Powered by Techcity

Phát hiện khu mộ táng có niên đại từ thời Hùng Vương


Mới đây, các nhà khảo cổ đã phát hiện hơn 100 mộ táng thuộc giai đoạn tiền Đông Sơn và Đông Sơn (có niên đại từ 2.500 năm-4.000 năm trước) tại phía tây Di chỉ Vườn Chuối, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội. Những phát hiện mới có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp các nhà khoa học chứng minh rõ về thời đại Hùng Vương dựng nước bằng những chứng cứ khảo cổ.

Phát hiện khu mộ táng có niên đại từ thời Hùng Vương

Mộ táng phát hiện tại Di chỉ Vườn Chuối, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội (Ảnh: Đoàn khai quật cung cấp)

Giữa tháng 10, Đoàn khai quật từ Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Hà Nội và Trường Đại học KHXH&NV công bố phát hiện 70 mộ táng thời kỳ tiền Đông Sơn (khoảng 4.000 năm trước) và 40 mộ táng thời kỳ Đông Sơn (khoảng 2.500 năm về trước). Cuộc khai quật được tiến hành từ cuối tháng 3 trên diện tích hơn 6.000 m2 với 60 hố khai quật.

Bên trong Di chỉ Vườn Chuối là dấu tích các giai đoạn văn hóa tiền Đông Sơn. Sườn ngoài Di chỉ là nơi chôn cất người chết, ở góc Tây Bắc có mật độ chôn cất rất cao tạo thành một bãi mộ tiền Đông Sơn nằm tập trung. Khả năng di tích được hình thành trong giai đoạn Phùng Nguyên muộn – Đồng Đậu sớm, là lớp cư dân đầu tiên đến cư trú ở khu vực này.

Một đặc điểm quan trọng để chứng minh mộ táng có niên đại từ thời tiền Đông Sơn là tục nhổ răng cửa ở người trưởng thành. Đến thời Đông Sơn, tục lệ này không còn nữa. Hệ thống di cốt trong các mộ táng thuộc các giai đoạn khác nhau vẫn còn được bảo tồn khá tốt, hứa hẹn đưa đến những hiểu biết sâu hơn về nhân chủng học, di truyền, bệnh lý, vận động chế độ dinh dưỡng… của người Việt cổ.

Phát hiện khu mộ táng có niên đại từ thời Hùng Vương

Toàn cảnh khu vực khai thác Di chỉ Vườn Chuối rộng 6.000 m2 (Ảnh: Đoàn khai quật cung cấp)

Ngoài ra, các nhà khảo cổ đã phát hiện hố chôn cột nhà, cho phép phỏng đoán người Đông Sơn cư trú trong các ngôi nhà dài tương tự nhà dài của một số dân tộc ở khu vực dãy Trường Sơn – Tây Nguyên vẫn còn sử dụng đến ngày nay.

Trao đổi với các cơ quan báo chí, GS.TS Lâm Thị Mỹ Dung – Trường Đại học KHXH&NV cho biết: “Phát hiện này mở ra triển vọng mới về việc tìm hiểu kiến trúc nhà ở thường nhật trong ngôi làng Việt cổ thời Đông Sơn, cũng như cách thức bố trí không gian cư trú trong làng”.

Tính đến thời điểm hiện tại, ngoài Di chỉ Vườn Chuối, Di chỉ Làng Cả (phường Thọ Sơn, TP Việt Trì, tỉnh Phú Thọ) là di chỉ thuộc nền văn hóa Đông Sơn lớn nhất được biết đến với 336 mộ táng được phát hiện qua 3 lần khai quật.

Các di chỉ có giá trị đặc biệt, mang trong mình câu chuyện về 4.000 năm dựng nước, giúp các nhà khoa học nghiên cứu, làm rõ về thời đại Hùng Vương và Nhà nước Văn Lang xưa bằng những chứng cứ khảo cổ học.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/phat-hien-khu-mo-tang-co-nien-dai-tu-thoi-hung-vuong-221208.htm

Cùng chủ đề

Lễ “hóa thần” tại Đình Cả, xã Chí Đám, huyện Đoan Hùng

Ngày 2/12 (tức ngày 02 tháng 11 âm lịch), Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ huyện Đoan Hùng và xã Chí Đám đã tổ chức dâng hương nhân ngày Lễ “hóa thần” tại Đình Cả, xã Chí Đám.Các đồng chí lãnh đạo huyện Đoan Hùng thực hiện các nghi thức tại Đình Cả trong nghi lễ “Hóa thần”.Đình Cả, xã Chí Đám thờ Thân tướng Cao Sơn, đây là di tích nằm trong hệ thống di tích thờ...

Việt Trì xưa và nay

Vùng đất Việt Trì ngày nay, xưa là kinh đô Văn Lang thời đại các Vua Hùng dựng nước. Truyền thuyết kể rằng: Để chọn nơi định đô, vua Hùng đi qua nhiều địa bàn từ khu vực đầm Ao Châu (Hạ Hòa) với chín mươi chín ngách, qua vùng đồi Thanh Ba có dãy núi Thắm, thấy nhiều cảnh đẹp, đất lành mà không có nơi nào nhà vua ưng ý. Rồi một lần, nhà vua cùng các...

Cùng tác giả

Lễ trưởng thành của thiếu nữ làng Chăm Lương Tri

Lễ trưởng thành là nghi thức quan trọng đánh dấu bước phát triển trong đời người của thiếu nữ Chăm Hồi giáo Bàni. Đây là thời điểm các cháu chính thức được cộng đồng công nhận tín đồ Hồi giáo Bàni. Lễ trưởng thành đối với thiếu nữ gọi là Karơh, do Cả sư và các chức sắc thuộc thánh đường Hồi giáo Bà ni thôn Lương Tri đảm nhiệm thực hành nghi lễ.Những người lớn tuổi tộc họ...

Cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất phục vụ dự án nhà ở đô thị tại Cẩm Khê

Sáng 9/1, Ban cưỡng chế thực hiện quyết định thu hồi đất huyện Cẩm Khê đã tổ chức cưỡng chế, bảo vệ thi công thực hiện quyết định thu hồi đất đối với các hộ gia đình ở khu Đồng Tâm, thị trấn Cẩm Khê để giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị và Tổ hợp văn hóa, thể thao.Công bố Quyết định cưỡng chế thu hồi đất đối với hộ ông...

Phú Thọ có 3 tác phẩm đoạt giải Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu

Hưởng ứng Cuộc thi viết về gương Cựu chiến binh gương mẫu trên Trang thông tin điện tử Hội Cựu chiến binh (CCB) Việt Nam do Trung ương Hội CCB Việt Nam phát động, Hội CCB tỉnh đã triển khai cuộc thi đến các cấp Hội và nhận được sự hưởng ứng tích cực của đông đảo cán bộ, hội viên.Lãnh đạo Hội Cựu chiến binh tỉnh trao giải cho các tác giả có tác phẩm đoạt giải Cuộc...

Công đoàn viên chức tỉnh tiếp tục đẩy mạnh hoạt động chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi cho đoàn viên công đoàn

Ngày 9/1, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị tổng kết công tác công đoàn năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.Ban Tổ chức cuộc thi Góc làm việc xanh - sạch - đẹp và an toàn trao giải cho các CĐCS thực hiện tốt cuộc thi năm 2024.Hiện Công đoàn Viên chức tỉnh quản lý 47 công đoàn cơ sở (CĐCS) với trên 4.000 cán bộ, công chức, viên chức, người lao động (CBCCVCNLĐ),...

Nghề kinh doanh hoa tươi vào vụ Tết

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng hoa tươi ngày càng tăng cao, các cửa hàng kinh doanh hoa tươi ngày càng được mở rộng, đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên đán nghề cắm hoa đã đem lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho nhiều người.Chị Hoàng Thủy – Chủ cửa hàng hoa Hoàng Thủy ở phường Tiên Cát tất bật cắm hoa cho khách hàng vào những ngày cuối năm.Hiện nay hoa tươi được sử dụng...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất