Powered by Techcity

Phát huy hiệu quả Tổ truyền thông cộng đồng


Để thay đổi nếp nghĩ, cách làm của người dân theo hướng tích cực cũng như xóa bỏ định kiến về giới, tập tục, thói quen có hại cho phụ nữ, trẻ em, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Yên Lập đã thành lập và duy trì hoạt động các Tổ truyền thông cộng đồng (TTCĐ). Từ những thành tựu bước đầu đã khẳng định đây là một trong những giải pháp hữu hiệu để triển khai hiệu quả các hoạt động của Dự án 8 – hướng đến bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.

Phát huy hiệu quả Tổ truyền thông cộng đồng

Định kỳ mỗi tháng sinh hoạt 1 lần, Tổ TTCĐ khu Lương Đẩu, xã Đồng Thịnh lựa chọn chủ đề tuyên truyền mà người dân quan tâm.

Hội LHPN huyện Yên Lập hiện có trên 15 nghìn hội viên, trong đó 80% là hội viên là người dân tộc thiểu số (DTTS). Cuộc sống của đa số hội viên còn nhiều khó khăn do nhiều địa phương vẫn còn những hủ tục, tập quán lạc hậu. Để giúp hội viên nâng cao nhận thức, phụ nữ tự tin vươn lên và từng bước thay đổi cách nhìn nhận của cộng đồng về phụ nữ, Hội LHPN huyện Yên Lập đã tập trung hướng dẫn các cấp hội cơ sở ưu tiên triển khai các hoạt động truyền thông bình đẳng giới, giải quyết các vấn đề bức thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, mô hình Tổ TTCĐ ra đời được đông đảo người dân đón nhận và bước đầu đem lại hiệu quả thiết thực.

Đến nay, toàn huyện Yên Lập đã thành lập và ra mắt 57 Tổ TTCĐ với 431 thành viên. Nhiệm vụ quan trọng của Tổ là xác định các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em tại địa phương để tuyên truyền, vận động thay đổi, giải quyết. Các thành viên trong Tổ tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư, nguyện vọng của người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em gái nói riêng; kịp thời phản ánh với Ban điều hành Tổ về các vấn đề phát hiện ở địa bàn.

Tham gia Tổ TTCĐ, các thành viên được tập huấn hướng dẫn vận hành và quản lý Tổ; xây dựng mạng lưới truyền thông trên nền tảng số (ứng dụng zalo, facebook và các ứng dụng khác…) để chia sẻ thông tin, kết nối hoạt động của các Tổ. Tổ TTCĐ lấy người dân, đặc biệt là phụ nữ và trẻ em gái trong cộng đồng thuộc địa bàn của thôn, bản nơi thành lập tổ hoặc trên địa bàn xã, là đối tượng truyền thông. Trên thực tế, việc thành lập và ra mắt các Tổ TTCĐ đã phát huy hiệu quả tích cực, giúp nâng cao nhận thức, hỗ trợ chăm lo đời sống vật chất, tinh thần, bảo vệ, chăm sóc phụ nữ và trẻ em, góp phần thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em vùng đồng bào DTTS và miền núi.

Tổ TTCĐ khu Lương Đẩu xã Đồng Thịnh được thành lập gồm 7 thành viên, có nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cuộc sống, sinh hoạt hằng ngày: Động viên hội viên, phụ nữ lao động sản xuất, phát triển kinh tế, góp phần xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục có hại cũng như tích cực theo dõi, nắm bắt tình hình đời sống, tâm tư nguyện vọng của người dân nói chung, phụ nữ, trẻ em gái nói riêng…

Phát huy hiệu quả Tổ truyền thông cộng đồng

Hội LHPN huyện tổ chức tập huấn truyền thông thay đổi khuôn mẫu giới trong việc nhà cho các thành viên tham gia Tổ TTCĐ.

Ông Đinh Công Lâm – Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng Tổ TTCĐ khu Lương Đẩu xã Đồng Thịnh cho biết: “Trước đây khi chưa có Tổ TTCĐ, các hộ mâu thuẫn trong gia đình vì sinh con một bề, mẫu thuẫn dẫn đến bạo lực gia đình thì tổ hoà giải ở cơ sở đến hoà giải, nếu hoà giải không thành thì chuyển công an giải quyết. Từ khi Tổ được thành lập, công tác truyền thông bài bản, chọn những vấn đề ưu tiên, búc xúc của người dân, các chế độ chính sách, Luật hôn nhân và gia đình, Luật phòng chống bạo lực gia đình, nên nhận thức của người dân được nâng lên, các tai tệ nạn xã hội đã giảm”.

Khó khăn của của Tổ TTCĐ khu Lương Đẩu là mới thành lập, kinh nghiệm chưa nhiều. Địa bàn rộng, dân cư rải rác, trình độ dân trí của một bộ phận người dân còn hạn chế. Bên cạnh đó, đoàn viên, hội viên trẻ đi làm ăn xa, làm trong các doanh nghiệp nên các buổi truyền thông ở khu chưa có nhiều bà con tham gia. Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoat động, trong mỗi buổi sinh hoạt, Tổ TTCĐ khu Lương Đẩu đã lựa chọn vấn đề mà người dân quan tâm, chuẩn bị chương trình truyền thông đúng kịch bản và hướng dẫn của cán bộ xã. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, xúc tích, phù hợp với nhu cầu, phong tục tập quán của địa phương. Cùng với đó, Tổ thường lồng ghép vào các kỳ sinh hoạt của các hội, đoàn thể, khu dân cư để tuyên truyền đến người dân những nội dung về giới, bình đẳng giới; tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của khu; tuyên truyền bằng các hình thức sân khấu hoá như: Hái hoa dân chủ, kịch, tiểu phẩm, giao lưu văn nghệ… với các chủ đề Luật hôn nhân và gia đình, Luật bình đẳng giới… thu hút nhiều người tham gia.

Qua thời gian, hoạt động của Tổ TTCĐ đã lan tỏa mạnh mẽ, bước đầu thay đổi nếp nghĩ, cách làm theo hướng tích cực, có lợi, xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới, hủ tục… Đồng chí Hoàng Thị Quyên- Chủ tịch Hội LHPN huyện Yên Lập cho biết: “Để duy trì, nhân rộng, nâng cao chất lượng mô hình Tổ TTCĐ, trong thời gian tới, Hội LHPN huyện tiếp tục chỉ đạo hội LHPN các xã thành lập các Tổ TTCĐ tại các thôn, bản; tập huấn vận hành tổ, các kỹ năng truyền thông, kiến thức về bình đẳng giới, phòng chống bạo lực gia đình, phòng chống ma tuý… giúp các thành viên có kiến thức, kỹ năng trực tiếp truyền thông, tuyên truyền đến người dân. Hiện nay ở các khu, nhất là các khu vùng cao của huyện, vấn đề khuôn mẫu giới đang cản trở việc thực hiện bình đẳng giới. Vì vậy, việc thành lập các Tổ TTCĐ với các thành viên là những người tại địa phương, gần gũi với cộng đồng sẽ là nhân tố quan trọng trong việc góp phần thay đổi nếp nghĩ, cách làm trong cộng đồng, xóa bỏ các định kiến và khuôn mẫu giới trong gia đình và cộng đồng, những tập tục văn hóa có hại và một số vấn đề xã hội cấp thiết cho phụ nữ và trẻ em. Để duy trì, nâng cao chất lương, hiệu quả hoạt động của các Tổ TTCĐ, chúng tôi thường xuyên tập huấn kỹ năng truyền thông cũng như nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các thành viên, đồng thời khảo sát tình hình về định kiến giới ở địa phương để có những kế hoạch hoạt động sát với tình hình, nhu cầu thực tế…”.

Phương Uyên



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-huy-hieu-qua-to-truyen-thong-cong-dong-223241.htm

Cùng chủ đề

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Xuân mới nơi xã vùng biên tỉnh Quảng Trị

Từ nguồn vốn đầu tư của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), nhiều công trình ở xã biên giới Ba Tầng, huyện Hướng Hóa được đầu tư xây dựng, góp phần đưa diện mạo cơ sở hạ tầng và đời sống của đồng bào DTTS ở Ba Tầng thay đổi để có được những mùa Xuân mới ấm áp, no đủ.Sau...

Chung tay bảo tồn, tôn vinh văn hóa truyền thống

Bằng những cách làm hay, sáng tạo, thời gian qua không ít giá trị văn hóa truyền thống từng có nguy cơ mai một đang từng bước được khôi phục, bảo tồn và tiếp tục phát huy giá trị trong đời sống hiện đại. Đây là tín hiệu đáng mừng trong nỗ lực gìn giữ và phát triển văn hóa đất nước, với sự tham gia tích cực của các tầng lớp nhân dân, nhất là sự vào cuộc...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Mở rộng chủ thể nắm giữ văn hóa tại Điện Biên Đông

Huyện Điện Biên Đông là nơi sinh sống của cộng đồng các dân tộc: Mông, Thái, Khơ Mú, Lào, Xinh Mun, Kinh. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tín ngưỡng, trang phục riêng. Vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của xã hội, các chủ thể nắm giữ văn hóa truyền thống dần được mở rộng.Là một trong 6 dân tộc anh em tại huyện Điện Biên Đông, dân tộc Mông có nhiều nét văn...

Cùng tác giả

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại Đàn Tịch điền, phường Minh Nông, TP Việt Trì đã diễn ra Lễ hội Vua Hùng dạy dân cấy lúa. Đây là lễ hội duy nhất mang tính đặc trưng, tiêu biểu khởi thủy nghề trồng lúa nước của cư dân nông nghiệp Việt Nam, gắn liền với thời đại Hùng Vương.Đây là một trong những lễ hội tiêu biểu của TP Việt TrìLễ hội Vua Hùng dạy...

Lễ hội truyền thống Đình Khoang năm 2025

Ngày 12/2 (tức ngày Rằm tháng Giêng 15/2) xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn tổ chức lễ hội truyền thống Đình Khoang xuân Ất Tỵ năm 2025.Thực hiện nghi lễ tế tại sân đìnhĐình Khoang được xếp hạng Di tích văn hóa - lịch sử cấp tỉnh, là nơi thờ Tản Viên Sơn Thánh và thân mẫu của ngài - Thánh Mẫu Đinh Thị Đen. Tản Viên Sơn Thánh hiệu Cao Sơn (tức Nguyễn Tuấn). Ông vừa là người...

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Cùng chuyên mục

Khai hội Đền Lăng Sương

Ngày 12/2 (tức ngày 15 tháng Giêng âm lịch), tại Khu di tích quốc gia Đền Lăng Sương, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy đã tổ chức Lễ hội Đền Lăng Sương năm Ất Tỵ 2025.Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh Huyền cùng các đại biểu dâng hương tại buổi lễ.Tới dự có đồng chí Nguyễn Thị Thanh Huyền - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ, đại diện lãnh đạo một...

Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực

Cứ mỗi độ Xuân về, trên mảnh đất Phú Thọ lại diễn ra hàng trăm lễ hội truyền thống, mang đậm bản sắc văn hóa của vùng Đất Tổ cội nguồn. Để các lễ hội diễn ra vui tươi, an toàn, mẫu mực, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp.Vai diễn thầy đồ dạy học trong trò trình nghề Tứ Dân Chi Nghiệp tại Lễ hội Trò Trám, xã...

Vì mục tiêu phát triển kinh tế

Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (DTTS&MN) giai đoạn 1 từ năm 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 (Chương trình MTQG 1719) là quyết sách lớn cho phát triển toàn diện vùng DTTS&MN. Dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban Dân tộc và các bộ, ngành, tỉnh Phú Thọ nỗ lực triển...

Động viên hai anh em song sinh Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên tình nguyện lên đường nhập ngũ

Hưởng ứng các hoạt động thăm hỏi, động viên tân binh chuẩn bị nhập ngũ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an nhân dân, ngày 11/2, Huyện đoàn Thanh Sơn đã tổ chức thăm, tặng quà động viên 2 em sinh đôi Tạ Hồng Ngọc và Tạ Hồng Nguyên sinh năm 2006 tại khu Dù, xã Võ Miếu, huyện Thanh Sơn tự nguyện viết đơn nhập ngũ năm 2025.Đại diện lãnh đạo Huyện đoàn và các...

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23

Sáng 11/2, Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật (VHNT) tỉnh phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23, Nguyên tiêu Ất Tỵ 2025 với chủ đề “Tổ quốc bay lên".Lãnh đạo Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam tặng hoa chúc mừng Ngày thơ Việt Nam lần thứ 23.Dự chương trình có đại diện lãnh đạo Ủy ban MTTQ tỉnh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy và một số sở,...

Nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Ngày 10/2, UBND tỉnh đã ban hành văn bản số 538/UBND-KTTH gửi các sở, ban, ngành; các đơn vị trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thành, thị về việc thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.Cụ thể, chỉ đạo cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nghiêm kỷ luật hành chính, tập trung xử lý công việc ngay từ đầu năm, đặc biệt là các nhiệm vụ...

Bắc Bộ sương mù kéo dài, hiện tượng nồm ẩm sẽ sớm xuất hiện

Với thời tiết mưa phùn, sương mù kéo dài làm độ ẩm trong không khí ở mức cao, không loại trừ khả năng xảy ra hiện tượng nồm ẩm ở Hà Nội và các tỉnh Đông Bắc Bộ.Mưa phùn và sương mù xuất hiện từ sáng sớm khiến tầm nhìn bị hạn chế đối với người tham gia giao thông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 11/2, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ...

Nét đẹp văn hoá trong hội “Hát qua làng” tại xã Bản Phiệt

Cứ mỗi độ Xuân về, người Dao Tuyển ở xã Bản Phiệt lại mong chờ lễ hội “Hát qua làng” để chúc phúc, mừng năm mới qua các câu hát giao duyên và tham gia các trò chơi dân gian. Đây là phong tục truyền thống mang đậm nét văn hoá độc đáo của đồng bào Dao Tuyển tại xã Bản Phiệt.Bà con các thôn thi hát đối về mùa Xuân, tình yêu lứa đôi, hát giao duyên, hát...

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Tin nổi bật

Tin mới nhất