Powered by Techcity

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo


Thành phố Việt Trì là địa phương có nhiều làng nghề truyền thống tồn tại từ xa xưa, gắn liền với đời sống sản xuất, sinh hoạt hằng ngày của người dân. Xuất phát từ làng có nghề và rồi trở thành làng nghề đã phát huy vai trò chủ thể của người dân trong sản xuất, nâng cao giá trị sản phẩm, tăng thu nhập góp phần giảm nghèo bền vững tại địa phương.

Hiện trên địa bàn thành phố có một số làng nghề nổi bật như: Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết; làng nghề bánh chưng, bánh giầy; làng nghề hoa đào nhà Nít; làng nghề rau Tân Đức… đóng góp không nhỏ trong phát triển kinh tế – xã hội, thay đổi diện mạo của thành phố.

Những ngày này, người trồng đào tại làng nghề hoa đào nhà Nít, xã Thanh Đình đang chuẩn bị bước vào giai đoạn tất bật, chăm sóc, ngắt lá để nuôi nụ, cho hoa nở đúng dịp Tết cổ truyền. Hiện làng nghề có 129 hộ trồng đào với 40 nghìn gốc đào, trên tổng diện tích 7,5ha, nhà ít thì vài chục gốc, nhà nhiều có tới vài trăm gốc.

Là một trong những xã vùng ven của thành phố, những năm qua thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về giảm nghèo bền vững, Đảng ủy, chính quyền xã đã tạo mọi điều kiện để hỗ trợ, giúp đỡ người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu giảm nghèo bền vững, xây dựng nông thôn mới tại địa phương.

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Người trồng đào tại làng nghề hoa đào nhà Nít chuẩn bị cho công đoạn ngắt lá nuôi nụ.

Nhanh nhạy nắm bắt được thị hiếu khách hàng, nhiều năm trở lại đây, các hộ trồng đào tại làng nghề đã chủ động đầu tư giống cây chất lượng, áp dụng khoa học, kỹ thuật mới vào trồng, chăm sóc, tạo dáng, thế cho cây. Nhiều hộ mạnh dạn đầu tư mua giống đào cổ, đào rừng về áp dụng kỹ thuật cấy ghép để cho ra những sản phẩm chất lượng, cho thu nhập lên tới hàng trăm triệu đồng một năm. Làng nghề hoạt động hiệu quả đã góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân, đến nay toàn xã chỉ còn 5 hộ nghèo chiếm tỷ lệ 0,18% và 10 hộ cận nghèo chiếm 0,35%.

Ông Lê Văn Lý – Trưởng làng nghề cho biết: “Làng nghề hoa đào nhà Nít được thành lập từ năm 2013. Qua thời gian, để nâng cao chất lượng cây hoa đào, mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân, chính quyền xã và tổ kỹ thuật của làng nghề đều khuyến khích, hướng dẫn người dân mạnh dạn cải tạo, thay thế một số giống hoa đào kém chất lượng bằng những giống hoa đào được thị trường ưa chuộng đồng thời quy hoạch lại diện tích trồng đào theo đúng tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cũng như tạo uy tín cho làng nghề.

Có lợi thế “nhị cận giang, tam cận lộ” xã Hùng Lô nằm trải dọc trên tuyến đường đê sông Lô, là địa phương có tới 2 làng nghề truyền thống gồm: Làng nghề chế biến thực phẩm Đoàn Kết và làng nghề bánh chưng, bánh giầy làng Xốm. Những năm qua, chính quyền xã đã có những định hướng, ưu tiên phát triển làng nghề, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề, các hợp tác xã (HTX) phát triển sản xuất. Nhờ đó, một số sản phẩm có lợi thế khá phát triển, tăng cả về sản lượng và chất lượng.

Phát triển làng nghề góp phần giảm nghèo

Sản phẩm mỳ gạo Hùng Lô đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Để duy trì và phát triển ổn định, làng nghề đã và đang hoạt động gắn liền với mô hình HTX nhằm tập trung các nguồn lực về vốn, con người, kiến thức, kinh nghiệm để phát triển các sản phẩm truyền thống của làng nghề. Tiêu biểu là HTX mỳ gạo Hùng Lô hoạt động hiệu quả trên cơ sở làng nghề chế biến nông sản thực phẩm của địa phương. Đến nay, mỗi ngày trung bình HTX sản xuất và tiêu thụ gần 1 tấn mỳ, được thị trường trong nước, ngoài nước ưa chuộng và thường xuyên được trưng bày tại các hội chợ thương mại, có mặt trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, các chuỗi siêu thị, cửa hàng lớn. Doanh thu mỗi năm đạt khoảng 14 tỷ đồng/năm, tạo việc làm thường xuyên cho 28 lao động với mức thu nhập từ 6-8 triệu đồng/người/tháng.

Cùng với làng nghề chế biến thực phẩm, làng nghề bánh chưng, bánh giầy tiếp tục được người dân địa phương duy trì và phát triển, thậm chí có gia đình có tới 3 thế hệ gắn bó với nghề như gia đình ông Nguyễn Văn Ninh – Trưởng làng nghề. Nhiều sản phẩm của 2 làng nghề đã được chứng nhận OCOP 3,4 sao làm tăng giá trị sản phẩm và sức cạnh tranh trên thị trường.

Để duy trì và phát triển làng nghề truyền thống, các địa phương đã tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước trong phát triển làng nghề, nghề truyền thống, các chính sách hỗ trợ phát triển ngành nghề nông thôn, tạo động lực để người dân mạnh dạn đầu tư sản xuất, tăng sản lượng, nâng cao thu nhập, vươn lên thoát nghèo.

Vy An



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-lang-nghe-gop-phan-giam-ngheo-221882.htm

Cùng chủ đề

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Bản lĩnh “Bộ đội Cụ Hồ”

Trong các thời kỳ đấu tranh cách mạng và kháng chiến cứu quốc trước đây, cũng như trong thời kỳ xây dựng Chủ nghĩa xã hội, bảo vệ Tổ quốc hiện nay, lực lượng cựu chiến binh (CCB) ngày càng phát triển lớn mạnh. Luôn giữ gìn và phát huy bản chất truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, lớp lớp CCB trong tỉnh luôn ra sức thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng, bảo vệ Đảng, chính...

Phù Ninh đẩy mạnh công tác an sinh xã hội

Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, huyện Phù Ninh đã triển khai nhiều hoạt động thiết thực với sự vào cuộc của các cấp, các ngành, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội nhằm đẩy mạnh công tác an sinh xã hội, tạo sinh kế, nâng cao thu nhập, góp phần cải thiện đời sống cho người dân, giúp giảm nghèo bền vững.18 con bò...

Phú Thọ tiếp tục duy trì nhóm địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công cao

Tính đến hết 30/10, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh ta đạt 2.952/5.242,5 tỷ đồng, đạt 56,3% kế hoạch, bằng 75,7% kế hoạch vốn Thủ tướng Chính phủ giao, tiếp tục duy trì nhóm các địa phương có tỷ lệ giải ngân cao (cả nước đạt 52,3%).Thi công đường nối từ đường Phù Đổng qua đường Nguyễn Tất Thành đến đường Hùng Vương (thành phố Việt Trì)Với mục tiêu phấn đấu đến hết tháng 12/2024...

Đổi mới mạnh mẽ hình thức tổ chức sản xuất

Nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp bền vững, đẩy nhanh tiến trình xây dựng nông thôn mới (NTM), thời gian qua, tỉnh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành, địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp, đổi mới mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả các hình thức tổ chức sản xuất, tạo bước chuyển biến mới, mang lại giá trị kinh tế cao trong thực tiễn.HTX Nông lâm Tất Thắng, xã Tất...

Cùng tác giả

Hội thảo khoa học “Lễ hội Phết Hiền Quan

Ngày 7/12, UBND huyện Tam Nông phối hợp với Sở VHTT&DL tổ chức Hội thảo khoa học với chủ đề: “Lễ hội Phết Hiền Quan - Nhận thức, giá trị và giải pháp quản lý, tổ chức”.Toàn cảnh buổi hội thảo.Dự hội thảo có các chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực văn hoá; lãnh đạo một số sở, ngành, đơn vị của tỉnh; đại diện một số cơ quan báo chí trung ương và địa phương cùng...

Khơi dậy phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng

Phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng góp phần rất lớn vào việc nâng cao đời sống tinh thần của Nhân dân, tạo sự đoàn kết trong các khu dân cư. Để phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì và phát triển có chiều sâu, cùng với sự chủ động, linh hoạt của các địa phương, những năm qua, Trung tâm Văn hoá - Điện ảnh trực thuộc Sở VH,TT&DL đã có vai trò quan trọng...

Nhân lên những tấm lòng nhân ái

Cuộc sống của chúng ta luôn tồn tại nhiều điều tốt đẹp quý giá và một trong những điều quý giá đó là lòng nhân ái của con người. Họ có thể chỉ là những con người bình dị nhưng có nghĩa cử cao đẹp, góp phần cùng cộng đồng sẻ chia với những người nghèo khó, giúp họ vươn lên trong cuộc sống. Mỗi việc làm, mỗi hành động nhỏ mà ý nghĩa đó của mỗi cá nhân...

Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi có nơi dưới 10 độ C

Theo dự báo, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C, vùng núi 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ phổ biến từ 15-18 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/12, không khí lạnh ảnh...

Bàn giao Nhà nhân đạo tại huyện Thanh Thủy

Ngày 6/12, Hội Chữ thập đỏ huyện Thanh Thủy, Đảng ủy, UBND, Hội Chữ thập đỏ xã Tu Vũ phối hợp với Công ty Cổ phần Ao Vua tổ chức bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm tại khu 16, xã Tu Vũ. Cùng dự có lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh, UBND huyện Thanh Thủy.Các đại biểu thực hiện bàn giao Nhà nhân đạo cho gia đình bà Trần Thị Thêm.Bà Trần...

Cùng chuyên mục

Thêm động lực đầu tư bảo vệ, phát triển rừng

Nhằm đảm bảo cơ sở pháp lý triển khai thực hiện các nội dung chính sách đầu tư trong lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh, dự kiến tại Kỳ họp thứ Chín, HĐND tỉnh khóa XIX, UBND tỉnh sẽ trình Tờ trình đề nghị ban hành quy định một số nội dung, mức kinh phí thực hiện chính sách đầu tư trong lâm nghiệp theo Nghị định số 58/2024/NĐ-CP ngày 24/5/2024 của Chính phủ (Nghị định 58) trên địa...

Giữ vững sự ổn định của thị trường

Năm 2024, nhờ sự chủ động phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng chức năng với các đơn vị, địa phương, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn tỉnh đã được triển khai hiệu quả, góp phần bình ổn thị trường, thiết lập trật tự, kỷ cương trong hoạt động thương mại.Thị trường hàng hóa phong phú, đa dạng, chất lượng đảm bảo, đáp ứng tốt nhu cầu sản xuất và...

Để người Việt ưu tiên dùng hàng Việt

Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, những năm qua, Ủy ban MTTQ huyện Thanh Thủy đã chủ động nhiều giải pháp thiết thực, góp phần tạo sức lan tỏa, nâng cao nhận thức và hình thành thói quen cho người tiêu dùng trong việc lựa chọn, ưu tiên dùng hàng Việt Nam.Các sản phẩm hàng Việt được bày bán tại các cửa...

Tín dụng ưu đãi tiếp sức hộ nghèo

Với sự nỗ lực, cố gắng không ngừng nghỉ, huyện Tam Nông đã được công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới và một trong những nguồn lực đáng kể giúp Tam Nông “vượt khó” thành công để cán đích nông thôn mới thời gian qua chính là nguồn vốn tín dụng ưu đãi cho vay hộ nghèo, các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.Ngân hàng CSXH huyện rà soát hồ sơ hộ nghèo và đối tượng...

Xuất khẩu thiết bị, linh kiện điện tử tăng 45,9%

Từ đầu năm 2024 đến nay, xuất khẩu các sản phẩm linh kiện điện tử, máy móc, thiết bị điện của Phú Thọ tăng đến 45,9%.Vận hành dây chuyền sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời tại Công ty TNHH Vietnam Sunergy Cell (KCN Cẩm Khê)Theo thông tin từ UBND tỉnh: Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa năm nay của tỉnh ước đạt 30,25 tỷ USD, tăng 55,2%; trong đó xuất khẩu đạt 15,450 tỷ USD, tăng...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Ngân hàng chính sách xã hội huyện Tân Sơn hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng thiên tai

Thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng CSXH tỉnh, Phòng giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Tân Sơn đã chủ động phối hợp với UBND các xã, các tổ chức chính trị xã hội nhận ủy thác, triển khai các chính sách hỗ trợ cho khách hàng vay vốn tại Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) các xã thuộc huyện Tân Sơn bị ảnh hưởng bởi thiên tai theo quy định.Đại diện Phòng giao dịch...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Bảo vệ rừng tận gốc ở Thanh Sơn

Là một trong số các huyện giàu tài nguyên rừng của tỉnh, những năm qua, huyện Thanh Sơn đã chủ động xây dựng các phương án phù hợp với đặc điểm tình hình công tác quản lý, bảo vệ rừng (QL,BVR), trong đó chú trọng củng cố lực lượng kiểm lâm địa bàn (KLĐB) để BVR tận gốc. Nhờ vậy, rừng được bảo vệ và phát triển tốt, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất