Powered by Techcity

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn


Đó là Mí Lát ở buôn Chung, xã Ea Bar, huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên. Mặc dù đã trải qua gần 70 mùa rẫy, nhưng tiếng sáo của bà vẫn dặt dìu mỗi khi được cất lên, nhất là vào dịp lễ hội hay những lúc lên rẫy.

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn

Mí Lát (thứ hai từ phải qua) tham gia biểu diễn tại một chương trình nghệ thuật của huyện.

Trước nguy cơ văn hóa truyền thống của dân tộc bị mai một do sự thờ ơ của lớp trẻ, Mí Lát luôn cố gắng giữ gìn và mong muốn những giá trị văn hóa truyền thống nói chung, loại nhạc cụ của đồng bào DTTS này nói riêng được lưu giữ, phát triển cho mai sau, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người dân bản địa.

Tiếng lòng giữa đại ngàn

Đinh tút là một loại sáo được làm bằng ống nứa hoặc trúc khi thổi phát ra âm thanh. Mỗi khi tiếng sáo đinh tút thổi lên hòa cùng tiếng trống và cồng chiêng, âm thanh ấy lan tỏa, bay bổng trên các triền đồi tạo nên một không gian huyền ảo.

Mỗi khi có khách đến thăm và hỏi về đinh tút, Mí Lát vui lắm. Tại chương trình giao lưu nghệ thuật văn hóa cồng chiêng, dân ca, nhạc cụ dân tộc và ra mắt đội văn nghệ truyền thống buôn Lê Diêm (huyện Sông Hinh), bà nhiệt tình trả lời mọi thắc mắc và nhu cầu cần biết của khách về nhạc cụ này.

“Giữa đại ngàn, khi tiếng đinh tút vang lên sẽ xua tan những nỗi buồn. Tiếng đinh tút lúc nhẹ nhàng, trầm lắng, lúc thánh thót như thôi thúc mời gọi mọi người tạm gác mọi lo toan của cuộc sống đời thường để cầu mong an lành, hạnh phúc, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và no đủ, mọi người thương yêu và đùm bọc nhau”, Mí Lát tâm đắc.

Mí Lát đã trải qua 67 mùa rẫy, nhưng mỗi khi bà thổi đinh tút, âm thanh phát ra từ loại nhạc cụ truyền thống này còn rất trong trẻo, giai điệu ngọt ngào được nhiều người yêu thích, nhất là khi âm thanh này hòa cùng tiếng cồng chiêng. Theo Mí Lát, càng thổi lâu thì âm thanh của đinh tút càng cao vút, vọng vang, len vào trong từng tầng cây, hốc đá làm cho không khí lao động thêm hăng say.

“Tôi thấy lo nếu như một ngày mình như chiếc là vàng trước gió, nhất là khi cái tai không còn thính, cái giọng không còn trong mà bọn trẻ không chịu kế thừa, không chịu theo học để giữ âm thanh của đại ngàn. Bây giờ còn giữ được thì mình cứ giữ và khuyến khích lớp trẻ học được bao nhiêu thì mừng bấy nhiêu”, Mí Lát trải lòng.

Ông Ksor Y Lêng, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Sông Hinh cho biết: Trong đồng bào dân tộc Ê Đê ở Sông Hinh, những người có thể thổi đinh tút như Mí Lát rất hiếm, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Do đó, địa phương rất trân quý và luôn động viên bà nỗ lực lưu giữ, truyền dạy cho thế hệ trẻ.

Trước những nguy cơ mai một, ngành Văn hóa huyện đã tuyên truyền, vận động già làng, người có uy tín, các nghệ nhân, người trực tiếp nắm giữ, thực hành di sản văn hóa phi vật thể dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc truyền thống và thanh thiếu niên tham gia vào các CLB, đội văn nghệ truyền thống của từng xã.

Phòng VH-TT cũng đã tổ chức nhiều lớp bồi dưỡng kiến thức nhằm nâng cao nhận thức cho người dân về công tác khôi phục, bảo tồn, gìn giữ và phát huy các di sản văn hóa phi vật thể; truyền dạy các loại nhạc cụ dân tộc mới có cải tiến và truyền dạy kỹ năng dàn dựng tổ chức các chương trình văn nghệ truyền thống.

Theo ông Nay Y Blung, Bí thư Huyện ủy Sông Hinh, bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; nâng cao chất lượng, hiệu quả sáng tạo các giá trị văn hóa mới và phát huy vai trò chủ thể sáng tạo, chủ thể thụ hưởng văn hóa là Nhân dân, là những nhiệm vụ trọng tâm mà Huyện ủy, UBND huyện đang triển khai thực hiện.

Đặc biệt, những người tâm huyết với các loại nhạc cụ dân tộc như Mí Lát giúp cho công tác xây dựng, thành lập các đội văn nghệ truyền thống và CLB sinh hoạt văn hóa, dân gian thuộc nhà văn hóa – khu thể thao thôn, buôn trên địa bàn huyện ngày càng được nhân rộng và tăng cơ hội lưu giữ những vốn quý của cha ông để lại.

Người uy tín của buôn làng

Không chỉ tích cực gìn giữ và truyền lửa đam mê nhạc cụ dân tộc cho lớp trẻ, Mí Lát còn tích cực tuyên truyền, vận động người dân trong buôn phát triển sản xuất, vươn lên xóa đói giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh, thay đổi nếp nghĩ, cách làm, xóa bỏ các hủ tục, xây dựng khu dân cư lành mạnh. Bằng uy tín của mình, Mí Lát đã vận động, thuyết phục nhiều người trong buôn như Mí Nhét, Mí Hùng… làm theo những điều hay lẽ phải để có cuộc sống tốt hơn.

Người phụ nữ thổi đinh tút nơi đại ngàn

Mí Lát (thứ ba từ phải qua) truyền dạy cách thổi đinh tút cho nữ thanh niên của xã Ea Bar, huyện Sông Hinh.

Mí Nhét xúc động kể: Gia đình đã nghèo nhưng chồng tôi không chịu và cũng không cho thực hiện các biện pháp tránh thai nên chưa đến 40 tuổi, tôi đã sinh 11 đứa con. Khi biết vợ chồng tôi có ý định sinh đứa con thứ 12, Mí Lát đã đến tận nhà khuyên giải, vận động. Mí nói không được sinh nữa, nếu cứ sinh mà không có điều kiện nuôi con thì cái nghèo nó cứ theo mãi. Vợ chồng tôi nghe theo và được mí hướng dẫn cách vay vốn, mượn vốn làm ăn, phát triển kinh tế gia đình.

Câu chuyện của Mí Hùng còn bi đát hơn, khi đứa con trai của bà nghe theo lời xúi giục của kẻ xấu, chơi cá độ, gây nợ nần hàng trăm triệu đồng, lại còn châm lửa đốt nhà vì Mí Hùng không chịu đưa tiền cho con tiêu xài. Trước tình cảnh đó, Mí Lát là người đứng ra cưu mang Mí Hùng. “Trong lúc tôi gặp khó khăn, Mí Lát vẫn luôn bên cạnh hỗ trợ, cưu mang. Nhờ đó mà tôi vượt qua nỗi sợ hãi, tiếp tục gầy dựng cuộc sống, phát triển kinh tế gia đình”, Mí Hùng bày tỏ.

Bà Hờ Hoan, công chức Văn hóa – Xã hội xã Ea Bar cho biết: Các già làng, người có uy tín như Mí Lát giữ vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực công tác của địa phương, nhất là công tác giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Họ luôn nỗ lực tuyên truyền, vận động bà con dòng họ nơi mình sinh sống thực hiện đúng các quy định của pháp luật.

Với lối sống giản dị gần gũi, giàu kinh nghiệm trong cuộc sống và mong muốn được cống hiến cho xã hội, Mí Lát ban ngày đi rẫy kết hợp vận động bà con trong buôn phát triển kinh tế, vươn lên xóa đói giảm nghèo, thực hiện nếp sống văn minh. Ban đêm hay những ngày nông nhàn, hết mùa rẫy, bà vận động mọi người cùng luyện tập văn nghệ, tập thổi đinh tút cho các cháu thanh thiếu niên.

“Các CLB, đội văn nghệ và những nghệ nhân không những giúp bảo tồn, giữ gìn, phổ biến, trao truyền và phát huy những giá trị đặc sắc về dân ca, dân vũ, nhạc cụ truyền thống của đồng bào DTTS ở huyện Sông Hinh mà còn tạo ra một sản phẩm du lịch đặc trưng phục vụ khách du lịch đến tham quan, trải nghiệm và đáp ứng nhu cầu thụ hưởng văn hóa, nâng cao đời sống tinh thần của người dân địa phương. Những người như Mí Lát chính là cầu nối trong các hoạt động văn hóa và phát triển kinh tế của Sông Hinh”, Phó Trưởng phòng VH-TT huyện Sông Hinh Ksor Y Lêng cho biết thêm.

TK (Theo baophuyen.vn)



Nguồn: https://baophutho.vn/nguoi-phu-nu-thoi-dinh-tut-noi-dai-ngan-222182.htm

Cùng chủ đề

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Độc đáo bản sắc người Dao

Đồng bào dân tộc Dao huyện Yên Lập chiếm hơn 5% dân số toàn huyện, trong đó chủ yếu là nhóm Dao Quần Chẹt sinh sống quần cư thành các thôn, bản ở các xã: Xuân Thủy, Nga Hoàng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương, Thượng Long... Đồng bào Dao nơi đây có kho tàng văn hóa rất đa dạng, phong phú, có tiếng nói, chữ viết riêng, có các nghi lễ độc đáo, mang đậm bản...

Hương Tết cổ truyền trong bánh chưng Hưng Hoá

Mỗi độ Tết về, các gia đình làm nghề gói bánh chưng truyền thống ở thị trấn Hưng Hoá, huyện Tam Nông lại tất bật với gạo nếp, lá dong, đỗ xanh, thịt lợn và đỏ lửa xuyên đêm để phục vụ người dân khắp nơi ăn Tết. Với bí quyết gia truyền, nghề làm bánh chưng, bánh giầy huyện Tam Nông đã vinh dự được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chứng nhận đưa vào danh...

Hướng tới phát triển du lịch cộng đồng ở Mỹ Lung

Xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập có tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng gắn với các phong tục tập quán của bà con dân tộc thiểu số. Qua đó, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, nâng cao đời sống cho người dân.Các giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn và phát huy ở Mỹ LungVề Mỹ Lung những ngày cuối năm chuẩn bị đón Tết...

Cùng tác giả

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Tăng cường quản lý giá, ổn định thị trường sau Tết và năm 2025

Sau Tết và cả năm 2025, Cục Quản lý giá sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú trọng bảo đảm cân đối cung cầu hàng hóa, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.Khách chọn mua trái cây tại siêu thị Aeon Long Biên, Hà Nội. (Ảnh: Trần Việt/TTXVN)Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính) cho biết sau Tết và cả năm 2025 sẽ tiếp tục tăng cường quản lý, điều hành giá; chú...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Cùng chuyên mục

Ngày 1/2, Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng và đêm trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 1/2, khu vực Bắc Bộ trời nhiều mây, có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét.Ở khu vực Hà Nội, nhiều mây, sáng sớm và đêm có mưa nhỏ, mưa phùn và sương mù rải rác, trưa chiều giảm mây trời nắng. Gió nhẹ. Sáng và đêm trời rét. Nhiệt độ...

Thị trấn Lâm Thao khai mạc lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025

Sáng 31/1 (tức mùng 3 Tết), thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao tổ chức khai mạc Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 với nhiều hoạt động văn hóa phong phú.Lễ hội Xuân năm Ất Tỵ 2025 là nét đẹp văn hóa truyền thống được thị trấn Lâm Thao tổ chức thường niên mỗi dịp Tết đến, Xuân về. Thông qua các hoạt động lễ hội góp phần giáo dục truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”, gìn giữ,...

Vui Tết Mường

Vui Xuân, đón Tết là nét đẹp văn hóa lâu đời của người Việt. Ở mỗi dân tộc, tuy phong tục, nghi thức đón Tết có khác nhau nhưng đều chung một niềm vui, mong ước năm mới ấm no, bình an, hạnh phúc và thịnh vượng. Tết năm mới của người Mường (huyện Tân Sơn) cũng vậy - một nét đẹp văn hóa có từ ngàn xưa thể hiện tính nhân văn, bản sắc cộng đồng. Không chỉ...

Cả nước nắng đẹp, thuận lợi du xuân

Miền Bắc và Bắc Trung Bộ duy trì rét về đêm và sáng sớm nhưng ban ngày trời có nắng, nền nhiệt độ tăng dần, trong khi Tây Nguyên và Nam Bộ tiếp tục trạng thái ngày nắng, đêm không mưa.Các bạn trẻ du Xuân sớm tại chợ hoa Xuân, Quảng trường 10/3, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 31/1 (mùng 3 Tết),...

Bắc Bộ tăng nhiệt nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại

Ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất từ 13-16 độ C, vùng núi có nơi dưới 11 độ C.Người dân Hà Nội đi lễ đầu năm tại chùa Trấn Quốc. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 30/1 (mùng 2 Tết), Bắc Bộ tăng nhiệt nhẹ nhưng vẫn duy trì rét đậm, rét hại.Nam Bộ sáng sớm và đêm...

An cư cho người vùng lũ

Chúng tôi về xã Khả Cửu, huyện Thanh Sơn vào những ngày miền Bắc đón không khí lạnh đầu tiên của mùa Đông. Đất trời miền sơn cước dường như rét sâu, rét ngọt hơn vùng ngoài. Từng cơn gió lạnh lùa qua những tán rừng, miên man trên suối Dân len lỏi qua những lớp áo dày. Chỉ tay về khu đất trống trước mặt, anh Bùi Ngọc Hà- Chủ tịch UBND xã bảo, sắp tới đây sẽ...

Nắng ấm bản Mông (29/1)

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nắng ấm bản Mông 

Mặt trời nhô qua mỏm núi, nắng vàng tô điểm những cánh rừng trên núi Đát Hóp, núi Tổng Nhất như những cánh cung ôm lấy bản người Mông nơi đầu nguồn Khe Nhồi, xã Trung Sơn, huyện Yên Lập. Hai bên đường, những cành hoa mận, hoa đào đang đâm chồi, nẩy lộc, thấp thoáng tà váy xếp ly rung rinh như những cánh bướm muôn màu theo nhịp bước chân người phụ nữ Mông xuống chợ chuẩn...

Nuôi lợn đất – nét đẹp đầu Xuân

Những chú lợn đất xinh xắn, đầy màu sắc không chỉ là người bạn thân thiết với tuổi thơ mà còn là niềm ao ước của trẻ em khi Tết đến, Xuân về. Không đơn thuần là món đồ để cất giữ tiền tiết kiệm, lợn đất còn mang giá trị tinh thần, trở thành món quà truyền thống mà nhiều bậc cha mẹ thường tặng cho con trẻ trong dịp đầu năm mới thể hiện sự quan tâm,...

Lưu giữ khoảnh khắc Xuân

Mùa Xuân - thời gian chuyển giao của đất trời và vạn vật với muôn hoa bung sắc trên khắp các nẻo đường, với thiên nhiên, con người, những lễ hội tươi vui, căng tràn sức sống... luôn là đề tài thu hút, thổi bừng khát khao sáng tạo của người nghệ sĩ, đặc biệt là các nhiếp ảnh gia. Với những “tay máy” tài hoa ấy, mùa Xuân chính là mùa dành cho nghệ thuật.Mùa Xuân rực rỡ,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất