Powered by Techcity

Nguồn gốc tộc người ở vùng đất Tổ

Suốt chiều dài tiền sử và lịch sử cổ đại, ở Phú Thọ có hai nhóm người theo hai nhóm ngữ hệ là Việt Mường và Tày Thái cổ. Người Tày Thái cổ ở dọc hai bờ sông Thao, đoạn sông Hồng từ Yên Bái về Việt Trì. Vì ngữ hệ Tày Thái gọi sông này là Nậm Tao gọi theo tiếng Việt là sông Thao.

Ngày nay ở Phú Thọ còn nhiều địa danh được gọi theo tiếng Tày. Ở chân núi Hùng có nhiều khu ruộng còn gọi là nà theo cách gọi của người Tày. Ở đây có xóm bản Pheo. Bản là địa điểm tụ cư của người Tày như xóm của người Kinh. Xóm ấy xưa nay mọc đầy tre nên người Tày khi xưa gọi là Bản Pheo. Nay người Kinh gọi là xóm Tre. Tộc trưởng của bộ tộc lớn người Tày thời vua Hùng thứ 18 là Ma Khê, ở chân núi Đọi Đèn, huyện Cẩm Khê. Ông Ma Khê sang lấy vợ ở bản Pheo, cạnh núi Hùng ngày nay. Ở cạnh núi Hùng có ngọn núi Lỏn. Sau này người Kinh gọi ngọn núi ấy là núi Út. Lỏn và Út đều có nghĩa là ngọn núi nhỏ nhất của hai nhóm ngôn ngữ Việt Mường và Tày Thái cổ. Ông Ma Khê chống lại người Tày của nước Âu Việt, được Hùng Vương phong là Phụ Quốc, làm thầy Vua. Về sau ông cùng với Nguyễn Tuấn (Sơn Tinh) con rể của Vua Hùng bàn bạc việc đánh giặc giữ nước. Khi Vua Hùng nhường ngôi cho Thục Phán chuyển tên nước là Âu Lạc thì cha con Ma Khê bất hợp tác với triều đình mới, trở về xây dựng trang ấp ở vùng thị xã Phú Thọ và Phù Ninh vì thế ở đây có các động của người Man ở gọi là động Hoa Khê (thị xã Phú Thọ) và động Tiên Du ở huyện Phù Ninh. Ở thị xã Phú Thọ nay vẫn có dấu tích của thành Mè và chợ Mè. Mè và Mai là cách gọi chệch từ Ma. Họ Ma người Tày ở Phú Thọ nay có nơi gọi là họ Mè hoặc họ Mai. Bộ tộc này về sau xẻ thành ba nhánh ở Phú Thọ, Tuần Quán Yên Bái và Tuyên Quang. Nhánh ở Phú Thọ là nhánh trưởng thờ cụ tổ Ma Khê. Người Tày ở Phú Thọ đã bị Kinh hóa. Nay họ ở rải rác các nơi trong tỉnh. Có người vẫn giữ họ Ma như ông Ma Văn Thực, tộc trưởng ở Việt Trì có cô con gái là ca sỹ Ma Thị Bích Việt. Những người khác đổi sang họ Ma hoặc họ Mè.

Người Việt Mường đông đúc tả ngạn sông Đà và ở xen kẽ với người Tày cổ ở hai bờ sông Thao, sông Lô. Người ta còn thấy nhiều dấu tích của người Việt Mường như các miếu Mường ở  Thanh Ba và các địa danh còn gọi là động.

Trước đó người Việt cổ gồm hai nhóm Việt Mường và Tày cổ, theo biển lùi đã thiên đi theo sông nước khai phá vùng Trung Châu tạo ra vùng đồng bằng Bắc Bộ. Ở đây do tiếp biến văn hóa với người từ trên xuống và từ biển vào mà họ trở thành người Kinh. Về sau do phát triển, đất chật người đông hoặc do có tội với làng nước mà lẻ tẻ từng nhóm người kinh lại “bồng bế nhau nên nó ở non”. Đến thời trung đại, người kinh đã có đông đúc ở Phú Thọ. Điểm cư trú của họ là kẻ, hương, giáp và làng. Để phân biệt với các làng của người kinh, triều đình quy định gọi các điểm cư trú của người bản xứ, người thiểu số là các Động man, Ở Phú Thọ còn thấy các động Lăng Xương, động Trung Nghĩa, động Trúc Khê, động Khuất Lão… Ở động nào có các họ Nguyễn, Đinh, Quách, Bạch , Hà, Phùng, Bùi, Lê, Cao, vv… Là nơi người Mường từng cư trú. Ở đâu có họ Ma , Mai, Mè là nơi ở của người Tày xưa.

Nước Văn Lang của các Vua Hùng do người Lạc Việt hay người Việt Mường làm chủ. Có một bộ tộc người tày do Ma Khê làm tộc trưởng hậu thuẫn để chống lại người Âu Việt do Thục Đế làm Vua từ phía Tây Bắc thường tràn xuống cướp phá. Các Vua Hùng phải lấy Phong Châu Việt Trì làm Kinh Đô để chống phá lại người Âu Việt. Có lúc thế giặc mạnh đẩy Vua Hùng phải lùi xa xây Kinh thành ở Nghệ An để tập hợp lực lượng  đuổi giặc ra khỏi bờ cõi của mình. Chính vì nguyên nhân này mà những năm 60 của thế kỷ trước, do chỉ dựa vào truyền thuyết dân gian giới sử học mới bàn cãi địa điểm kinh thành Phong Châu hoặc ở Nghệ Tĩnh hoặc ở Việt Trì. Kinh thành Phong Châu từng có ở Nghệ Tĩnh . Các Vua Hùng phải tập hợp lực lượng đưa quân đánh đuổi quân giặc ra khỏi bờ cõi của mình, Vì Vua Hùng có trấn giữ được thành Phong Châu thì mới giữ yên được bờ cõi của mình. Địa giới nước Văn Lang thời ấy ở Tây Bắc có Phú Thọ, tỉnh Hòa Bình, các tỉnh miền Trung Châu vào đến miền Thanh Nghệ.

Con sông Đà chảy từ Lai Châu, Điện Biên, Sơn La xuống Hòa Bình, Việt Trì là dòng nước chính đưa người Âu Việt xuống cướp phá của cải, nô lệ của người Lạc Việt. Con sông Đà vì thế là con sông lưu giữ nhiều truyền thuyết về thời kỳ nhà nước cổ đại Việt Nam. Do vị trí quan trọng của nó mà ở đây còn truyền lại tới muôn đời sau  truyện tình Lạc Long Quân và Âu Cơ. Tương truyền bà sinh ra ở động Trung Nghĩa ( Xã Trung Nghĩa , huyện Thanh Thủy ngày nay) . Lạc Long Quân một lần tuần du qua đây dã gặp và đưa bà về Phong Châu kết làm chồng vợ. Bà sinh bọc trứng, nở trăm con trai. Năm mươi người con theo bố về khai phá vùng biển, năm mươi người con theo mẹ lên rừng, thuộc Văn Lang, huyện Hạ Hòa , sát Yên Bái thuộc vùng đất của nước Âu Việt. Một người con ở lại lập ra nhà nước Văn Lang, cố đô là thành Phong Châu, Việt Trì.

Đến thời Vua Hùng Duệ Vương thứ 18, ở động Long Xương cũng huyện Thanh Thủy có vợ chồng ông Nguyễn Cao Hành , lấy bà Đinh Thị Đen quê ở động Cao Phong , Hòa Bình sinh ra Nguyễn Tuấn là người tài trí, lớn lên theo Vua Hùng dẹp giặc. Ông là bộ tướng được vua yêu mến gả con gái là Ngọc Hoa làm vợ. Tương truyền Nguyễn Tuấn có bố mẹ là người Việt Mường. Khi sinh lại làm con nuôi bà Ma Thị Thần Nữ. Điều đó nói lên vùng đất này từng ở xen kẽ hai nhóm tộc người Việt Mường và Tày Thái cổ.Truyền thuyết trên càng chứng tỏ địa vực nơi của người Lạc Việt là Hòa Bình và Phú Thọ, miền đất Tây Bắc của người Lạc Việt, giáp với nước Âu Việt ở mạn Sơn La, Yên Bái.

Nguyễn Tuấn sinh ra được mẹ nuôi người Tày là Ma Thị Thần Nữ đưa sang học Tiên ông ở núi Tản Viên. Nguyễn Tuấn được tích hợp văn hóa của cả người Việt Mường và người Tày Thái cổ. Vì thế ông được người việt sau này tôn thờ là tứ bất tử trong thần điện Việt Nam… Nguyễn Tuấn có công khuyên can vua cha nhường ngôi cho Thục Phán để tránh cho người Việt nạn đẩu rơi máu chảy.

Thục Phán lên ngôi xây Loa Thành, lập hòn đá thề trên núi Nghĩa Lĩnh hứa đời đời tôn thờ Vua Hùng làm Quốc tổ và lập miếu Lăng Xương ở động Lăng Xương để thờ thánh mẫu Đinh Thị Đen và Thánh Tản Viên để ghi công đức góp phần vào việc mình được yên vị ngồi trên ngôi vua của nước Âu Lạc. Thực ra làm điều này Thục Phán muốn làm yên dân Lạc Việt ở  buổi đầu không dễ bề thuần phục.

Nạn đầu rơi máu chảy hàng trăm năm, hàng nghìn năm trước đó được nhắc lại rất ít. Ông cha ta đã cố quên đi bi kịch dai dẳng của hai liên minh bộ tộc được coi là cùng tông giống nhà Hùng để hướng căm thù vào kẻ phương Bắc luôn lăm le xâm lấn nước ta. Mối bi kịch của cuộc nội chiến ấy đã được ông cha ta khôn khéo ký thác trong thiên tình sử Sơn Tinh, Thủy Tinh với công chúa Ngọc Hoa. Lâu nay ta được biết chuyện Sơn Tinh Thủy Tinh và các nhân vật lịch sử nhà Hùng, ngoài ra còn ngụ ý về tinh thần chống lũ lụt của ông cha ta. Nhưng thực ra nó còn được ký thác tấn bi kịch lịch sử cổ đại thời chiến tranh giữa nhà Hùng và nhà Thục. Cuộc chiến tranh kéo dài hàng trăm hàng ngàn năm ấy đã làm cho nước mắt của người Việt tràn ngập thành cả con sông Đà huyền thoại. Đó là cơn đau đẻ quặn thắt từ thời tiền sử để sinh ra nhà nước cổ đại đầu tiên trong kho chính sử của nhà nước cổ đại huyền sử.

Dọc sông Đà còn lưu truyền rất nhiều chuyện Sơn Tinh đánh nhau với Thủy Tinh mà chứng tích để lại chính là các mom sông, đầm bãi, gò núi… Sơn Tinh Thủy Tinh chỉ là những hình tượng phúng dụ mà cốt lõi lịch sử gửi gắm lại điều mà cả dân tộc đều muốn nhớ, muốn quên. Hơn nữa tập quán của người Mường khắp nơi đặc biệt là ở Phú Thọ vẫn duy trì tục thờ tô tem, tức là thờ Vật Tổ. Lịch sử nhân loại từng trải qua giai đoạn tạp hôn , mãi đến khi nhận thức được ra rằng ta là con cháu cùng bà mẹ sinh ra. Khi ấy tổ chức xã hội đầu tiên của loài người ra đời. Khoa học gọi đó là giai đoạn xã hội thị tộc tảo kỳ. Ở thời kỳ này con người mới chỉ biết có mẹ, chưa biết có cha. Mà theo quan sát tự nhiên cộng với kinh nghiệm con người cũng đã biết vạn vật sinh ra đều phải có hai yếu tố mà thành. Đó là trời đất, sáng tối, mưa nắng… Sự quần hôn lúc ấy chưa thể coi là yếu tố sinh sản mà chỉ để thỏa mãn bản năng đực cái. Những người cùng dòng máu mẹ không còn được giao hoan với nhau. Thế là các thị tộc trong bộ lạc giao ước với nhau: Đàn ông của thị tộc này sang giao hoan với đàn bà của thị tộc kia. Do chưa nhân thức được vì giao hoan mà sinh sản, con người lại mới chỉ biết mẹ, chưa biết cha là ai, thế là to tem giáo ra đời. Mỗi bộ lạc có một vật tổ riêng. Ngày nay họ Hà người Mường Phú Thọ thờ con cuốc là vật tổ của mình. Họ Đinh Công lại thờ con liếu điếu. Họ Cao thì thờ con Khỉ. Một họ Cao khác lại thờ con Chim Chào mào… Người ta vẽ vật tổ gọi là tờ tranh họ. Khi có người chết tờ tranh họ được để trên chốc quan tài cùng bát cơm quả trứng và cây đũa bông. Khi hạ huyệt lấp đất đền đâu tờ tranh họ được nâng lên theo đến dây. Cuối cùng tranh họ được cắm trên chốc mộ phần. Người ta không giết mổ ăn thịt vật tổ. Khi vật tổ chết chôn cất như người. Nhà giàu xưa còn làm ma con vật tổ như làm ma người. Từ khi đã biết rõ bố mình là người cụ thể nào thì tín ngưỡng tô tem cũng chỉ còn rớt lại ở các tộc người thiểu số. Ngày nay người mường vùng Đất Tổ giải thích vật tổ là con vật đã từng cứu giúp tổ tiên họ thoát chết. Khi giặc lùng sục, Vật tổ đã bay từ bụi rậm ra làm cho giặc tin trong đó không có người lẩn trốn. Việc thờ cúng vật tổ là để tả ơn. Khắp các ngõ ngách của vùng mường đều thờ vật tổ, và giải thích tương tự như trên. Vùng Mường Phú Thọ, Hòa Bình lại ở sát với  người Âu Việt. Người Âu Việt thường xuyên xuống đây cướp phá. Đền khi hai nhà nước Âu Việt và lạc Việt hợp nhất thì giặc không còn được định danh mà nó được ám chỉ như là giặc phương Bắc, phương Tây. Chỉ rõ truyền thuyết về loài tre cụt ngọn ở đỉnh núi Lưỡi Hái huyện Thanh Sơn được truyền lại là do Vua Hùng bẻ làm tên nỏ bắn Thục Đế (Vua của nước Âu Việt). Hoặc truyền thuyết về Thành Hoàng, làng Sơn Vi (Lâm Thao) kể chuyển mộc xanh tướng quân khi hóa đã âm phù bày kể cho Tản Viên Sơn Thánh phải đuổi giặc lên đến Mộc Châu Sơn La mới phá tan được âm mưu của giặc. Đó là  những truyền thuyết hiếm hoi định rõ cuộc chiến tranh cổ đại ấy

Nói về tấn bi khịch lịch sử ấy ông cha ta hoặc đã ký thác trong thiên tình sử Sơn Tinh – Ngọc Hoa, Thủy Tinh và được gửi gắm vào việc thờ vật tổ của người Mường. Việc thờ vật Tổ vừa giữ được tàn tích của tô tem giáo vừa thông báo cho muôn đời sau biết ông cha ta đã từng qua nạn binh đao đầu rơi máu chảy.

Lần lại lịch sử qua tài liệu dân tộc học khảo cổ và văn hóa dân gian sẽ hé lộ rõ ràng hơn về nguồn gốc tộc người ở vùng Đất Tổ của cả nước./.

Nguyễn Hữu Nhàn

Cổng TTĐT tỉnh

Cùng chủ đề

Khai thác tiềm năng du lịch nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp, nông thôn thời gian qua trở thành hướng đi triển vọng, giúp khai thác hiệu quả tiềm năng của vùng nông thôn và mở ra cơ hội chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng bền vững, đa giá trị tại các địa phương trên địa bàn tỉnh Phú Thọ.HTX nông nghiệp Lâm Thao (xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao) canh tác nho theo hướng hữu cơ, đảm bảo an toàn thực phẩm, phục vụ...

Đảm bảo nguồn cung hàng hóa dịp Tết

Đã thành thông lệ, dịp Tết Nguyên đán nhu cầu và sức mua sắm hàng hóa của người dân tăng cao. Nắm bắt nhu cầu thực tế, các sở, ngành của tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để tạo nguồn cung hàng hóa dồi dào, có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm với giá cả ổn định, hợp lý, góp phần làm giảm áp lực về cầu, không để tình trạng găm hàng, tăng...

Đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa

Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” (TDĐKXDĐSVH) trên địa bàn tỉnh đã từng bước khắc họa rõ nét, tác động mạnh mẽ và ảnh hưởng sâu sắc tới mọi mặt đời sống xã hội. Qua đó, thực sự đưa văn hóa trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, thể hiện không khí thi đua sôi nổi, sâu rộng, tạo động lực...

Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù nhẹ, trời rét

Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và đêm trời rét.Hà Nội sáng sớm có sương mù.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 7/1, Bắc Bộ và Thủ đô Hà Nội sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ rải rác, ngày nắng; đêm nhiều mây, có mưa vài nơi; sáng và...

Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2024 ước tăng 8,4% so với năm trước, là mức tăng cao nhất kể từ năm...

(MPI) – Theo Báo cáo số 04/BC-TCTK ngày 06/01/2025 của Tổng cục Thống kê, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất chuẩn bị hàng hóa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cuối năm nên sản xuất công nghiệp quý IV/2024 tiếp tục xu hướng tăng trưởng tích cực, ước tính chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 7,9% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung năm 2024, chỉ số sản xuất ngành...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Tân Sơn (Phú Thọ) tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục, bảo vệ trẻ em

Vừa qua, Hội LHPN huyện Tân Sơn phối hợp với huyện Đoàn, Hội Đồng đội, Công an huyện Tân Sơn tổ chức chiến dịch truyền thông giáo dục, bảo vệ trẻ em và Khai mạc Hè năm 2024. Bà Định Thị Thu Hiền, Chủ tịch Hội LHPN huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ và các em thiếu nhi Hướng ứng Tháng hành động vì trẻ em năm 2024 với chủ đề: "Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ...

6 tháng, doanh thu từ du lịch ước đạt 2.697 tỷ đồng

Theo báo cáo của Sở VHTT&DL, doanh thu từ du lịch trên địa bàn tỉnh 6 tháng đầu năm ước đạt 2.697 tỷ đồng, ước tăng 13% so cùng kỳ. Đoàn presstrip “về với cội nguồn dân tộc” trải nghiệm Tour đêm Đền Hùng. Cụ thể, hoạt động du lịch 6 tháng đầu năm trên địa bàn tỉnh có sự tăng trưởng mạnh mẽ, tích cực, nhiều khởi sắc. Trong 6 tháng, Sở VHTT&DL đã hướng dẫn các địa phương triển...

56 tác phẩm xuất sắc được trao giải Báo chí tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV

Ngày 17/6, Hội Nhà báo tỉnh Phú Thọ phối hợp với Hội đồng Giải báo chí tỉnh tổ chức trao Giải báo chí tỉnh Phú Thọ lần thứ XIV, Giải báo chí về công tác xây dựng Đảng năm 2024 và gặp mặt kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam. 03.06.2024 Trailer Giải Báo chí toàn quốc “Vì sự nghiệp phát triển Văn hóa, Thể thao và Du lịch” lần thứ Hai 23.05.2024 Công bố thể lệ...

Dấu tích nguồn cội ở Sơn Vi

Nằm cách Đền Hùng không xa, Làng Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao) là một trong những làng thuộc Kinh đô Văn Lang xưa. Những trầm tích, dấu ấn lịch sử xen lẫn với những câu chuyện truyền thuyết được lưu truyền từ xa xưa vẫn được người dân nơi đây lưu giữ, bảo tồn như minh chứng sống động cho nền văn hóa Sơn Vi - nơi được các nhà khảo cổ, nhà khoa học tìm...

Dẻo thơm bánh sắn Phong Châu

Đến với huyện Phù Ninh không thể không nhắc đến bánh sắn Phong Châu, sản phẩm được chứng nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao năm 2024 của tỉnh.

Tăng cường trải nghiệm Hát Xoan cho học sinh

Thời gian qua, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh tổ chức cho học sinh tham quan, giao lưu, trải nghiệm Hát Xoan tại các phường Xoan cổ. Qua đó, giáo dục các em về việc bảo vệ, giữ gìn và phát huy di sản văn hóa Hát Xoan. Cùng với Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Hát Xoan đã được biên soạn và đưa vào chương trình Giáo dục địa phương của tỉnh Phú Thọ, theo...

Chung kết môn bóng rổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X

Sáng 13/5, chung kết bóng rổ khối THCS trong khuôn khổ Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X - Khu vực I đã được tổ chức tại Nhà đa năng Trường THPT Kỹ thuật Việt Trì. BTC trao huy chương cho các VĐV đoạt giải tại nội dung nữ. Trận đấu diễn ra giữa đội Bắc Giang và Điện Biên ở nội dung nam, Phú Thọ và Bắc Giang ở nội dung nữ. Các VĐV thi đấu theo thể...

Lấy ý kiến tham gia dự án Luật Di sản văn hóa

Ngày 14/5, Đoàn ĐBQH tỉnh phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hội nghị lấy ý kiến tham gia vào dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). Đồng chí Nguyễn Thành Nam - TUV, Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh chủ trì hội nghị. Phó Trưởng Đoàn chuyên trách Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Thành Nam chủ trì hội nghị Luật Di sản văn hóa được Quốc hội khóa X thông qua...

Nâng cao hiệu quả trồng, chế biến chè

Với diện tích trên 14.000ha, cây chè có vai trò quan trọng trong phát triển nông nghiệp và công nghiệp chế biến của tỉnh. Để nâng cao giá trị và phát triển bền vững, cây chè đang từng bước được nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả từ chế biến. Sản xuất chè phục vụ xuất khẩu tại Công ty TNHH đầu tư và phát triển trà UT, xã Vân Lĩnh, huyện Thanh Ba. Thời gian qua, ứng dụng khoa...

Tin nổi bật

Tin mới nhất