Powered by Techcity

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường


Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.

Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị, kết hợp hài hòa giữa lợi ích kinh tế và bảo vệ môi trường trên địa bàn tỉnh. Quá trình tái chế hiệu quả chất thải hữu cơ không chỉ cung cấp nguồn phân hữu cơ chất lượng cao cho trồng trọt mà tạo ra nguồn protein là giun sử dụng để nuôi gia cầm, cá, lươn, ếch… và sản phẩm chế biến từ giun là bột giun cung cấp cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc.

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Mô hình nuôi giun quế được thực hiện khá đơn giản với các nguyên liệu sẵn có là phân động vật trâu, bò, lợn, dê hoặc các phụ phẩm nông nghiệp như rơm rạ, bã mía, rau củ thừa… Giun quế có khả năng phân hủy nhanh chóng các chất hữu cơ này và chuyển hóa chúng thành phân bón hữu cơ giàu dinh dưỡng. Quy trình nuôi giun bắt đầu từ việc chuẩn bị một khu vực nuôi phù hợp, đảm bảo các yếu tố cơ bản như độ ẩm, nhiệt độ và thức ăn. Giun quế được thả vào môi trường có độ ẩm từ 60-70%, sử dụng các loại phân ủ hoai để tránh nhiệt độ cao hoặc chất độc hại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của giun.

Phân giun hay còn gọi phân trùn quế có thể được khai thác sau 2-3 tháng kể từ khi bắt đầu nuôi. Sau khi giun đã phân huỷ chuyển hóa hết nguồn thức ăn, phân giun được tạo thành ở dạng mùn tơi xốp, màu đen hoặc nâu sẫm, không còn mùi khó chịu. Phân giun quế giàu dinh dưỡng, chứa các nguyên tố cần thiết cho cây trồng như: Đạm, lân, kali giúp cây trồng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở giai đoạn sinh trưởng; hỗ trợ phát triển rễ và quá trình ra hoa, đậu quả; tăng cường sức đề kháng của cây, cải thiện chất lượng nông sản và đặc biệt nhóm vi sinh vật hữu ích có khả năng phân giải chất dinh dưỡng trong đất, từ đó giúp cây trồng hấp thụ dễ dàng hơn. Ngoài ra cũng giúp cải thiện cấu trúc đất, cải tạo đất tại các khu vực canh tác lâu năm, đất bạc màu hoặc đất bị thoái hóa do lạm dụng phân hóa học tăng độ tơi xốp và khả năng giữ nước cho đất.

Sau 2-3 tháng nuôi, khi thu hoạch phân giun cũng đồng thời thu hoạch giun, Giun quế là nguồn thức ăn lý tưởng cho gia cầm (gà, vịt), thủy sản (cá, tôm) và các loài vật nuôi đặc biệt như lươn, ếch nhờ giá trị dinh dưỡng cao và tính an toàn sinh học. Thành phần dinh dưỡng của giun quế chứa 60-70% protein thô, vượt trội so với nhiều nguồn thức ăn tự nhiên khác, giúp tăng cường sức khỏe đóng vai trò thiết yếu trong quá trình phát triển của vật nuôi và thuỷ sản.

Qua nhiều nghiên cứu cho thấy gia cầm (gà, vịt, ngan và chim cút…) ăn giun quế giúp tăng cường sức đề kháng, phát triển nhanh, cải thiện chất lượng trứng, thịt và ít mắc bệnh đường ruột. Đối với thủy sản (cá, tôm…) giun quế là thức ăn giàu dinh dưỡng, giúp tăng trọng nhanh, cải thiện màu sắc và chất lượng thịt, đồng thời cũng giúp bổ sung hệ vi sinh có lợi, tăng khả năng chống lại các bệnh nhiễm trùng trong môi trường nước. Đối với lươn, ếch, ba ba rất ưa thích giun quế, vì đây là nguồn thức ăn tự nhiên, kích thích chúng ăn uống tốt hơn, giảm tỷ lệ chết trong quá trình nuôi. Ngoài ra bột giun là nguồn nguyên liệu giàu protein và axit amin, thường được sử dụng để sản xuất thức ăn cho gia cầm, thủy sản và vật nuôi đặc biệt. Nhiều nhà máy thức ăn chăn nuôi đang tăng cường sử dụng bột giun để giảm phụ thuộc vào bột cá, vốn có giá thành cao và nguồn cung hạn chế.

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Mô hình nuôi giun quế của HTX nông nghiệp hữu cơ Tân Thành

Anh Lương Văn Dũng – Giám đốc Hợp tác xã (HTX) nông nghiệp hữu cơ Tân Thành, địa chỉ tại xã Tề Lễ, huyện Tam Nông cho biết: Chúng tôi đã gắn bó với con giun quế 12 năm nay, giun quế là động vật dễ thích ứng với môi trường và có tốc độ sinh sản nhanh; nguồn nguyên liệu nuôi giun được sử dụng phân gia súc, rơm rạ, thân cây ngô đều là những nguyên liệu sẵn có tại địa phương… Về kinh tế, người nuôi có thể thu nhập từ nguồn bán giun giống, phân giun và sản phẩm chế biến từ phân giun với chi phí đầu tư ban đầu thấp, chủ yếu tận dụng các nguồn phế phẩm và lao động nông nhàn. Doanh thu của HTX đạt hơn 4 tỷ đồng/năm, sau khi trừ chi phí lãi trên 500 triệu đồng.

Với những giá trị vượt trội về kinh tế, môi trường và xã hội, mô hình nuôi giun quế ngày càng khẳng định vai trò trong chuỗi giá trị nông nghiệp tuần hoàn, là hướng đi đầy triển vọng, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp xanh và bền vững.

Nguyễn Phương Thu



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-nuoi-giun-que-mang-lai-nhieu-loi-ich-cho-nong-nghiep-va-moi-truong-225321.htm

Cùng chủ đề

Trạm Thản giảm nghèo bền vững

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững là giải pháp đã và đang được xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh thực hiện. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân, tạo nền tảng vững chắc trong xây dựng...

Hiệu quả từ trồng chanh tứ thì trên đất đồi

Chị Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1988, khu Việt Hùng 3 (xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng) được nhiều người biết đến bởi sự năng động, dám nghĩ, dám làm, biến đất đồi cằn cỗi thành mô hình trồng chanh tứ thì cho hiệu quả kinh tế cao.Chị Nguyễn Thị Hương khu Việt Hùng 3 (xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng) kiểm tra chất lượng quả chanh trước khi thu hoạch.Chị Hương chia sẻ: “Năm 2014, được Hội phụ...

Làng hoa Tiên Du hối hả vào vụ Tết

Những ngày này, người dân ở Làng nghề trồng hoa làng Thượng (xã Tiên Du, huyện Phù Ninh) đang hối hả bước vào vụ chăm sóc hoa cúc. Các hộ trồng hoa gần như có mặt cả ngày lẫn đêm ở các ruộng hoa, họ tất bật tưới nước, bón phân, chăm sóc cho những luống hoa tươi tốt, chuẩn bị cho một mùa hoa đẹp, chất lượng phục vụ cho thị trường Tết Nguyên Đán 2025.Đến thăm vườn...

Dầu cọ gai Sông Thao

Nằm ở vùng thượng huyện Cẩm Khê, xã Văn Bán có nhiều diện tích đất trồng cây cọ gai - loài cây đặc trưng của vùng Đất Tổ. Những năm trước, sản phẩm quả cọ của người dân trong xã và những xã lân cận chỉ được thu hái sơ chế, bán theo dạng nguyên liệu thô, nên hiệu quả kinh tế không cao.Nhận thấy đây là nguyên liệu có thể chế biến thành dầu thực phẩm, gia đình...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Cùng tác giả

Truyền dạy để lưu giữ, bảo tồn văn hóa các dân tộc

Hà Giang là tỉnh miền núi, giàu bản sắc văn hóa, nơi sinh sống, hội tụ, đoàn kết, gắn bó của 19 dân tộc. Nhiều già làng, trưởng bản, người có uy tín trong cộng đồng trở thành “Người thầy”, những tấm gương đoàn kết dân tộc, gương mẫu thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.Thời gian qua, Sở VHTT&DL mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng...

OCOP thăng hạng, nông thôn mới “vươn mình” vào kỷ nguyên mới

Thành tựu trong xây dựng nông thôn mới và chương trình OCOP Năm 2024, phong trào xây dựng nông thôn mới tiếp tục lan tỏa mạnh mẽ trên khắp cả nước. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tính đến cuối năm 2024, có 78,7% số xã trên cả nước đạt chuẩn nông thôn mới, với 2.225 xã đạt chuẩn nâng cao (tăng 602 xã) và 532 xã đạt chuẩn kiểu mẫu (tăng 274 xã)....

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Không khí lạnh tăng cường, Bắc Bộ có nơi rét đậm, rét hại

Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C; khu vực từ Quảng Bình đến Thừa Thiên-Huế phổ biến từ 15-18 độ C.Người dân đốt lửa sưởi ấm khi rét đậmTheo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, trên đất liền, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở khu Đông...

Cùng chuyên mục

Đồng bộ hạ tầng, phát triển thương mại, dịch vụ

Thời gian qua, thành phố Việt Trì đã chú trọng xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, theo hướng văn minh, hiện đại. Đây là điều kiện thuận lợi, thúc đẩy lĩnh vực dịch vụ, đáp ứng nhu cầu mua sắm, vui chơi, giải trí của người dân trên địa bàn và các khu vực lân cận.Siêu thị Coop.mart Việt Trì bày bán đa dạng các loại hàng hóa, đáp ứng nhu cầu mua sắm của...

Để sản xuất vụ Xuân thắng lợi

Hiện nay, bà con nông dân trong tỉnh đang tập trung thu hoạch cây trồng vụ Đông, làm đất, xuống giống để gieo cấy vụ Xuân theo đúng khung lịch thời vụ đã ban hành. Để vụ Xuân đạt kết quả cao, ngành Nông nghiệp phối hợp với các huyện, thành, thị bảo đảm cung ứng đủ giống, phân bón theo nhu cầu của bà con, bảo đảm nguồn nước gieo cấy.Nông dân xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao...

Niềm vui từ khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu

Về thăm khu 7, xã Khải Xuân, huyện Thanh Ba, chúng tôi cảm nhận rõ niềm vui, sự phấn khởi của bà con Nhân dân khi khu vừa được công nhận là khu dân cư nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu. Những ngôi nhà kiên cố, khang trang, đường bê tông sạch đẹp, có cây bóng mát, hoa nở rực rỡ ven đường; nhà văn hóa được xây mới khang trang, hiện đại...Người dân tích cực trồng hoa, cây...

“Thắp sáng ước mơ năm 2024”, đồng hành cùng khách hàng sử dụng điện

Ngày 26/12, tại Trường Tiểu học Tứ Hiệp 2, huyện Hạ Hòa, Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức chương trình “Thắp sáng ước mơ năm 2024”. Đây là một trong số những hoạt động ý nghĩa trong Tháng tri ân khách hàng năm 2024 của ngành Điện.Công ty Điện lực Phú Thọ trao quà cho các học sinh có hoàn cảnh khó khănCông ty Điện lực Phú Thọ đã trao tặng 5 tủ đựng sách vở cho...

Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ tập trung các giải pháp tăng trưởng tín dụng

Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng cho phát triển nông nghiệp, nông thôn là rất cần thiết. Đây là nguồn lực giúp cho nông dân có cuộc sống ổn định, phát triển kinh tế bền vững. Vì vậy, để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng khu vực này, Agribank Chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã không ngừng phát triển, mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng tín dụng, ưu tiên vốn cho “tam nông”, phục vụ đắc...

Kinh nghiệm giảm nghèo ở Hạ Giáp

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền xã Hạ Giáp (huyện Phù Ninh) đã quyết liệt triển khai nhiều giải pháp, huy động mọi nguồn lực để thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án giảm nghèo, phát huy nội lực trong Nhân dân. Nhờ đó, đời sống vật chất, tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện; tỷ lệ hộ nghèo giảm...

Phát triển rừng cây gỗ lớn

Mở rộng diện tích rừng cây gỗ lớn để khai thác tốt tiềm năng, lợi thế từ rừng, nâng cao thu nhập cho người dân được xác định là một trong những giải pháp trọng tâm nhằm thúc đẩy phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025 theo kế hoạch của UBND tỉnh. Theo đó, ngành Nông nghiệp và các địa phương triển khai đồng bộ các giải pháp để hoàn thành mục tiêu rừng cây gỗ...

Nỗ lực sản xuất, kinh doanh, duy trì tăng trưởng

Năm 2024, tác động của lạm phát, sự biến động mạnh của thị trường quốc tế, ảnh hưởng của cơn bão số 3 khiến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN) nói riêng phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Song với nỗ lực tìm kiếm đơn hàng, tái cơ cấu sản xuất cùng chính sách hỗ trợ của các cấp, các ngành, hoạt động của doanh nghiệp trong các...

Tạo nội lực từ sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) không chỉ được coi là một trong những giải pháp quan trọng để thúc đẩy sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân khu vực nông thôn mà còn giúp nông sản, đặc sản địa phương có chỗ đứng vững chắc trên thị trường, tạo ra nội lực xây dựng nông thôn mới.Mô hình sản xuất lúa chất lượng cao trên cánh đồng mẫu lớn tại Phú Thọ.Theo Cục Kinh...

Hội Doanh nhân trẻ tỉnh tổng kết công tác hội năm 2024

Ngày 25/12, Hội Doanh nhân trẻ tỉnh đã tổ chức tổng kết công tác hội năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Lãnh đạo Hội Doanh nhân trẻ và các doanh nghiệp hội viên đến thăm, làm việc tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín.Hội Doanh nhân trẻ tỉnh hiện có trên 180 hội viên tham gia hoạt động. Các thành viên trong Hội hoạt động sản xuất kinh doanh với đa ngành nghề như: Ngân hàng,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất