Powered by Techcity

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số


Là huyện miền núi của tỉnh Thái Nguyên, huyện Định Hóa có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng đồng, gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống của 17 dân tộc anh em cùng chung sống trên địa bàn huyện. Từ đó trở thành một trong những điểm đến du lịch cộng đồng của tỉnh, bước đầu giúp nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nét văn hóa Hát ví của dân tộc Tày .

Lợi thế phát triển du lịch cộng đồng

Theo định hướng phát triển du lịch tỉnh Thái Nguyên, UBND huyện Định Hóa đã ban hành Đề án phát triển du lịch cộng đồng gắn với công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc trên địa bàn huyện giai đoạn 2021 -2025 và định hướng đến năm 2030, theo đó đã huy động lồng ghép nhiều nguồn lực để thực hiện phát triển du lịch trên địa bàn huyện.

Huyện Định Hóa có 17 dân tộc anh em cùng chung sống, từ thế hệ này qua thế hệ khác cùng lưu truyền những nét văn hóa, đặc trưng của dân tộc mình. Mỗi dân tộc đều có một bản sắc, đặc trưng riêng: Di sản văn hóa nhảy tắc xình, hát Sấng Cọ của dân tộc Sán Chỉ ở xã Sơn Phú, Tân Thịnh; Hát then, hát Lượn, hát ví của dân tộc Tày ở xã Phú Đình, Điềm Mặc, Định Biên; Nghề thủ công truyền thống đan nón của dân tộc Tày ở Thanh Định, Quy Kỳ; Lễ hội dân gian truyền thống – lễ hội Lồng tồng ATK Định Hóa; các hoạt động giáo dục kết hợp du lịch cộng đồng gắn với bản làng người Tày…

Từ việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy những nét đẹp văn hóa, giá trị truyền thống… đã giúp huyện Định Hóa nói chung và các dân tộc trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã tạo nên sự thu hút đặc biệt đối với du khách, với những người đam mê khám phá, tìm hiểu văn hóa dân tộc truyền thống.

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nghề thủ công truyền thống đan nón của dân tộc Tày.

Chị Trần Thị Hường (du khách đến từ Hà Nội) chia sẻ, chị đến huyện Định Hóa để trải nghiệm cảnh sắc núi rừng hùng vĩ, thưởng thức văn hóa hoa trà tại các xã Phú Đình, Điềm Mặc. Con người nơi đây rất thân thiện, dễ mến và không khí trong lành. Vì vậy mỗi lần trở lại, chị đều cảm nhận được sự thay đổi, dịch vụ ngày càng tốt hơn nhưng vẫn giữ được những nét văn hóa, truyền thống, bản sắc dân tộc.

Ông Phạm Quang Sáng, Phó chủ tịch UBND huyện Định Hóa cho biết: Những năm qua, huyện Định Hóa đã lựa chọn bảo tồn và phát huy những nét văn hóa tiêu biểu của đồng bào các dân tộc để tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch. Đồng thời, huyện luôn quan tâm đến hoạt động văn hóa, du lịch cộng đồng với những tiêu chí đánh giá cụ thể. Địa phương đã xây dựng, triển khai thực hiện các đề án, dự án về nâng cao chất lượng phục vụ và hoạt động của các làng văn hóa du lịch cộng đồng như: Làng văn hóa du lịch Bản Quyên xã Điềm Mặc, làng văn hóa du lịch xóm Đồng Kệu, xóm Khuôn Tát xã Phú Đình. Tính đến đầu năm 2024, huyện có 183 điểm di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt (gồm 13 di tích thành phần), 18 di tích Quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh.

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Các mô hình tham quan trải nghiệm di tích lịch sử gắn với văn hóa, lịch sử truyền thống, trải nghiệm gắn với văn hóa trà, sản xuất nông nghiệp.

Từ năm 2021 – 2023, thực hiện Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, huyện Định Hóa đã dành nguồn lực để hỗ trợ hoạt động cho các đội văn nghệ truyền thống các xã nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu biểu như: Hỗ trợ phục dựng nét văn hóa tiêu biểu hát then, sấng cọ, đàn tính, nhảy tắc sình, hát Pả Dung, lễ cấp sắc của dân tộc Dao… Hỗ trợ trang phục dân tộc và đạo cụ dân tộc cho các đội văn nghệ truyền thống. Hỗ trợ trang thiết bị âm thanh phục vụ hoạt động của các câu lạc bộ. Từ năm 2021 đến nay, huyện đã huy động nguồn lực để hỗ trợ cho 11 đội văn nghệ truyền thống các thôn, xóm, qua đó góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đồng bào dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch.

Song song với việc đẩy mạnh thông tin tuyên truyền quảng bá du lịch huyện Định Hóa qua nhiều hình thức để thu hút khách du lịch đến với Thái Nguyên và về Định Hóa thì huyện cũng đã đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá, lịch sử truyền thống gắn liền với phát triển du lịch địa phương. Nhiều hoạt động văn hóa, du lịch được tổ chức trong các chương trình kích cầu du lịch, thu hút du khách thăm quan như: Gian trưng bày sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP huyện Định Hóa; trưng bày, giới thiệu làng nghề đan nón cổ truyền dân tộc Tày; quảng bá du lịch cộng đồng Khuôn Tát, Phú Ninh, xã Phú Đình trên hệ thống báo chí, truyền hình tỉnh. Đề xuất các nội dung đưa vào quy hoạch hệ thống du lịch thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2045: Hệ thống hang động tự nhiên (chùa Hang); Tiềm năng du lịch văn hóa ( Khu di tích ATK Định Hóa; lễ hội dân gian truyền thống – lễ hội Lồng Tồng ATK Định Hóa); di sản văn hóa phi vật thể; phát triển du lịch về nguồn; các hoạt động giáo dục kết hợp du lịch cộng đồng gắn với bản làng người Tày…

Làm du lịch để bảo tồn văn hóa

Làng văn hóa du lịch cộng đồng của huyện Định Hóa được hình thành và hoạt động theo đề án “Phát triển du lịch cộng đồng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030”; Chương trình phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 do tỉnh và huyện triển khai thực hiện.

Phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Du lịch thắng cảnh trên mặt Hồ Bảo Linh.

Qua đó, dịch vụ du lịch tại các làng văn hoá du lịch cộng đồng được hình thành từ những nét văn hoá đậm đà bản sắc, các mô hình nhà ở homestay được cải tạo từ những ngôi nhà cũ và giữ nguyên kiến trúc nhà ở của người dân bản địa.

Đề án du lịch đã xác định các sản phẩm du lịch cụ thể để triển khai thực hiện; các chính sách hỗ trợ việc phát triển du lịch gắn với bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống các dân tộc huyện Định Hóa được các cấp ban ngành tỉnh quan tâm đầu tư như: hỗ trợ lập dự án điểm du lịch cộng đồng; hỗ trợ xây dựng các sản phẩm du lịch; hỗ trợ trang thiết bị cho các cơ sở lưu trú, hỗ trợ thành lập các đội văn nghệ truyền thống phục vụ khách du lịch…

Để bảo tồn được văn hóa áp dụng vào du lịch huyện Định Hóa đã đưa nguồn lao động của địa phương vào các mô hình phát triển du lịch như người Tày mặc trang phục của dân tộc mình biểu diễn văn nghệ; đón tiếp khách tham quan; tham gia lễ hội; các mô hình tham quan trải nghiệm di tích lịch sử gắn với văn hóa, lịch sử truyền thống, trải nghiệm gắn với văn hóa trà, sản xuất nông nghiệp khác; trải nghiệm và thưởng thức các di sản văn hóa các dân tộc Dao, dân tộc Tày, San Chí: Hát then, đàn tính, nhảy Tắc xình, làm đồ thủ công của các dân tộc (nón Tày, đàn tính), trải nghiệm dịch vụ tắm lá thuốc…

Có thể thấy, công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa được huyện Định Hóa triển khai tích cực, các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được bảo vệ và phát huy, là địa điểm quan tâm về nguồn của nhiều đoàn khách trong và ngoài tỉnh; đặc biệt các di tích còn là địa chỉ đỏ về học tập cho các thế hệ học sinh, sinh viên…

Theo Lê Hà/dangcongsan.vn



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-trien-du-lich-cong-dong-nang-cao-doi-song-dong-bao-dan-toc-thieu-so-215610.htm

Cùng chủ đề

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa

Theo văn bản của UBND tỉnh, Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày 29/3 đến ngày 7/4 (tức từ mùng 1-10/3 năm Ất Tỵ) tại thành phố Việt Trì, Khu di tích lịch sử Đền Hùng và các địa phương với quy mô cấp tỉnh.Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ năm Ất Tỵ sẽ diễn ra từ ngày...

Phú Thọ dự kiến chi gần 9 tỷ đồng cho các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025

UBND tỉnh ban hành Văn bản số 431/CTr-UBND ngày 24/1/2025 hoạch định chi tiết Chương trình xúc tiến đầu tư của tỉnh Phú Thọ năm 2025. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư năm 2025 là 8,85 tỷ đồng.Sản xuất tại Công ty TNHH Thời trang Raindrop Việt Nam - doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư nước ngoàiTheo đó, năm 2025, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu tổng vốn đầu tư...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Cùng tác giả

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Xuân ấm ruộng đồng

Sau những ngày vui Tết cổ truyền đoàn viên đầm ấm, những người nông dân khắp các vùng miền trong tỉnh lại hối hả bắt tay vào sản xuất vụ Xuân cho ruộng đồng thêm trải dài màu xanh trù phú với ước vọng một năm mới đủ đầy, hạnh phúc.Tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân xã Phượng Lâu, thành phố Việt Trì xuống đồng gieo cấy vụ Xuân đảm bảo đúng khung lịch thời vụ. Ảnh:...

6 lĩnh vực trọng tâm thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025

Để công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện có hiệu quả, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ trong xã hội, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 205/QĐ-UBND về việc ban hành Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2025 của tỉnh Phú Thọ. Trong đó, 6 lĩnh vực trọng tâm được quy định với nhiều chỉ tiêu, giải pháp cụ thể.Trụ sở Công an xã Bình Phú, huyện Phù...

Lễ hội Hoa – Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất Xuân Ất Tỵ 2025

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân mới Ất Tỵ 2025, Công ty Cổ phần Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức Lễ hội Hoa- Sinh vật cảnh Supe Lâm Thao lần thứ Nhất.Các đại biểu tham dự cắt băng khai mạc Lễ hội.Lãnh đạo LĐLĐ tỉnh, Sở VHTT&DL,Tập đoàn Hoá chất Việt Nam, Công đoàn Công nghiệp Hoá chất Việt Nam cùng lãnh đạo Công ty cắt băng khánh thành Quảng trường khu vực Vườn...

Cùng chuyên mục

Bắc Bộ thấp nhất từ 9-12 độ C, Trung Bộ chuyển rét đậm

Do ảnh hưởng của không khí lạnh, Bắc Bộ trời rét đậm, rét hại; Bắc Trung Bộ trời chuyển rét đậm; Quảng Bình đến Huế trời chuyển rét, có nơi rét đậm; nhiệt độ thấp nhất phổ biến từ 9-12 độ C. (Ảnh minh họa. TTXVN phát)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 8/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực Trung Trung Bộ. Vịnh Bắc Bộ đã có...

An toàn, văn minh lễ hội mùa Xuân

Mùa Xuân là thời điểm nhiều lễ hội được tổ chức trên khắp ba miền đất nước. Với Phú Thọ, các lễ hội mùa Xuân được tổ chức trải dài trong tháng Giêng cho đến Lễ hội Đền Hùng vào mùng 10 tháng 3 âm lịch. Vui Xuân, trẩy hội là nét đẹp văn hóa truyền thống cần song hành với việc đảm bảo an toàn, văn minh để không làm mất đi giá trị tốt đẹp vốn có...

Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025

Trong hai ngày 6, 7/2 (tức ngày mồng 9, 10 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội truyền thống làng Mộ Chu Hạ năm 2025.Nghi thức tế lễ trong Đình Mộ Chu Hạ.Lãnh đạo UBND phường Bạch Hạc đánh trống khai hội.Đình Mộ Chu Hạ là nơi thờ vua Lê Đại Hành (tức Lê Hoàn). Tương truyền, trong công cuộc chống quân Tống của Nhân dân ta, một lần...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Thủ đô Hà Nội chuyển rét đậm, nhiệt độ có thể xuống 10 độ C

Ngày 7/2, bộ phận không khí lạnh mới sẽ ảnh hưởng đến Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ và một số nơi ở Trung Trung Bộ, Thủ đô Hà Nội trời chuyển rét đậm, có nơi rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 10-12 độ C.Nền nhiệt tại Hà Nội thấp. (Ảnh: TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng sớm 7/2, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến một số nơi ở vùng núi phía...

Chuyện tổ chức Lễ hội Tung còn ngày xưa

Không biết Lễ hội Tung còn của một số dân tộc Tày, Nùng, Thái, Giáy... ở miền núi đã có từ bao giờ; các cụ cao niên cũng chỉ biết là đã có từ xa xưa và bảo rằng: Hội Tung còn hay Hội Xuống đồng là một; nói là lễ hội mới đúng, vì hôm đó phải tổ chức làm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Trước đây việc tổ chức lễ hội do các chức sắc...

Công nhân phấn khởi trở lại làm việc sau Tết Nguyên đán

Hơn 1.000 công nhân lao động Công ty TNHH Công nghệ Cosmos 1 (Khu công nghiệp Thụy Vân, TP Việt Trì) đã phấn khởi bắt tay vào sản xuất trong sáng đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán. Chị Nguyễn Thu Thủy, công nhân phân xưởng mài cho biết: Ngày đầu tiên đi làm, anh chị em công nhân ai cũng phấn khởi. Năm qua, chúng tôi đã có một năm khá thuận lợi. Theo thông tin từ...

Bảo đảm vệ sinh môi trường sau Tết Nguyên đán

Sau Tết Nguyên đán, lượng rác sinh hoạt phát thải thường tăng cao. Để bảo đảm vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan sáng - xanh - sạch - đẹp trong những ngày đầu Xuân mới, các địa phương, đơn vị đã chủ động triển khai thực hiện các phương án thu gom rác thải, vệ sinh môi trường cả trước, trong và sau Tết Nguyên đán.Công nhân Công ty cổ phần Môi trường và Dịch vụ đô thị...

Bộ Nội vụ chia sẻ về nguồn tiền chi trả cho cán bộ thuộc diện tinh giản

Đại diện Bộ Nội vụ cho biết, số tiền chi trả chính sách với trường hợp thôi việc do tinh gọn bộ máy vẫn thấp hơn số tiền trả lương và các khoản khác nếu họ tiếp tục làm việc trong 5 năm.Ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát ngôn Bộ Nội vụ. Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ vào chiều 5/2, ông Vũ Đăng Minh - Chánh Văn phòng kiêm Người phát...

Tin nổi bật

Tin mới nhất