Powered by Techcity

Phát triển rừng cây gỗ lớn


Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ lớn đã đề ra.

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Lực lượng Kiểm lâm hướng dẫn người dân huyện Tân Sơn trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn, nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp.

Với gần 190.000ha rừng và đất lâm nghiệp, chiếm trên 50% diện tích đất tự nhiên, trong đó 123.000ha diện tích rừng trồng, Phú Thọ có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển cây gỗ lớn. Việc phát triển rừng gỗ lớn sẽ giúp chủ động tạo nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến lâm sản trên địa bàn cũng như phục vụ xuất khẩu. So với trồng rừng gỗ nhỏ, lợi nhuận từ rừng trồng gỗ lớn cao hơn nhiều lần, tùy theo tuổi khai thác và đường kính cây. Việc áp dụng mô hình trồng rừng gỗ lớn có nhiều ưu điểm vượt trội so với cách thức cũ, đặc biệt là hiệu quả kinh tế mang lại.

Kế hoạch phát triển nông, lâm nghiệp, thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 đặt ra mục tiêu hàng năm thực hiện 2,2 nghìn ha rừng gỗ lớn. Đến năm 2025, diện tích rừng cây gỗ lớn toàn tỉnh đạt 20.000ha, trong đó vùng sản xuất tập trung 10.000ha gắn với doanh nghiệp chế biến sâu sản phẩm gỗ hướng tới xuất khẩu. Năng suất rừng trồng đạt 17m3/ha/năm, sản lượng gỗ khai thác đến năm 2025 đạt 810.000m3. Tốc độ tăng giá trị tăng thêm ngành Lâm nghiệp bình quân 3,3%/năm, giá trị thu nhập từ rừng trồng sản xuất tăng 1,5 lần trên đơn vị diện tích so với năm 2021.

Để đạt mục tiêu đề ra, nhiều nhóm giải pháp đã được tỉnh chỉ đạo các cấp, ngành, địa phương triển khai thực hiện. Với mục tiêu mở rộng diện tích, ngành Lâm nghiệp cùng các địa phương đã triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách hỗ trợ phát triển lâm nghiệp bền vững của Trung ương, tỉnh, trong đó đặc biệt chú trọng khuyến khích trồng, chuyển hóa rừng cây gỗ lớn; tuyên truyền, vận động người dân chủ động thực hiện mở rộng diện tích cây gỗ lớn. Bên cạnh đó, đảm bảo năng suất, chất lượng rừng gỗ lớn; công tác đảm bảo chất lượng giống cây, kỹ thuật trồng, chăm sóc cũng được ngành chuyên môn tăng cường phối hợp với chính quyền các địa phương tổ chức thực hiện hiệu quả.

Hiện nay, việc nhân rộng diện tích trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn đang được các địa phương trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh thực hiện. Điển hình như tại huyện Yên Lập, để khuyến khích các hộ trồng rừng chuyển đổi sang mô hình trồng cây gỗ lớn, huyện đã ban hành các văn bản chỉ đạo về công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn. Đồng chí Phan Thanh Phương – Trưởng Phòng NN&PTNT huyện cho biết: Nhiệm kỳ 2020-2025, Yên Lập tiếp tục xác định phát triển cây gỗ lớn là nhiệm vụ trọng tâm, được cụ thể hoá bằng Nghị quyết 42-NQ/HU, ngày 12/4/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về phát triển kinh tế đồi rừng, trọng tâm là cây gỗ lớn, cây dược liệu và cây ăn quả. Đặc biệt, huyện đã tập trung tuyên truyền đến các hộ dân những lợi ích về kinh tế, bảo vệ môi trường tự nhiên từ việc trồng rừng gỗ lớn, chính sách của tỉnh về cơ chế hỗ trợ trồng rừng gỗ lớn trên địa bàn… Nhờ đó, đến nay, toàn huyện đã trồng và chuyển hóa trên 1.300ha rừng cây gỗ lớn, đạt 110,5% mục tiêu Nghị quyết.

Tại huyện Tân Sơn, việc trồng, chuyển hóa rừng gỗ lớn được chú trọng triển khai. Năm 2024, huyện hoàn thành 900ha rừng gỗ lớn ở các xã, thị trấn, nâng tổng diện tích rừng gỗ lớn toàn huyện đạt 4.600ha. Sự vào cuộc của tỉnh, ngành chuyên môn, địa phương, mục tiêu phát triển rừng gỗ lớn đã đạt nhiều kết quả quan trọng. Hiện nay trên địa bàn tỉnh diện tích phát triển gỗ lớn đạt 18.900ha, đạt 94,5% so với mục tiêu đến năm 2025 (trồng rừng thâm canh gỗ lớn: 15.300ha, chuyển hoá rừng trồng kinh doanh gỗ lớn 3.600ha). Rừng trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Để phát huy lợi thế, mở rộng vùng nguyên liệu gỗ lớn, tỉnh tiếp tục thực hiện các cơ chế hỗ trợ hiện hành. Theo đồng chí Trương Quang Đăng – Trưởng phòng Phát triển rừng, Chi cục Kiểm lâm, ngành Kiểm lâm tham mưu, tăng cường hướng dẫn hỗ trợ cấp chứng chỉ rừng bền vững cho diện tích rừng gỗ lớn đủ điều kiện về diện tích để nâng cao giá trị kinh tế lâm nghiệp cũng như khuyến khích chủ rừng, hộ trồng rừng, tổ hợp tác, hợp tác xã lâm nghiệp đẩy mạnh mở rộng mô hình rừng gỗ lớn. Phối hợp với chính quyền địa phương chuyển giao, tập huấn kỹ thuật để người dân thực hiện tốt quy trình, kỹ thuật thâm canh trồng rừng gỗ lớn, đồng thời chú trọng công tác bảo vệ, phòng cháy, chữa cháy rừng, khuyến cáo người dân sử dụng cây giống có nguồn gốc rõ ràng, có chất lượng để nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng…

Lệ Oanh



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-rung-cay-go-lon-225283.htm

Cùng chủ đề

Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc

Tháng hành động Quốc gia về Dân số (1/12-31/12) và kỷ niệm Ngày Dân số Việt Nam (26/12) năm 2024 được phát động trên cả nước với chủ đề: Nâng cao chất lượng dân số để đất nước phồn vinh, gia đình hạnh phúc. Mục đích của Tháng hành động nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể và toàn xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng...

Phát triển đa dạng ngành nghề nông thôn

Ngành nghề nông thôn giữ vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người dân. Các ngành chức năng, địa phương trong tỉnh đã và đang thực hiện các giải pháp nhằm phát triển ngành nghề nông thôn theo hướng tích hợp đa giá trị, dựa trên tiềm năng, lợi thế về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội, bảo...

Bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước

Luật Tài nguyên nước (TNN) số 28/2023/QH15 được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 6, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024. Luật bao gồm 10 chương, 86 điều với nhiều điểm mới về phương thức quản trị TNN nhằm bảo đảm an ninh, bảo vệ, phục hồi, phát triển TNN, kỳ vọng sẽ tạo một “cuộc cách mạng” trong chính sách quản lý, sử dụng nguồn nước hiệu quả, bền vững. Ðể đưa...

Hội Cựu thanh niên xung phong tỉnh triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 18/12, Hội Cựu thanh niên xung phong (TNXP) tỉnh tổ chức tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đại diện lãnh đạo Tỉnh đoàn và một số sở, ngành.Lãnh đạo Tỉnh đoàn trao Bằng khen của Trung ương Hội cho các tập thể, cá nhân.Với trên 8.000 hội viên sinh hoạt tại 133 Hội cơ sở, năm 2024, Hội Cựu TNXP từ tỉnh đến cơ sở đã tiếp tục...

Gìn giữ, vun đắp nghề truyền thống

Trong tiết trời se lạnh của những tháng cuối năm, các làng nghề trồng hoa trên địa bàn tỉnh dường như hối hả hơn với công việc chăm sóc hoa để phục vụ thị trường Tết. Và ẩn sau vẻ đẹp rực rỡ ấy là những nỗ lực gìn giữ, vun đắp cho nghề truyền thống của bao thế hệ người dân.Người dân làng nghề trồng hoa và cây cảnh Phương Viên chăm sóc hoa cúc phục vụ dịp...

Cùng tác giả

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Đề xuất công ty du lịch Đà Nẵng uy tín năm 2025

Nhiều công ty du lịch tiếp tục khẳng định tên tuổi trên thị trường du lịch, DANAGO được du khách đánh giá là đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu trong năm 2024, đồng thời là thương hiệu hứa hẹn sẽ bứt phá mạnh mẽ trong năm 2025.Trong suốt những năm qua, DANAGO không chỉ duy trì vị trí TOP 1 trong danh sách các công ty du lịch Đà Nẵng hàng đầu, mà còn nỗ lực phát...

Bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” tại Yên Lập

Ngày 26/12, Viettel Phú Thọ phối hợp với Tỉnh đoàn tổ chức khánh thành, bàn giao “Ngôi nhà 100 đồng” cho gia đình anh Đinh Văn Lương - Bí thư Chi đoàn khu Hon, xã Xuân An, huyện Yên Lập.Đại diện lãnh đạo Viettel Phú Thọ trao kinh phí hỗ trợ xây dựng “Ngôi nhà 100 đồng” cho anh Đinh Văn Lương.Gia đình anh Lương thuộc diện hộ nghèo với 7 nhân khẩu, bố mẹ anh già yếu, thường...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Cùng chuyên mục

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.Theo Cục Kinh...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Gia tăng giá trị kinh tế từ sản phẩm OCOP

Thời gian qua, Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Phù Ninh đã tạo động lực quan trọng, thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp, nâng cao giá trị sản xuất, tạo nhiều sản phẩm hàng hóa chất lượng cao. Các sản phẩm OCOP sau khi được công nhận đã tăng giá trị, lợi thế cạnh tranh, mở rộng thị trường, góp phần tăng lợi nhuận, tạo việc làm cho lao động địa...

Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị và khu dân cư tập trung đạt 88,6%

Thực hiện kế hoạch thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải sinh hoạt giai đoạn 2021-2025, đến nay, trên địa bàn huyện Phù Ninh đã thực hiện tại 13/17 xã, thị trấn cùng các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và các công ty tại các cụm công nghiệp trên địa bàn.Để góp phần thu gom rác thải tái chế, bảo vệ môi trường, Huyện đoàn Phù Ninh tổ chức Chương trình “đổi phế liệu lấy cây xanh”...

Tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,72%

Sau hơn 3 tháng triển khai công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2024, kết quả toàn tỉnh còn 15.983 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,72% (giảm 0,77% so với năm 2023); tỷ lệ hộ cận nghèo chiếm 3,08% (giảm 0,57% so với năm 2023) và trên 21.300 hộ nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình.Xã Phúc Lai, huyện Đoan...

Tin nổi bật

Tin mới nhất