Powered by Techcity

Phát triển nông nghiệp hàng hóa


Xác định phát triển nông nghiệp hàng hoá đúng hướng sẽ tạo bước đột phá về phát triển kinh tế, xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn đã chủ động đề ra các giải pháp, trong đó chú trọng nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường, từng bước hướng tới tạo vùng sản xuất hàng hóa tập trung, phát triển kinh tế hộ, nâng cao đời sống người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM).

Phát triển nông nghiệp hàng hóa

Nhiều sản phẩm của Tổ liên kết “Giới thiệu, quảng bá đặc sản xứ Mường” xã Văn Miếu, huyện Thanh Sơn được khách hàng biết đến và ưa chuộng.

Đồng chí Hà Văn Thanh – Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Trên địa bàn xã có nhiều dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Mường chiếm 75%. Để thay đổi thói quen canh tác truyền thống, nhỏ lẻ, không tập trung, hiệu quả kinh tế thấp, Đảng ủy, chính quyền xã đã xây dựng kế hoạch, quy hoạch lại sản xuất với các mục tiêu phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, tập trung chăn nuôi đại gia súc theo hướng sản xuất hàng hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất. Đồng thời tập trung thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ như: Đưa các giống lúa lai, ngô lai, lúa chất lượng cao vào canh tác; phát triển đàn gia cầm, đẩy mạnh công tác khuyến nông hỗ trợ phát triển sản xuất; tập trung phát triển cây chè, kết hợp với chế biến để nâng giá trị sản phẩm…

Văn Miếu là địa phương có nhiều tiềm năng, lợi thế về phát triển nông, lâm nghiệp. Để nâng cao hiệu quả sản xuất, xã luôn chú trọng công tác khuyến nông, mở các lớp tập huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho người dân, xây dựng các mô hình thâm canh mẫu, hỗ trợ phát triển sản xuất thông qua chỉ đạo gieo cấy đúng khung lịch thời vụ, cung ứng giống, phân bón…

Nhiều mô hình mới trong nông nghiệp được nhân rộng phát triển như: Trồng bưởi, cam, chăn nuôi gà kết hợp với phát triển kinh tế đồi rừng… cho thu nhập từ 100-200 triệu đồng/năm. Xã cũng đã thực hiện hiệu quả dự án chăn nuôi trâu, bò thịt, bò lai chất lượng cao, đẩy mạnh chăn nuôi đại gia súc theo hướng bán công nghiệp, tăng giá trị sản phẩm, mang lại thu nhập, nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.

Cùng với đó, với diện tích chè thu hái của các hộ ổn định với khoảng 270ha, xã tích cực tuyên truyền, vận động Nhân dân nâng cao nhận thức, thay đổi tập quán canh tác; tạo điều kiện cho Nhân dân tham gia các lớp tập huấn về phòng trừ sâu bệnh, thâm canh chè. Để nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, từ canh tác chè theo lối truyền thống, người dân có sự thay đổi rõ nét cả về tư duy và phương thức canh tác theo hướng an toàn.

Các hộ làm nghề đã tích cực áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới với nhiều máy móc hiện đại như máy vò, máy quay, máy hút chân không… Trung bình 1ha sản xuất theo quy trình an toàn cho thu nhập gấp 2 lần so với sản xuất chè truyền thống, sản phẩm chè đa dạng, đáp ứng thị hiếu khách hàng.

Phát huy thế mạnh của địa phương đồng thời để tuyên truyền, quảng bá và tiêu thụ các sản phẩm nông sản đặc sản xứ Mường, giúp tăng nguồn thu cho hội viên, Hội Liên hiệp phụ nữ xã Văn Miếu đã thành lập Tổ liên kết “Giới thiệu, quảng bá đặc sản xứ Mường” với 5 thành viên từ tháng 10/2021. Vừa lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng vừa tìm kiếm, phát triển các sản phẩm mới trên cơ sở nhu cầu thị trường, liên kết tiêu thụ, Tổ liên kết hiện đang giới thiệu và bán các sản phẩm: Măng giang muối chua, rau sắn muối chua, măng ớt, chè khô, măng khô, củ cải, gà đồi, gạo nếp…

Chị Hà Thị Hồng Hái – Tổ trưởng tổ liên kết chia sẻ: Với một số bí quyết riêng của người Mường trong quá trình chế biến, mặc dù mới phát triển thành hàng hóa nhưng các sản phẩm đã nhanh chóng được mọi người biết đến, ưa chuộng. Thu nhập của các hộ thành viên nhờ đó cũng được nâng lên, từng bước phát triển ổn định. Hiện, mỗi năm Tổ liên kết có doanh thu gần 300 triệu đồng.

Nhờ vận dụng sáng tạo trong chỉ đạo phát triển kinh tế nông nghiệp, khai thác tốt thế mạnh, giá trị các sản phẩm nông sản hàng hoá của địa phương đã góp phần tích cực phát triển kinh tế, xây dựng NTM, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trên địa bàn. Năm qua, giá trị sản phẩm bình quân trên 1ha đất canh tác và nuôi trồng thủy sản đạt 108 triệu đồng, góp phần nâng mức thu nhập bình quân đầu người đạt 38 triệu đồng/năm, số hộ nghèo trong xã còn 0,54%. Toàn xã đạt 15/19 tiêu chí NTM, 7/14 khu dân cư đạt tiêu chí NTM.

Thanh Nga



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-nong-nghiep-hang-hoa-215233.htm

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò của MTTQ trong xây dựng đời sống văn hóa

Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của MTTQ các cấp theo phương châm hướng về cơ sở, Ủy ban MTTQ xã Hoàng Cương, huyện Thanh Ba đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát huy tinh thần sáng tạo, triển khai các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước, góp phần xây dựng đời sống văn hóa, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội địa phương.Nhà văn hóa khu 13, xã Hoàng Cương...

Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trước đây, ở huyện miền núi Yên Lập mỗi khi nhắc đến tên các địa danh như Nhồi, Đâng, Bóp, Gầy, Đồng Măng... nghe xa xôi, cách trở, hầu như ai cũng ngại đến. Thế nhưng bây giờ, các tuyến đường rộng mở đã nối gần bản xa, cuộc sống đồng bào đã có nhiều đổi thay.Ưu tiên nguồn lực đầu tư hạ tầng vùng đồng bào DTTS nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch giữa các vùng miền,...

Khoa học và công nghệ phục vụ đắc lực nhiệm vụ phát triển kinh tế

Chương trình phối hợp giữa Uỷ ban Dân tộc và Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) trong hoạt động nghiên cứu khoa học thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Các hoạt động nghiên cứu khoa học đã phục vụ đắc lực trong xây dựng, triển khai thực hiện chính sách dân tộc, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi.Tập huấn...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Bảo tồn tiếng nói, chữ viết của cộng đồng dân tộc người Khmer

Tổ chức lớp học hè dạy tiếng Khmer cho trẻ em tại các chùa. Ảnh: baosoctrang.org.vnNhận thức rõ về vai trò tiếng nói, chữ viết của đồng bào dân tộc trong việc gìn giữ bản sắc văn hóa của người Khmer, tỉnh Sóc Trăng luôn quan tâm và ưu tiên đối với công tác giáo dục, đào tạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó có đồng bào Khmer; đặc biệt là việc dạy chữ Khmer cho...

Cùng tác giả

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Thay đổi về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe, xe máy chuyên dùng

Vừa qua, Sở Giao thông vận tải ban hành văn bản số 4143/SGTVT-QLVT về việc tiếp nhận hồ sơ cấp đổi giấy phép lái xe (GPLX), xe máy chuyên dùng trên địa bàn tỉnh và công tác chuẩn bị cho việc cấp GPLX theo hạng mới từ ngày 1/1.Để đảm bảo thời gian in trả GPLX của người dân đã tiếp nhận theo hạng cũ trước 17 giờ ngày 31/12/2024, Sở GTVT Phú Thọ dừng tiếp nhận hồ sơ...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Quỹ Thiện Tâm tặng 500 suất quà Tết cho người nghèo huyện Thanh Sơn

Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ, ngày 8/1, Quỹ Thiện Tâm thuộc Tập đoàn Vingroup phối hợp với Ban Thường trực Ủy ban MTTQ huyện Thanh Sơn trao 500 suất quà Tết (trị giá 600.000 đồng/suất) cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc địa bàn 3 xã: Võ Miếu, Văn Miếu và Sơn Hùng.Đại diện Quỹ Thiện tâm trao quà Tết cho hộ nghèo xã Võ Miếu.Chương trình trao quà...

Phú Thọ xây dựng được 119 Nhà nhân đạo trong năm 2024

Năm 2024, tỉnh Phú Thọ đã vận động, phối hợp các nguồn lực xây dựng được 119 Nhà nhân đạo với tổng trị giá trên 10 tỷ đồng.Hội Chữ thâp đỏ Thanh Sơn phối hợp với các nhà tài trợ trao nhà nhân ái cho gia đình cháu Hà Thị Tươi -xã Võ MiếuNăm 2024, các cấp Hội Chữ thập đỏ trên địa bàn tỉnh đã có nhiều việc làm thiết thực để xây mới nhà cho hộ nghèo,...

Cùng chuyên mục

Đảm bảo hoạt động ngân hàng phát triển an toàn, hiệu quả

Chiều 8/1, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam chi nhánh tỉnh Phú Thọ tổ chức hội nghị triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2025.Các đại biểu dự hội nghịTheo báo cáo tại hội nghị, năm 2024, ngành Ngân hàng (NH) Phú Thọ đã chủ động bám sát thực tế, tranh thủ sự quan tâm, chỉ đạo của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh và NHNN Việt Nam, triển khai, thực hiện tốt chức năng tham mưu giúp...

Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam khu vực Tây Bắc Bộ triển khai nhiệm vụ năm 2025

Ngày 8/1, Chi nhánh Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) khu vực Tây Bắc Bộ đã tổ chức hội nghị tổng kết năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.Thừa uỷ quyền, Chủ tịch Hội đồng quản trị BHTGVN trao Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho 1 tập thể, 6 cá nhânNăm 2024, Chi nhánh BHTGVN khu vực Tây Bắc Bộ đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch trước...

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Công bố thông tin quyết định cưỡng chế thu hồi đất tại thị trấn Cẩm Khê

Ngày 6/1, UBND huyện Cẩm Khê tổ chức hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với 4 hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất tại khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê, huyện Cẩm Khê để thực hiện Dự án Khu nhà ở đô thị và tổ hợp văn hóa, thể thao.Hội nghị công bố thông tin thực hiện quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Năm mới, khí thế mới

Ngay trong ngày đầu tiên của năm mới, mặc dù đang là ngày nghỉ lễ, nhưng không khí lao động tại nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cánh đồng trên địa bàn tỉnh vẫn diễn ra với khí thế sôi nổi, phấn khởi, khẩn trương. Dường như càng trải qua nhiều khó khăn, thách thức, các doanh nghiệp, người lao động, bà con nông dân càng thêm trân quý những cơ hội có được, càng thêm nỗ lực,...

Giữ màu xanh no ấm

Khi mùa Xuân mới đang đến gần cũng là lúc những rừng cây đâm chồi, nảy lộc, đất trời Thanh Sơn như được khoác lên mình màu áo mới đầy sức sống. Thanh Sơn hôm nay đã trải dài màu xanh ngút ngát của keo, bạch đàn... Dưới tán rừng, những mầm xanh mới đang được người dân nâng niu, chăm sóc bởi rừng không chỉ giúp họ có nguồn thu nhập ổn định mà còn là “lá phổi...

Chuyển đổi số để phát triển bền vững

Nếu như cách đây một thập kỷ, việc thực hiện chuyển khoản, thanh toán bằng điện thoại di động vẫn còn xa lạ với nhiều người ở thành thị thì hiện nay, kể cả những vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... người dân đã có thể chuyển tiền qua thiết bị cầm tay kết nối internet. Điều đó cho thấy, ngành Ngân hàng đã và đang “họa” nên một “bức tranh” chuyển đổi số vô cùng ấn tượng...

Vững tin, tăng tốc phục hồi trong năm mới

Năm 2024 tiếp tục là năm hoạt động sản xuất công nghiệp chịu tác động của nhiều yếu tố bất lợi, từ sụt giảm tổng cầu, chi phí nguyên, vật liệu, vận tải đầu vào tăng cao đến chính sách bảo hộ xuất hiện trở lại ở nhiều nước dưới các hình thức khác nhau. Tuy nhiên, nhờ bám sát các định hướng chỉ đạo, phát huy tốt tiềm năng, lợi thế sẵn có, kết hợp với các cơ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất