Powered by Techcity

Số hóa sắc phong


Nạn “chảy máu” cổ vật, mất cắp sắc phong ở một số di tích trên địa bàn tỉnh Phú Thọ và trên cả nước thời gian qua đã đặt ra câu hỏi về công tác quản lý, bảo quản cổ vật, tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có các sắc phong. Số hóa tư liệu Hán Nôm, trong đó có các sắc phong đã được các ban quản lý di tích và chính quyền các địa phương quan tâm. Động thái này không chỉ được kỳ vọng sẽ bảo tồn tốt hơn những tư liệu quý có niên đại hàng trăm năm, mà còn góp phần quảng bá di sản đến với công chúng.

Số hóa sắc phongĐoàn công tác của Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) giúp phục chế các sắc phong bị rách của Đền Quốc tế, xã Dị Nậu, huyện Tam Nông (ảnh chụp năm 2021).

“Báu vật” của làng

Trở lại di tích Đền Quốc tế (xã Dị Nậu, huyện Tam Nông), đã ba năm kể từ khi 39 đạo sắc phong cùng một số cổ vật trong đền bị kẻ gian lấy cắp, những bô lão trong ban quản lý di tích vẫn đau đáu, trăn trở về số “báu vật” đang thất lạc. Cụ Tạ Đình Hạp – một thành viên ban quản lý di tích cho biết: “Dù đã được cất trong hệ thống két sắt to, hiện đại gồm 2 lần chốt, hệ thống khoá, bảo mật để trong hậu cung của di tích linh thiêng có niên đại trên 2.300 năm mà kẻ gian lại có thể ngang nhiên, táo tợn, phá két sắt lấy đi 39 đạo sắc, 40 quyển sách cổ Hán Nôm, sổ ghi suất đình, địa bạ cổ, 3 chén cổ, 7 đĩa cổ. Thực tình, điều này trước đó chúng tôi chưa bao giờ nghĩ đến”.

Đau xót là vậy, nhưng thật may mắn, trước khi xảy ra vụ trộm vài tháng, xã Dị Nậu được Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước (Bộ Nội vụ) hỗ trợ phục chế những chỗ rách, hỏng của các sắc phong tại Đền Quốc tế. Đồng thời, Cục đã chụp lại, phô tô màu các sắc phong, dịch ra chữ Quốc ngữ và đóng thành 2 quyển để lưu giữ. Câu chuyện này đặt ra vấn đề, các di tích chỉ nên trưng bày, lưu truyền bản sao lưu, các hiện vật gốc thì nên được cất giữ ở nơi có đủ điều kiện đảm bảo an toàn, ít người biết.

Huyện Lâm Thao là vùng đất cổ giàu truyền thống lịch sử văn hóa lâu đời. Địa bàn huyện hiện nay có 134 di tích thuộc các loại hình văn hóa, lịch sử, tôn giáo, tín ngưỡng và 3 di chỉ khảo cổ. Trong đó, 20 di tích được xếp hạng cấp Quốc gia và 35 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Tại các di tích, hàng trăm sắc phong, nhiều bộ hoành phi, câu đối, bia đá, chuông, khánh, hàng ngàn trang hương ước, tục lệ, thần tích, thần sắc và các tư liệu Hán Nôm quý.

Về xã Xuân Lũng, thăm Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc, dòng họ Nguyễn Tam Sơn vẫn lưu giữ được 10 đạo sắc phong của triều đại Lê Trung Hưng và triều Nguyễn cho vị trung thần hàng “bát bộ kim cương”. Bằng tất cả sự cẩn thận, chỉn chu, ông Nguyễn Trung Mộc – Trưởng Ban gia tộc quản lý Đền thờ mở hộp vỏ đạn B40, lấy ra 10 đạo sắc được bọc kín trong nhiều lớp nilon. Ông Mộc chắc chắn rằng bọc trong vỏ đạn như thế này có ném vào lửa, rơi xuống nước cũng không hề hấn gì.

Trong số 10 sắc phong còn lưu giữ được thì sắc phong cổ nhất là vào năm Vĩnh Thịnh thứ 6 triều vua Lê Dụ Tông năm 1711. Trải qua quãng thời gian gần 400 năm, kinh qua chiến tranh, thiên tai, Nhân dân và dòng họ vẫn lưu truyền nhiều câu chuyện tâm linh lạ kỳ về các sắc phong. Ông Nguyễn Ngọc Nghi – Chủ tịch dòng họ Tam Sơn Tiết Nghĩa cho biết: “Trận lũ lụt năm 1971 khiến khu vực Đền thờ ngập mênh mông trong biển nước. Cánh cửa, bờ tường đá ong cùng chiếc hộp sắt cất giữ sắc phong cùng ngai, hoành phi trôi đi hết. Thế mà 3 ngày sau, chiếc hộp đựng sắc phong cùng các đồ vật cúng tế lại trôi về vị trí ngôi đền và chính tay tôi đã nhặt lại được”.

Trong hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa, tôn giáo trên địa bàn tỉnh, số lượng di tích có sắc phong được dịch sang chữ Quốc ngữ chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Chưa kể, dù người được giao nhiệm vụ quản lý đền thờ và gia tộc đã rất chú trọng trong việc lưu giữ các sắc phong nhưng những hạn chế trong kiến thức chuyên môn cũng chỉ đủ để giữ các đạo sắc không bị mối mọt, rách nát. Việc bảo quản “báu vật”, “hồn cốt di tích” được trường tồn với thời gian rất cần sự quan tâm của các cơ quan chuyên môn và các cấp ngành, chính quyền địa phương.

Số hóa sắc phongCác sắc phong tại Đền thờ Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc (xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao) đã được dịch ra chữ Quốc ngữ và lưu truyền trong dòng họ.

Số hóa để đưa di sản đến với công chúng

Sắc phong (hay còn có tên gọi là đạo sắc) là tài sản độc bản vô giá, mang trong mình câu chuyện hàng nghìn năm của các di tích và làng xã. Các sắc phong là sự công nhận của nhà vua về việc thờ thần của một làng (sắc phong thần) hay chức tước cho một vị quan (sắc phong chức tước). Sắc phong được thể hiện thành loại hình văn bản Hán Nôm về các làng xã ở Việt Nam, địa danh ghi trên sắc phong là những thông tin quan trọng xác định sự thay đổi tên các làng xã Việt Nam qua các thời kỳ, góp phần nghiên cứu tên gọi các địa danh cổ. Ngày tháng trên sắc phong là dấu tích quan trong khẳng định lịch sử dân tộc. Do vậy, sắc phong là nguồn tư liệu rất quan trọng, quý hiếm có ý nghĩa to lớn trong quá trình nghiên cứu, xây dựng lịch sử của làng xã.

Trong kỷ nguyên thông tin đại chúng như hiện nay, sắc phong mang câu chuyện của di tích không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi của gia tộc, làng xã mà còn cần lan tỏa cho Nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ biết về lịch sử, bồi đắp lòng tự hào, biết ơn. Cụ Tạ Đình Hạp chia sẻ: “Quảng bá, truyền thông cho di sản là điều cần làm để cho hậu thế biết đến giá trị di tích. Sắc phong không chỉ truyền đi thông điệp lưu trên tờ giấy sắc mà còn sống trong tâm thức của Nhân dân. Đó mới là cách các giá trị văn hóa được trường tồn. Số hóa sắc phong hay các tư liệu Hán Nôm quý khác sẽ là chìa khóa để giải bài toán bảo tồn nguồn di sản quý giá này”.

Chặng đường đầu tiên để số hóa được sắc phong là kiểm kê, khảo cứu, phiên âm, dịch nghĩa nguồn di sản Hán Nôm tại các di tích. Tỉnh Phú Thọ hiện nay mới chỉ có huyện Lâm Thao lên kế hoạch cho nội dung này. Đồng chí Nguyễn Thị Thùy Linh – Trưởng Phòng VH&TT huyện Lâm Thao thông tin: “Huyện sẽ thực hiện rà soát, sưu tầm, thống kê các tư liệu Hán Nôm tại các di tích lịch sử, văn hóa được xếp hạng và một số di tích chưa được xếp hạng có tầm ảnh hưởng lớn trong cộng đồng. Đồng thời, phối hợp với Bảo tàng tỉnh, Viện nghiên cứu Hán Nôm, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam phiên âm, dịch nghĩa các văn tự, tài liệu Hán Nôm đã khảo cứu, sưu tầm sang chữ Quốc ngữ. Sau đó, hệ thống hóa, số hóa nguồn tài liệu đã dịch nghĩa để phục vụ khai thác thông tin qua các file tài liệu trên các thiết bị số”.

Trong kỷ nguyên hiện đại, bảo tồn di sản văn hóa không chỉ còn gói gọn trong khuôn khổ bảo quản, lưu truyền cho thế hệ sau mà còn có thể được khai thác bản quyền và chuyển hóa thành các tài sản trí tuệ, tạo ra các giá trị thương mại. 2/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt chương trình số hóa di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021-2030. Mục tiêu chung là xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia về di sản văn hóa trên nền tảng công nghệ số thống nhất, phục vụ công tác lưu trữ, quản lý, nghiên cứu, bảo tồn, khai thác, quảng bá di sản, thúc đẩy phát triển du lịch bền vững.

Số hóa tư liệu Hán Nôm quý, trong đó có sắc phong là thực tế tất yếu, khách quan trong hoạt động bảo tồn di sản văn hóa. Tuy nhiên, nguồn lực về kinh phí, con người cho nội dung này không hề nhỏ. Dù đã ban hành kế hoạch nhưng huyện Lâm Thao phải lập dự án, đấu thầu. Nhanh nhất cũng phải tính bằng năm thì những dự định trên giấy mới có thể triển khai ngoài thực tế.

Trả lời báo chí về vấn đề bảo tồn sắc phong tại các làng, xã hiện nay, PGS.TS Bùi Xuân Đính – Viện Dân tộc học, Viện Hàn Lâm KHXH Việt Nam cho biết: “Cần áp dụng sớm chuyển đổi số để số hóa di sản. Và cần xây dựng hệ thống tương tác trên thiết bị thông minh, ứng dụng QR Code, nhận dạng ảnh, nhận dạng 3D, trải nghiệm đa phương tiện… phục vụ Nhân dân, du khách tham quan trải nghiệm, khám phá về di tích hay tìm hiểu về một di vật lịch sử một cách tiện lợi, thoải mái nhất ngay trên điện thoại thông minh. Điều này cũng sẽ góp phần lưu giữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu Quốc gia một cách đồng bộ và tránh được những mất mát thông tin không thể khôi phục được nội dung”.

Sắc phong là tài sản độc bản vô giá, chứa đựng câu chuyện lịch sử trải dài hàng trăm, hàng ngàn năm của các làng, xã Việt Nam. Trong thời buổi công nghệ hiện đại, công tác bảo tồn sắc phong cũng cần được chuyển đổi số để góp phần giữ gìn cho muôn đời hậu thế và quảng bá di sản đến bạn bè Quốc tế.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/so-hoa-sac-phong-225196.htm

Cùng chủ đề

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy... Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.Người kế nghiệpÔng Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò...

Tổng kết công tác Hội Văn học nghệ thuật Lâm Thao

Sáng 25/12, Hội Văn học nghệ thuật (VHNT) Lâm Thao tổ chức hội nghị tổng kết công tác hội năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.Lãnh đạo Hội Liên hiệp VHNT tỉnh tặng hoa chúc mừngNăm 2024, Hội VHNT huyện Lâm Thao đã bám sát và thực hiện tốt nhiệm vụ, kế hoạch đề ra, tổ chức nhiều hoạt động VHNT thiết thực, hiệu quả như: Tổ chức 4 chuyến đi thực tế sáng tác về...

Nỗ lực xây  dựng khu dân cư văn minh kiểu mẫu

Thời gian qua, thực hiện xây dựng khu dân cư văn minh kiểu mẫu, thị trấn Lâm Thao và thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao đã tích cực triển khai kế hoạch, huy động sự vào cuộc của các ban, ngành đoàn thể và Nhân dân. Đến nay, quá trình xây dựng khu dân cư văn minh kiểu mẫu đang dần về đích góp phần để 2 thị trấn sớm hoàn thành lộ trình xây dựng thị trấn...

Khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo đình Tập Lục

Ngày 22/12, UBND xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao tổ chức lễ khánh thành công trình trùng tu, tôn tạo di tích lịch sử văn hoá đình Tập Lục, giai đoạn 1.Các đại biểu cắt băng khánh thành.Đình Tập Lục (còn gọi là đình Thập Lục, đình Cả) được xây dựng từ thế kỷ XVIII thời Lê Trung Hưng - Canh Tuất niên, thờ các vị Vua Hùng từ đời thứ 16, 17, 18 đã có công xây dựng...

Niềm vui trên những cánh đồng vụ đông

Những cánh đồng trồng bí đỏ mật tại xã Bản Nguyên, huyện Lâm Thao đã bước vào đợt thu hoạch. Với thời gian gieo trồng từ tháng 9 và thu hoạch vào giữa tháng 12, mô hình trồng bí đỏ mật F1 Honey 28 - vụ đông năm 2024 đã tận dụng tốt điều kiện thời tiết và thổ nhưỡng của địa phương, góp phần hạn chế tình trạng đất đai bị bỏ hoang, tạo ra những vùng sản...

Cùng tác giả

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn

Ngày 25/12, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.Đồng chí Phùng Khánh Tài-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho hai cá...

Trăn trở hành trình bảo tồn di sản

Như chúng tôi đã đề cập đến ở kỳ trước, số lượng thầy Mo trên địa bàn tỉnh Phú Thọ hiện nay không nhiều, tuổi đã cao, đội ngũ kế cận thiếu nên khó khăn trong công tác truyền dạy... Đây là những trăn trở, thách thức đặt ra trong hành trình bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia Mo Mường.Người kế nghiệpÔng Mo là người nắm giữ hồn cốt Mo Mường, có vai trò...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Nâng cấp và xây mới nhiều bệnh viện tại miền Bắc, Nam, Trung và Tây Nguyên

Nội soi cho bệnh nhân tại Bệnh viện Bạch Mai, một trong số bệnh viện sẽ được đầu tư mạnh trong giai đoạn 2025-2030 – Ảnh: HỒNG HÀ Theo đó, về phân bổ mạng lưới y tế, sẽ có hai nhóm bệnh viện đa khoa cấp tỉnh đảm nhận chức năng vùng (ví dụ Bệnh viện Đa khoa Sơn La, Yên Bái, Lào Cai, Phú Thọ, Tuyên Quang, Bắc Giang đảm nhận chức năng bệnh viện vùng trung du –...

Chương trình tình nguyện mùa đông

Chiều 24/12, Huyện đoàn - Hội LHTN - Hội đồng Đội huyện Thanh Sơn triển khai thực hiện Chương trình tình nguyện mùa đông - Xuân tình nguyện năm 2025 và chương trình công tác Dân vận tại xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn.Huyện đoàn - Hội LHTN - Hội đồng Đội huyện Thanh Sơn bàn giao Nhà Nhân ái và tặng quà cho gia đình em Phùng Sinh Lợi.Tại chương trình, Ban tổ chức đã bàn giao “Nhà...

Cùng chuyên mục

Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động Đoàn

Ngày 25/12, Tỉnh đoàn - Hội Liên hiệp thanh niên (LHTN) tỉnh tổ chức tổng kết công tác Đoàn - Hội và phong trào thanh thiếu nhi năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy.Đồng chí Phùng Khánh Tài-Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy trao Kỷ niệm chương “Vì thế hệ trẻ” của TƯ Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho hai cá...

Du lịch Xuân Sơn – Những điểm đến thú vị

Xã Xuân Sơn, huyện Tân Sơn có vị trí địa lý đặc biệt khi nằm trong vùng lõi Vườn Quốc gia Xuân Sơn. Phần lớn dân số của xã là đồng bào Mường, Dao với những nét văn hóa độc đáo, là những lợi thế để phát triển du lịch cộng đồng, trong đó 3 điểm du lịch cấp tỉnh gồm: Điểm du lịch cộng đồng bản Dù, điểm du lịch sinh thái cộng đồng bản Cỏi, điểm du...

Chiêm ngưỡng nhà thờ cổ trăm tuổi

Trước lễ Giáng sinh, nhiều nhà thờ trên địa bàn tỉnh được trang trí rực rỡ, thắp đèn lung linh. Trong đó, nhà thờ cổ Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì có niên đại trăm năm mang phong cách kiến trúc ấn tượng vẫn giữ được nét cổ kính và câu chuyện lịch sử riêng mình.Nhà thờ Nỗ Lực (Giáo xứ Nỗ Lực, xã Thụy Vân, TP Việt Trì) được xây dựng lần đầu tiên...

Văn miếu tỉnh Hưng Hóa

Trên đỉnh núi Trúc, làng Trúc Phê (nay là khu 3), thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông, nơi đây đã từng tồn tại Văn miếu tỉnh Hưng Hóa với quy mô tương đối bề thế, là biểu tượng cho đạo học và truyền thống tôn sư trọng đạo của Nhân dân địa phương thời bấy giờ.Dù hiện nay, Văn miếu tỉnh Hưng Hóa chỉ tồn tại trong các tư liệu lịch sử nhưng sẽ là chỉ dẫn quan...

Mùa cọ chín

Đã từ lâu, cây cọ gắn bó với đời sống của người dân Đất Tổ từ cành, lá làm mành, làm chổi, lợp nhà... Rồi mùa đông đến, khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng thì món cọ ỏm lại là thức quà quê độc đáo, khó quên mà không phải nơi nào cũng có.Khi những buồng quả chín đậm màu, căng bóng là có thể hái làm món cọ ỏm.Cọ ỏm ngon nhất phải sử dụng...

Tiếng vọng văn hóa Mường

Tìm đến khu Khoang, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn với mong muốn tìm hiểu về kỹ thuật làm trống đất, một nhạc cụ truyền thống đặc sắc của đồng bào Mường, chúng tôi đã gặp ông Hà Ngọc Bảo, 65 tuổi, dân tộc Mường. Câu chuyện của ông không chỉ là hành trình bảo tồn một di sản văn hóa, mà còn là niềm đam mê và sự mong mỏi, tận tâm muốn truyền dạy cho thế hệ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Phú Thọ tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024

Từ ngày 7-8/12, tại Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024, Phú Thọ tham gia trưng bày hơn 20 sản phẩm nông thôn tiêu biểu, sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của tỉnh.Gian hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của tỉnh Phú ThọVới chủ đề “Gastronomy of unity - Ẩm thực kết nối” Chương trình Liên hoan Ẩm thực quốc tế năm 2024 được tổ chức tại Khu Ngoại giao đoàn Vạn Phúc, Hà...

Người dân tất bật tuốt lá đào chuẩn bị cho vụ Tết Nguyên Đán 2025

Chỉ gần hai tháng nữa là đến Tết Nguyên Đán 2025, không khí tại các vườn đào trên địa thành phố Việt Trì đang trở nên hối hả, nhộn nhịp. Các hộ dân đang gấp rút thực hiện công đoạn tuốt lá để đảm bảo những cây đào sẽ nở hoa đúng dịp Tết.Tại xã Chu Hóa, TP Việt Trì hiện có hai hộ trồng đào bán vào dịp Tết 2025, trong đó, gia đình bà Nguyễn Thị Chúc...

Tin nổi bật

Tin mới nhất