật cấp 11.Tàu thuyền neo đậu tránh báoTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 8 đang di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, sức gió giật cấp 11.Lúc 4 giờ ngày 13/11, vị...

Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Sơn

Ngày 12/11, đồng chí Bùi Đình Thi - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy tới dự, chung vui cùng Nhân dân khu Chự, xã Yên Sơn, huyện Thanh Sơn nhân kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024) và Ngày Pháp luật Việt Nam 9/11.Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy Bùi Đình Thi trao quà cho các gia đình có hoàn cảnh khó khăn...

Cầu nối giữa chính quyền và Nhân dân

Về thăm huyện Tân Sơn vào những ngày giữa tháng 11, chúng tôi tìm đến khu Bình, xã Mỹ Thuận, huyện Tân Sơn để tìm hiểu về một người được bà con hết lòng kính trọng, đó là ông Phùng Văn Nhướng, dân tộc Mường, sinh năm 1952, ở khu Bình, xã Mỹ Thuận.Ông Nhướng là người có uy tín ở khu Bình, cũng là người đã tích cực vận động để người dân nơi đây có được con...

Xã Yên Kỳ đón Bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới

Ngày 12/11, xã Yên Kỳ, huyện Hạ Hòa tổ chức lễ đón Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới và Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024. Đến dự có đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ.Đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ trao Bằng công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới năm 2023...

Đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo

Đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo, thời gian qua, huyện Phù Ninh tiếp tục phát huy sức mạnh cả hệ thống chính trị cùng tham gia thực hiện công tác giảm nghèo, trong đó việc đảm bảo nước sạch cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo được chú trọng, đạt nhiều kết quả tích cực.Nhờ nguồn vốn vay của Chương trình tín dụng NS&VSMT nông...

Lan tỏa tinh thần “Tương thân tương ái” giữa thiên tai

Cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão đã đi qua, để lại những thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản, gây ảnh hưởng không nhỏ đến công việc và đời sống sinh hoạt của Nhân dân. Trong lúc cấp bách, cùng với Ủy ban MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan, đoàn thể, các cấp Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) trong tỉnh đã tiếp tục khẳng định được vai trò nòng...

Phim của Iran thắng lớn

Lễ Bế mạc và Trao giải thưởng của LHP Quốc tế Hà Nội - HANIFF VII được THTT vào 20h00 ngày 11/11 trên kênh VTV2.Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF) là sự kiện văn hóa nghệ thuật, tôn vinh các tác phẩm điện ảnh có giá trị nghệ thuật cao, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo nổi bật, độc đáo của quốc tế và Việt Nam. Sự kiện là cơ hội...

Bão số 8 di chuyển theo hướng Tây Bắc, gió giật cấp 12

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết sáng sớm 12/11, bão Toraji gần Biển Đông đã trở thành bão số 8, chuyển theo hướng Tây Bắc, tốc độ khoảng 10-15 km/h.Hướng đi của cơn bão. (Ảnh: Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới (suy yếu từ bão số 7) tại đảo Lý Sơn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất