Powered by Techcity

Phú Thọ: Tích cực chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024

Ngày 27/3/2024, đồng chí Hồ Đại Dũng – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ, chủ trì hội nghị triển khai Kế hoạch Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024.

Phú Thọ: Tích cực chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024 - Ảnh 1.

Đồng chí Hồ Đại Dũng – Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024 chủ trì hội nghị.

Sau khi nghe các sở, ngành, địa phương báo cáo công tác chuẩn bị, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng yêu cầu các thành viên Ban tổ chức bám sát kế hoạch rà soát lại các nhiệm vụ được giao; tăng cường công tác phối hợp để tập trung hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo đúng tiến độ đề ra. Mục tiêu là tổ chức phần Lễ đảm bảo trang nghiêm, trọng thể, thành kính, mang tính cộng đồng đảm bảo an toàn, văn minh, tiết kiệm; các hoạt động phần Hội gắn kết chặt chẽ với các sự kiện văn hóa, thể thao và du lịch tạo thành chuỗi hoạt động Tuần Văn hóa – Du lịch, thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo vùng Đất Tổ, tạo sức hấp dẫn, thu hút người dân và du khách.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu, ngay sau hội nghị này, các ngành, đơn vị theo chức năng nhiệm vụ triển khai, chi tiết hóa các nội dung phần lễ, phần hội và các hoạt động nghệ thuật… Sở Văn hóa thể thao và Du lịch chủ trì, tổng hợp, cung cấp nội dung cho cơ quan truyền thông, Văn phòng Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng làm căn cứ thực hiện các phần việc liên quan.

Đồng chí yêu cầu UBND thành phố Việt Trì phối hợp với Bộ CHQS tỉnh chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức chương trình bắn pháo hoa tầm cao đảm bảo an toàn tuyệt đối. Các ngành tăng cường công tác kiểm tra, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, an toàn thực phẩm, giá cả thị trường. Khu Di tích lịch sử Đền Hùng lưu ý việc bố trí, sắp xếp các điểm kinh doanh hàng quán, không để xảy ra tình trạng bán hàng không đúng nơi quy định, làm ảnh hưởng đến mỹ quan tổng thể của Khu di tích.

Phú Thọ: Tích cực chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024 - Ảnh 2.

Đồng chí Lê Trường Giang – Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng phát biểu tại hội nghị.

Về công tác tuyên truyền, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Thông tin và Truyền thông tăng cường quản lý, chịu trách nhiệm đón tiếp, cấp thẻ báo chí, hướng dẫn và tạo điều kiện tối đa cho các cơ quan báo chí trung ương khi về tỉnh tác nghiệp. Chủ trì thành lập nhóm zalo thành viên Ban tổ chức nhằm thông tin kịp thời các hoạt động tại giỗ Tổ cho các cơ quan báo chí; đồng thời sớm ban hành Thông cáo báo chí về Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm 2024.

Tại buổi họp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hồ Đại Dũng cũng cho ý kiến cụ thể về một số kiến nghị, đề xuất của các thành viên Ban tổ chức.

Theo Kế hoạch, Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 diễn ra từ ngày 09/4 đến hết ngày 18/4 (tức từ mùng 1/3 đến hết mùng 10/3) tại thành phố Việt Trì, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng và các huyện, thị, thành trong tỉnh.

Phần Lễ bao gồm: Lễ Giỗ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân và Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày 14/4/2024 (tức mùng 6/3 năm Giáp Thìn); Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương và Dâng hoa tại Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với cán bộ, chiến sỹ Đại đoàn quân tiên phong” ngày 18/4/2024 (tức mùng 10/3 năm Giáp Thìn); Lễ dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng của các huyện, thị, thành trong tỉnh từ ngày 09 – 18/4/2024 (tức từ mùng 1 – 10/3 năm Giáp Thìn).

Phần Hội (Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ) có nhiều hoạt động, trong đó, chương trình Khai mạc Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 và họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền tổ chức vào ngày 9/4 (tức mùng 1/3 âm lịch) tại Sân khấu Trung tâm lễ hội – Khu Di tích lịch sử Đền Hùng.

Phú Thọ: Tích cực chuẩn bị cho Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm 2024 - Ảnh 3.

Quang cảnh buổi họp.

Ngoài ra còn nhiều hoạt động khác như: Hội trại văn hóa và tổ chức trưng bày, quảng bá, giới thiệu sản phẩm; liên hoan văn nghệ quần chúng, dân ca Phú Thọ; trưng bày hiện vật, di sản tư liệu thế giới, sách báo, tư liệu ảnh; hội thi gói, nấu bánh chưng, giã bánh giầy; trình diễn hát Xoan làng cổ; hội thi bơi chải mở rộng… được tổ chức trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.

Đến thời điểm này, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, UBND thành phố Việt Trì và các ngành, địa phương đã chủ động tham mưu, xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch phục vụ Nhân dân và du khách, đảm bảo tiến độ đề ra. Công an tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan xây dựng phương án đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông cũng như các phương án đảm bảo các điều kiện để tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương – Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa – Du lịch Đất Tổ năm Giáp Thìn – 2024 diễn ra an toàn, văn minh.

Theo Cổng TTĐT tỉnh Phú Thọ

nguồn

Cùng chủ đề

Về miền đất học

Trải qua hàng ngàn năm, ngọn lửa của truyền thống hiếu học vẫn luôn được truyền qua bao thế hệ người con của vùng “đất lúa, đất văn”. Từ những biểu tượng “danh bất hư truyền” về đạo học như Trạng nguyên Vũ Duệ, Bảng nhãn Nguyễn Mẫn Đốc, ngày nay, công tác khuyến học, khuyến tài luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của cấp ủy, chính quyền huyện Lâm Thao và toàn xã hội để trở...

Tiếp nối mạch nguồn dân ca Đất Tổ

Các làn điệu dân ca trên quê hương Đất Tổ từ nhiều đời nay được lưu truyền qua từng lời ca, điệu múa, bài thơ hay giản đơn chỉ là qua những câu chuyện kể của bà, của mẹ. Từ đồng bằng cho đến miền núi cao vẫn đều lưu giữ những làn điệu dân ca, dân vũ mang đặc trưng riêng của mỗi địa phương, vùng miền, dân tộc. Đã có thời kỳ các làn điệu dân ca...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

“Khoác áo mới” cho nông sản Đất Tổ

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào phát triển sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh. Chương trình đã giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế và đầu tư cải tiến, nâng cấp các sản phẩm đặc trưng, truyền thống làng nghề trở thành hàng hóa có giá trị...

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.Bận rộn...

Cùng tác giả

Phú Thọ tăng cường đảm bảo an ninh trật tự phục vụ du khách về lễ hội Đền Hùng

Dự báo trong ngày chính lễ, lượng khách về Đền Hùng sẽ rất đông. Để đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã phối hợp với Ban quản lý Khu di tích lịch sử Đền Hùng sẵn sàng các phương án để người dân đi lại thuận lợi, an toàn. Để đảm bảo trật tự an toàn giao thông, Công an tỉnh Phú Thọ đã xây dựng phương án phân luồng từ...

Giỗ Tổ Hùng Vương – hành trình từ tín ngưỡng dân gian thành Quốc lễ

Năm 2012, “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là niềm tự hào vô hạn của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Kết quả kiểm kê bước đầu năm 2005 do Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VH,TT&DL) công bố, cả nước có 1.417 địa điểm thờ cúng Vua Hùng và các nhân vật lịch sử thời đại Hùng Vương...

Trình diễn văn hoá nghệ thuật các dân tộc Việt Nam phục vụ Lễ hội Đền Hùng

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 năm Giáp Thìn), tại khu vực Bức phù điêu “Bác Hồ nói chuyện với các cán bộ, chiến sĩ Đại đoàn quân Tiên Phong” ở ngã 5 Đền Giếng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng diễn ra chương trình văn hoá nghệ thuật đặc sắc của Đoàn Văn hoá nghệ thuật truyền thống Trường Xuân (Hà Đông, Hà Nội) nhằm phục vụ du khách thập phương hành hương về Đền Hùng. Tiết mục múa...

Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024

Ngày 16/4 (tức mùng 8/3 âm lịch), Khu di tích lịch sử Đền Hùng tổ chức Hội thi “Gói, nấu bánh chưng và giã bánh giầy” tỉnh Phú Thọ lần thứ XI năm 2024. Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; các thành viên Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ...

Mâm cơm Giỗ Tổ Hùng Vương – Nét đẹp văn hóa của người dân Phú Thọ

Với tấm lòng thành kính, ngày Giỗ Tổ Hùng Vương hàng năm, người dân thành phố Việt Trì sẽ chuẩn bị mâm cơm đoàn viên để tri ân công đức các Vua Hùng đã có công dựng nước. Nét đẹp văn hóa này cũng đang được lan tỏa ở các địa phương trong cả nước. Với người dân ở các xã gần Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, việc sửa soạn mâm cỗ tri ân các Vua Hùng đã...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất