Powered by Techcity

Quan tâm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Raglai


Hơn 10 năm qua, huyện miền núi Khánh Sơn đã có nhiều hoạt động thiết thực, hiệu quả nhằm bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số (ĐBDTTS) Raglai. Những nét đẹp, bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào được giữ gìn không chỉ làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần, đó còn là những sản phẩm cho hoạt động du lịch đang ngày càng phát triển ở địa phương.

Giữ gìn giá trị văn hóa đặc sắc

Khánh Sơn: Quan tâm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Raglai

Đội văn nghệ truyền thống huyện Khánh Sơn biểu diễn tại Ngày Văn hóa các dân tộc Việt Nam tỉnh Khánh Hòa năm 2024.

Huyện Khánh Sơn có 12 dân tộc anh em sinh sống, trong đó đồng bào Raglai chiếm số lượng đông nhất với hơn 70,5% dân số toàn huyện. Từ bao đời nay, đồng bào Raglai ở Khánh Sơn đã tạo dựng được vốn văn hóa truyền thống với những lễ hội, phong tục, nghệ thuật hát kể sử thi, biểu diễn nhạc cụ truyền thống, văn hóa ẩm thực… Thế nhưng, từng có thời gian, những nét đẹp, giá trị văn hóa truyền thống đó ít được quan tâm và dần bị mai một. “Có một thời gian, ở những xóm làng của đồng bào Raglai, người già không còn hát sử thi, đánh mã la, người trẻ chỉ thích nghe nhạc hiện đại. Những lễ hội truyền thống ít được tổ chức, những lời hát alâu, hát ru, tiếng đàn đá, đàn chapi… dần vắng bóng. Thực trạng đó để lại nhiều nỗi lo lắng, băn khoăn đối với những người làm công tác văn hóa, những ai tâm huyết với văn hóa Raglai”, Nghệ nhân Ưu tú Mấu Quốc Tiến cho biết.

Kịp thời nhận diện thực trạng đáng báo động đó, huyện Khánh Sơn đã nỗ lực thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào Raglai. Địa phương đã mở 6 lớp truyền dạy kỹ năng sử dụng nhạc cụ mã la, 3 lớp truyền dạy đánh đàn đá, 3 lớp dạy hát sử thi cho thanh thiếu niên trên địa bàn; tích cực nghiên cứu, sưu tầm các tư liệu dân ca dân vũ, ghi âm các làn điệu dân ca, sử thi Raglai, biên dịch các loại sách về con người và văn hóa Raglai ở Khánh Sơn… Huyện đã hoàn thành việc chế tác 10 bộ nhạc cụ đàn đá để bàn giao về cho xã, thị trấn sử dụng; tổ chức phục dựng lễ tạ ơn cha mẹ; mở lớp dạy nghề đan gùi, làm nỏ, làm đàn chapi cho thanh niên.

Hàng năm, địa phương tổ chức hội diễn nghệ thuật quần chúng, liên hoan làng văn hóa, hội thi tìm hiểu di sản văn hóa, ngày văn hóa các dân tộc… Thông qua đó, tập trung tái hiện các lễ hội, phong tục truyền thống của đồng bào Raglai, biểu diễn những tiết mục ca, múa nhạc mang nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Raglai. Các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thành lập đội văn nghệ truyền thống để thực hiện các hoạt động biểu diễn nghệ thuật phục vụ người dân và du khách. “Hiện ở xã Sơn Hiệp đã thành lập được 2 đội văn nghệ ở thôn Hòn Dung và thôn Tà Gụ, mỗi đội gồm 15 thành viên, có thể biểu diễn thành thục các tiết mục hát, múa, trình diễn nhạc cụ truyền thống của đồng bào Raglai. Xã cũng cử nhiều bạn trẻ tham gia các lớp sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ, lớp truyền dạy mã la do huyện tổ chức. Tại nhà dài truyền thống ở thôn Hòn Dung cũng từng diễn ra hoạt động phục dựng lễ ăn mừng lúa mới, lễ tạ ơn cha mẹ do UBND huyện tổ chức”, ông Nguyễn Doãn Đạt – Phó Chủ tịch UBND xã Sơn Hiệp cho biết.

Lan tỏa những nét đẹp văn hóa

Khánh Sơn: Quan tâm bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống Raglai

Đồng bào Raglai ở xã Sơn Hiệp tái hiện lễ ăn mừng lúa mới.

Có thể thấy, các loại hình văn nghệ dân gian hát dân ca, hát sử thi; các nghề thủ công truyền thống đan lát, làm nhạc cụ dân tộc, chế biến rượu cần; nét đặc trưng văn hóa ẩm thực với những món ăn cơm lam, gà nướng ống lồ ô, canh bùi rau rịa… được lưu giữ trong cuộc sống và sinh hoạt của cộng đồng dân cư ở Khánh Sơn. Địa phương cũng đã đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa, thể thao và trang thiết bị tại 29 thôn, tổ dân phố; hỗ trợ hoạt động cho 12 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn; tổ chức 2 lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, truyền dạy văn hóa phi vật thể; phục dựng 1 lễ hội truyền thống tiêu biểu…

Từ nay đến năm 2030, huyện sẽ tiếp tục phục dựng các lễ hội truyền thống tiêu biểu của đồng bào dân tộc Raglai; hàng năm tổ chức lớp truyền dạy nhạc cụ đàn đá, mã la; xây dựng mô hình du lịch cộng đồng thôn Hòn Dung gắn với phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào Raglai; xây dựng nhà trưng bày huyện Khánh Sơn để trưng bày hiện vật, cổ vật văn hóa nhằm phát huy tốt sản phẩm du lịch của địa phương. Bên cạnh đó, huyện duy trì tổ chức chương trình biểu diễn nhạc cụ đàn đá, mã la, các làn điệu dân ca, hát múa dân gian truyền thống tại nhà dài thôn Hòn Dung; thực hiện có hiệu quả công tác bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể của DTTS Raglai, gồm: Trang phục truyền thống, ngữ văn dân gian, nghệ thuật trình diễn dân gian, lễ hội truyền thống, nghề thủ công truyền thống…

Theo ông Cao Minh Vỹ – Phó Chủ tịch UBND huyện Khánh Sơn, việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào Raglai thời gian tới cần sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, nhất là sự tự giác, ý thức trách nhiệm của chính cộng đồng dân cư. Cùng với đó, huyện sẽ xây dựng và thực hiện các kế hoạch, đề án, dự án nhằm bảo tồn và phát huy tốt các giá trị di sản văn hóa của địa phương; tiếp tục thực hiện hiệu quả chính sách phát triển kinh tế – xã hội vùng ĐBDTTS và miền núi nhằm bảo đảm ổn định đời sống cho người dân; nâng cao nhận thức về công tác bảo tồn văn hóa, công tác quản lý văn hóa vùng ĐBDTTS, nhất là đối với thế hệ trẻ.

Huyện cũng sẽ tiến hành rà soát, kiện toàn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý theo hướng tinh gọn, nâng cao hiệu quả hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của ĐBDTTS; thường xuyên bồi dưỡng, cập nhật kiến thức trong tình hình mới đối với đội ngũ làm công tác dân tộc và quản lý văn hóa DTTS; không ngừng tái tạo và lưu truyền các giá trị di sản văn hóa từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức khác tại cộng đồng. Bên cạnh đó, có cơ chế phát huy vai trò của các nghệ nhân, già làng, trưởng bản trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống; khuyến khích cộng đồng tham gia bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, ngăn chặn nguy cơ làm mai một, sai lệch hoặc thất truyền…

Giang Đình/Báo Khánh Hoà



Nguồn: https://baophutho.vn/khanh-son-quan-tam-bao-ton-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-raglai-216384.htm

Cùng chủ đề

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

Tục giã bánh giầy làng Trúc Phê

Mùng 7 tháng Giêng hằng năm, các khu dân cư tại Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông sẽ tổ chức giã bánh giầy để dâng lên Đền Mẫu tri ân công đức nữ tướng Hồ Thiên Hương. Đây là truyền thống tốt đẹp đã tồn tại hàng trăm năm tại địa phương.Người dân khu 1, Thị trấn Hưng Hóa tề tựu tại Nhà văn hóa khu để chuẩn bị giã bánh giầyTục giã bánh giầy tại làng Trúc...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Cùng tác giả

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Thiết bị sưởi bán chậm dù rét đậm

Theo dự báo của Đài khí tượng thủy văn khu vực miền núi phía Bắc, tỉnh Phú Thọ vẫn đang nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của đợt không khí lạnh. Nhiều nơi trong tỉnh phổ biến ở nhiệt độ 10 - 12°C, có nơi dưới 10°C. Tuy nhiên, dạo một vòng quanh thị trường điện máy, ngành hàng thiết bị sưởi ấm mùa đông này lại có xu hướng “hạ nhiệt”, sức mua chậm dù thời tiết vẫn...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Tăng tốc sản xuất cho đơn hàng xuất khẩu

Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu nhanh chóng bắt tay vào công việc để đảm bảo tiến độ giao hàng cho đối tác. Đây cũng là thời điểm quan trọng đẩy mạnh sản xuất, tận dụng cơ hội từ các đơn hàng ngay từ đầu năm.Dây chuyền may quần áo phục vụ xuất khẩu tại Công ty TNHH Teijin Frontier Shonai, phường Vân Phú, TP Việt Trì.Theo thống...

Cùng chuyên mục

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Bà con các thôn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi, hát giao duyên, hát...

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

134 đại biểu thiếu nhi huyện Cẩm Khê báo công dâng Bác

Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ huyện Cẩm Khê lần thứ XVIII năm 2025, Huyện đoàn, Hội đồng đội huyện đã tổ chức Lễ báo công dâng Bác tại lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tham dự Lễ báo công có 134 học sinh xuất sắc, tiêu biểu đại diện cho 25.000 thiếu nhi cùng 25 giáo viên tổng phụ trách đại diện cho 57 liên đội trên địa bàn huyện.Đoàn...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Tin nổi bật

Tin mới nhất