Powered by Techcity

Phát triển sản phẩm OCOP

Thực hiện Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP), thời gian qua, huyện Lâm Thao đã tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng, thế mạnh, phát huy giá trị sản phẩm nông nghiệp của huyện.

HTX nông nghiệp hạt giống Đất Tổ, thị trấn Lâm Thao xây dựng thành công sản phẩm hành xanh Lâm Thao đạt tiêu chuẩn OCOP 3 sao.

Là địa phương có thế mạnh về phát triển nông nghiệp, huyện đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người dân, hợp tác xã (HTX), doanh nghiệp đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng quy mô sản xuất gắn với đảm bảo các tiêu chí về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, trong đó chú trọng phát triển sản phẩm dựa trên đặc trưng thế mạnh của địa phương. Huyện thực hiện quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa tập trung; triển khai các chính sách hỗ trợ phát triển sản phẩm, xây dựng nhãn mác, bao bì và hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ.

Đồng chí Bùi Văn Hào – Trưởng phòng NN&PTNT huyện cho biết: Để tạo điều kiện cho các chủ thể tích cực tham gia xây dựng, phát triển sản phẩm OCOP, huyện đã huy động các nguồn lực, vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh để triển khai, thực hiện Chương trình hiệu quả. Trong giai đoạn 2021- 2023, huyện đã huy động và hỗ trợ kinh phí thực hiện Chương trình OCOP gần 1 tỷ đồng, tập trung vào công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao năng lực cho các chủ thể tham gia Chương trình; hỗ trợ nâng cấp, tiêu chuẩn hóa và phát triển sản phẩm OCOP, hỗ trợ xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm OCOP…

Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, nhận thức của cán bộ, đảng viên, người dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển sản phẩm OCOP được nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, các chủ thể luôn ý thức việc đảm bảo quy trình sản xuất an toàn, theo tiêu chuẩn, chất lượng đã đăng ký, góp phần nâng cao giá trị kinh tế. Từ việc được “gắn sao”, nhiều sản phẩm trước đây chỉ tiêu thụ tại địa phương nay đã có mặt ở các hệ thống siêu thị và sàn thương mại điện tử, điều này mở ra cơ hội liên kết trong xây dựng chuỗi sản xuất vừa góp phần tiêu thụ sản phẩm, vừa giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân.

Đến nay, huyện Lâm Thao đã có 22 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, tăng 4 sản phẩm so với kế hoạch của tỉnh, trong đó có 2 sản phẩm đạt hạng 4 sao, 20 sản phẩm đạt hạng 3 sao. Đã có 10/12 xã, thị trấn có sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 3 xã so với kế hoạch của tỉnh. Các sản phẩm đạt chứng nhận OCOP đều là những nông sản đặc trưng của huyện như: Nho Hạ đen, mùng tơi Tứ Xã, ổi lê Vĩnh Lại, chuối tây Xuân Huy, hành xanh Lâm Thao…

Huyện tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng, phát triển các sản phẩm OCOP chủ lực, đặc trưng, có triển vọng theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, ổn định, có thị trường để giải quyết việc làm, nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho người dân; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn, bảo tồn, phát huy các giá trị sản phẩm truyền thống. Phấn đấu đến năm 2025, toàn huyện có thêm ít nhất 12 sản phẩm OCOP được công nhận từ 3 sao trở lên, nâng tổng số sản phẩm OCOP toàn huyện lên 34 sản phẩm, của 16 chủ thể có đăng ký kinh doanh tham gia.

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, thời gian tới, huyện tăng cường công tác kiểm tra, giám sát sau công nhận OCOP để kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần giữ gìn, nâng cao uy tín cũng như xây dựng thương hiệu của sản phẩm OCOP đặc trưng. Tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả các cơ chế, chính sách về phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, chuyển đổi số trên địa bàn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, HTX, các tổ chức, cá nhân phát triển sản phẩm. Đồng thời, hướng dẫn các xã, thị trấn rà soát, đăng ký bổ sung các sản phẩm lợi thế, đặc trưng của địa phương vào danh mục thẩm định, công nhận hàng năm và giai đoạn.

Bên cạnh đó, tổ chức đào tạo, tập huấn, nâng cao trình độ cho cán bộ các cấp, đại diện các chủ thể sản xuất, đặc biệt là những kỹ năng về quản trị doanh nghiệp, xúc tiến thương mại, quảng bá tiếp thị và bán hàng trực tuyến… góp phần mở rộng sản xuất, nâng cao vị thế, sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP trên thị trường.

Hà Nhung

Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-san-pham-ocop-212677.htm

Cùng chủ đề

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

Lợi ích “kép” từ nông nghiệp cận đô thị

Phát triển nông nghiệp đô thị, cận đô thị là giải pháp quan trọng giải quyết những bất cập, hạn chế của quá trình đô thị hoá đang diễn ra mạnh mẽ ở tỉnh Phú Thọ bởi tận dụng được các diện tích nhỏ, các lô đất trống... trong thành phố, thị xã, thị trấn để trồng trọt và chăn nuôi phù hợp với điều kiện đất đai, khí hậu, thủy văn, bảo đảm sự cân bằng sinh thái,...

Điểm sáng trong “bức tranh” thương mại, dịch vụ

Năm 2024, ngành thương mại, dịch vụ (TMDV) của tỉnh có nhiều khởi sắc, tăng trưởng khá; mạng lưới phân phối hàng hóa phát triển cả bề rộng lẫn chiều sâu, chất lượng dịch vụ được nâng lên. Thêm vào đó, hệ thống cửa hàng bán buôn, bán lẻ phát triển rộng khắp, phủ kín tới tận khu vực nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng để...

Các hợp tác xã hối hả vào Xuân

Khi mùa Xuân mới đang hiện hữu cũng là lúc thành viên các hợp tác xã (HTX) hối hả sản xuất, tạo ra khối lượng hàng hóa lớn, đảm bảo chất lượng, phục vụ tiêu dùng trong dịp Tết. HTX phát triển không chỉ lưu giữ nét đẹp văn hoá mà còn tạo việc làm thường xuyên cho hàng ngàn lao động, tạo sức bật kinh tế - xã hội. Đặc biệt, nhiều sản phẩm đặc trưng HTX vùng...

Đưa sản phẩm làng nghề vươn xa

Thay đổi phương thức sản xuất, đẩy mạnh áp dụng tiến bộ kỹ thuật, tăng cường xúc tiến thương mại, đặc biệt là thương mại điện tử; tìm kiếm thị trường tiêu thụ, quảng bá và giới thiệu sản phẩm... là hướng đi tất yếu để các làng nghề phát triển trong xu thế hiện nay. Vì vậy, nhiều làng nghề trên địa bàn tỉnh đã mạnh dạn thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đưa sản phẩm của mình...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Kỳ họp chuyên đề thứ Tư – HĐND tỉnh khoá XIX

Sáng 31/5, HĐND tỉnh khóa XIX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp chuyên đề thứ Tư quyết định một số nội dung quan trọng. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bùi Minh Châu phát biểu khai mạc Kỳ họp Chủ toạ Kỳ họp có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Dương Hoàng Hương - Ủy viên BTV...

Việt Trì phát triển thương mại – dịch vụ

Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật của tỉnh, có vị trí địa lý thuận lợi, tạo điều kiện thu hút đầu tư, phát triển thương mại - dịch vụ. Thêm vào đó, sự phát triển của ngành công nghiệp đã thu hút nhiều lao động đến làm việc, sinh sống và hộ cá thể kinh doanh dịch vụ. Từ những thuận lợi này, thành phố đã chỉ đạo các phường,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất