Powered by Techcity

phát triển nông nghiệp bền vững


Hướng tới nền nông nghiệp xanh, bền vững

Như chúng tôi đã đề cập, thời gian qua, các địa phương đã triển khai nhiều giải pháp xử lý chất thải nguy hại từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, trong đó có bao gói thuốc BVTV sau khi sử dụng. Tuy nhiên, việc thu gom, xử lý rác thải nguy hại này còn nhiều hạn chế, chưa được thực hiện triệt để, đồng bộ, ảnh hưởng đến môi trường, vì vậy, cần sự vào cuộc quyết liệt của các cấp, các ngành, chung tay của người dân để bảo vệ môi trường nông thôn xanh, sạch, đẹp, vì nền nông nghiệp xanh, bền vững.

Kỳ II: phát triển nông nghiệp bền vững

Làng nghề chè Khuân, xã Sơn Hùng, huyện Thanh Sơn chú trọng các biện pháp đảm bảo an toàn sinh học, góp phần bảo vệ môi trường.

Còn nhiều khó khăn, vướng mắc

Trong khâu thu gom, mặc dù đã được quan tâm thực hiện nhưng theo cả quy định và thực tế đều chưa đáp ứng đủ yêu cầu. Theo thống kê của Sở NN&PTNT, mỗi năm trên địa bàn tỉnh sử dụng khoảng 100 tấn thuốc BVTV, số bao gói phát sinh sau sử dụng khoảng 5 tấn. Để chứa được số bao gói này cần đến 18.000 bể. Đồng thời, việc xây dựng, lắp đặt các bể chứa cũng phải được thực hiện theo đúng quy định, hướng dẫn về quy cách, vị trí.

Cụ thể, dung tích bể chứa khoảng 0,5 – 1m3, có nắp đậy kín. Nắp bể chắc chắn, không bị gió, mưa làm xê dịch và rộng hơn thành bể tối thiểu 5cm để tránh nước mưa chảy vào; bên thành đứng của bể chứa có ô cửa nhỏ gần nắp đậy có thể đóng mở dễ dàng, bể có chiều cao thích hợp để phòng ngừa nước lũ tràn vào bên trong.

Về vị trí lắp đặt và số lượng bể chứa, tối thiểu phải có 1 bể chứa trên diện tích 3ha đất canh tác cây trồng hàng năm hoặc 10ha đất canh tác cây trồng lâu năm có sử dụng thuốc BVTV. Tuy nhiên, toàn tỉnh hiện có trên 7.600 bể chứa bao gói thuốc BVTV, mới chỉ đáp ứng 35% số lượng bể chứa theo quy định. Về lâu dài, vẫn cần tập trung xây dựng, lắp đặt bổ sung đủ số lượng bể chứa bao gói thuốc BVTV đã sử dụng theo quy định.

Sau khi được lắp đặt, bể chứa sẽ giao cho chính quyền cơ sở quản lý sử dụng. Thực tế, việc tổ chức thực hiện tại các địa phương chưa thực sự chặt chẽ. Tính từ năm 2017 đến nay, Sở NN&PTNT, các địa phương đã xây dựng mới, bổ sung, thay thế gần 5.300 bể chứa không đúng quy cách và bàn giao cho chính quyền cơ sở sử dụng, quản lý.

Tuy nhiên, hiện còn gần 100 bể không đúng quy cách, một phần do khâu quản lý, sử dụng chưa thực sự hiệu quả dẫn đến tình trạng các bể chứa xuống cấp, vỡ, nứt, mất nắp… Tính riêng năm 2023, toàn tỉnh giảm 40 bể do không đảm bảo quy cách, không thể sử dụng.

Ngoài ra, dù công tác tuyên truyền, phổ biến đã được tăng cường nhưng vẫn còn tình trạng người dân xả thải vỏ thuốc bừa bãi trên cánh đồng, kênh mương, ảnh hưởng đến môi trường đất, nước. Tình trạng “quá tải” cho các bể chứa, giảm hiệu quả thu gom, tăng chi phí xử lý còn xảy ra.

Thông tư liên tịch 05 của Bộ NN&PTNT, Bộ TN&MT quy định rõ: Bao gói thuốc BVTV sau thu gom phải được chuyển giao cho đơn vị có chức năng, năng lực phù hợp để xử lý theo quy định về quản lý chất thải nguy hại. Cần hiểu thêm rằng, xử lý vỏ thuốc BVTV sau sử dụng là nội dung quan trọng được quy định trong tiêu chí số 17 về môi Trường và an toàn thực phẩm trong Bộ tiêu chí Quốc gia xã nông thôn mới giai đoạn 2021 – 2025.

Theo tiêu chí này, tỷ lệ bao gói thuốc BVTV sau sử dụng được thu gom, xử lý đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường đạt 100% tất cả các vùng trên cả nước. Tuy nhiên, trong thực tế, công tác xử lý gặp nhiều khó khăn do quy định đặc thù cần nguồn chi phí cao, trong khi đó nguồn kinh phí do các địa phương chủ động bố trí còn hạn chế.

Theo tổng hợp của Sở TN&MT, khối lượng bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phát sinh đã được thu gom đến thời điểm cuối năm 2023 ước tính hơn 22 tấn nhưng chỉ có gần 40% được xử lý, tiêu hủy đúng quy định. “Vướng” trong khâu xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng, khi các bể chứa đã đầy, nhiều địa phương đã “ứng biến” bằng cách… chôn lấp hoặc đốt, gây ảnh hưởng đến môi trường, sức khoẻ người dân.

Theo đồng chí Nguyễn Vĩnh An- Chi cục trưởng Chi cục BVMT, Sở TN&MT, vận chuyển vỏ thuốc BVTV phải có xe chuyên dùng, giấy phép hành nghề để không phát sinh ô nhiễm thứ cấp, nếu đốt tại lò theo đúng tiêu chuẩn cần chi phí khoảng 40 – 50 triệu đồng/tấn. Hiện địa bàn tỉnh có 2 đơn vị đủ điều kiện thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại đang hoạt động, đảm bảo xử lý khoảng 99,6%. Toàn tỉnh mới chỉ có 3 huyện: Lâm Thao, Đoan Hùng, Thanh Ba bố trí kinh phí, ký hợp đồng với đơn vị đủ chức năng vận chuyển, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng theo quy định. Tuy nhiên, cũng chỉ mới xử lý được một phần do nguồn kinh phí bố trí theo các năm chưa đáp ứng yêu cầu khối lượng công việc thực tế.

Kỳ II: phát triển nông nghiệp bền vững

Các cơ sở kinh doanh thuốc BVTV trên địa bàn tỉnh quan tâm cung ứng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, góp phần xây dựng môi trường an toàn.

Tập trung tháo gỡ, xử lý triệt để sau thu gom

Chưa đủ số lượng bể chứa theo quy định, nhu cầu thực tế, chưa thực hiện được giải pháp xử lý triệt để sau thu gom đã và đang là bài toán cần lời giải của nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh. Để bảo vệ môi trường đồng ruộng sạch, an toàn, từng bước thực hiện mục tiêu nền nông nghiệp xanh, bền vững, mỗi cấp, ngành, tổ chức, cá nhân cần hiểu rõ, tuân thủ quy định của pháp luật, nâng cao ý thức trách nhiệm với cộng đồng.

Các địa phương cần tiếp tục bố trí, đầu tư, tăng cường kinh phí, trang thiết bị phục vụ công tác quản lý như: Đầu tư xây mới bể chứa, kho lưu chứa bao gói thuốc BVTV sau sử dụng; xe thu gom chuyên dụng phục vụ vận chuyển bao gói thuốc BVTV từ các khu vực thu gom về nhà lưu chứa tạm thời và bố trí kinh phí xử lý lượng bao gói thuốc BVTV hàng năm. Tiến hành thu gom, xử lý thường xuyên bao gói thuốc BVTV sau sử dụng thông qua các hoạt động xã hội hóa để khuyến khích sự tham gia của người dân.

Đồng chí Trần Tú Anh – Phó Giám đốc Sở NN&PTNT khẳng định: Công tác thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng phải được tiến hành trên nguyên tắc bắt buộc, trong đó vai trò quản lý của Nhà nước là chủ đạo, sự tham gia của người dân mang tính quyết định, phải có cá nhân hoặc tổ chức chịu trách nhiệm thu gom, phải có hợp đồng và quy chế rõ ràng… Quy định trách nhiệm cụ thể của từng đơn vị, tổ chức từ cấp tỉnh, huyện, xã và cộng đồng trong quản lý bao gói thuốc BVTV. Đồng thời, xây dựng cơ chế tài chính kết hợp giữa kinh phí từ ngân sách với huy động sự đóng góp của cộng đồng trong thu gom, tập kết, xử lý bao gói thuốc BVTV.

Đảm bảo cho người thu gom bao gói thuốc BVTV sau sử dụng cũng được hưởng các chế độ và quyền lợi như đối với người lao động khác, tiến tới hoạt động quản lý bao gói thuốc BVTV theo hướng chuyên môn hóa. Hơn hết, Nhà nước cần nghiên cứu nâng cao trách nhiệm của đơn vị sản xuất, nhập khẩu thuốc BVTV, có cơ chế thông qua chính sách thuế để giảm bớt gánh nặng lên ngân sách.

Song hành với đó, các mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hạn chế phát thải rác thải nguy hại trong sản xuất nông nghiệp cần được khuyến khích, có cơ chế thuận lợi để duy trì, nhân rộng. Đặc biệt, các địa phương cần triển khai mạnh mẽ việc sử dụng thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học bởi giải pháp này không chỉ bảo vệ môi trường sống mà tương lai có thể đề xuất phương pháp xử lý thuận tiện, quy trình đơn giản, tốn ít chi phí hơn.

Quy trình xử lý bao gói BVTV sau sử dụng đã có, tuy nhiên để xử lý đúng, triệt để cần phải triển khai đồng bộ giữa các cấp, ngành, địa phương, trong đó cần cụ thể hóa trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở từng khâu của quy trình. Việc thu gom, xử lý bao gói thuốc BVTV sau sử dụng có thể được xếp vào nhóm dịch vụ công ích, phục vụ nhu cầu cơ bản, thiết yếu của người dân, vì lợi ích chung của xã hội, vì vậy Nhà nước, các cấp chính quyền đóng vai trò quyết định phương thức cung ứng nhằm bảo đảm ổn định, hiệu quả. Bên cạnh đó, rất cần đến ý thức tự giác của người sử dụng thuốc BVTV để bảo vệ sức khỏe chính bản thân họ, người thân và môi trường sống…

Nhóm PV Kinh tế



Nguồn: https://baophutho.vn/ky-ii-phat-trien-nong-nghiep-ben-vung-217529.htm

Cùng chủ đề

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu quốc trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh (CCB) ngày càng phát triển lớn mạnh. Luôn giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, lớp lớp CCB trong tỉnh luôn ra sức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Phú Thọ tiếp tục duy trì nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Tính đến hết 30/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh ta đạt 2.952/5.242,5 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch, bằng 75,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục duy trì nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (cả nước đạt 52,3%).Thi công đường nối từ đường Phù Đổng qua đường Nguyễn Tất Thành đến đường Hùng Vương (thành phố Việt Trì)Với mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 12/2024...

Cùng tác giả

Công ty Điện lực Phú Thọ tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho 830 cán bộ, nhân viên

Nhằm chăm sóc và quản lý sức khỏe cán bộ, nhân viên, Công ty Điện lực Phú Thọ phối hợp với Bệnh viện Đa khoa tỉnh tổ chức chương trình khám sức khoẻ năm 2024 cho 830 cán bộ, nhân viên trong Công ty. Đây là hoạt động thường niên được Công ty tổ chức 2 lần/năm nhằm đảm bảo sức khỏe và tăng cường tinh thần làm việc của đội ngũ cán bộ, nhân viên.Cán bộ, nhân viên...

Chiến dịch truyền thông Luật hôn, tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống

Phòng Dân tộc huyện Tân Sơn vừa phối hợp Huyện đoàn Tân Sơn đồng loạt ra quân triển khai Chiến dịch Truyền thông tuyên truyền về Luật Hôn nhân và Gia đình, phòng chống tảo hôn, hôn nhân cận huyết trên địa bàn 5 xã: Kim Thượng, Thu Cúc, Xuân Đài, Thu Ngạc, Mỹ Thuận với trên 250 đoàn viên thanh niên tham gia.Ra quân tuyên truyền tại xã Thu Cúc.Chiến dịch được triển khai với hình thức truyền...

Trang bị kiến thức về an toàn giao thông cho công nhân, lao động

Hiện nay, doanh nghiệp trong các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) trên địa bàn tỉnh đang thu hút, tạo việc làm cho hơn 42.000 công nhân lao động (CNLĐ). Vào giờ cao điểm, lưu lượng phương tiện tham gia giao thông tại các khu vực này rất đông, dễ xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn. Trước tình hình đó, các ngành chức năng của tỉnh, chính quyền địa phương đã đẩy...

Đặng Minh Khiêm – Vị đại khoa tài đức của Đất Tổ

Đặng Minh Khiêm thi đỗ Hoàng giáp khoa Đinh Mùi, niên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487). Ông giữ chức Thượng thư kiêm Sử quán Tổng tài và hai lần đi sứ Trung Quốc. Trong suốt quá trình làm quan, ông được người đời đánh giá có tài năng và phẩm chất cao đẹp.Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1487) - khoa Đặng Minh Khiêm đỗ Hoàng giáp.Tuy nhiên các thư tịch có nhiều mâu thuẫn...

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Cùng chuyên mục

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều giải pháp thiết thực, góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.Các sản phẩm hàng Việt được bày bán tại các cửa...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Xuất khẩu thiết bị, linh kiện điện tử tăng 45,9%

Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu các sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện của Phú Thọ tăng đến 45,9%.Vận hành dây chuyền sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH Vietnam Sunergy Cell (KCN Cẩm Khê)Theo thông tin từ UBND tỉnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm nay của tỉnh ước đạt 30,25 tỷ USD, tăng 55,2%; trong đó xuất khẩu đạt 15,450 tỷ USD, tăng...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Sơn hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tân Sơn đã chủ động phối hợp với UBND các xã, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, triển khai các chính sách hỗ trợ cho khách hàng vay vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) các xã thuộc huyện Tân Sơn bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.Đại diện Phòng giao dịch...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất