Powered by Techcity

Người La Chí giữ nghề dệt


Người La Chí là một trong những dân tộc có truyền thống tự làm trang phục từ khâu trồng bông, dệt vải cho đến may, thêu. Trang phục của người La Chí giản dị, nhưng mang bên trong đó cả một kho tàng văn hóa, tri thức dân gian. Tuy nhiên, với sự phát triển mạnh mẽ của thời kỳ công nghiệp hiện đại, những bộ trang phục đang dần mai một, và người La Chí cũng đang khá vất vả để giữ gìn và truyền nghề cho các thế hệ sau.

Kỳ công nghề trồng bông dệt vải

Xã Nậm Khánh, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai là một trong những địa bàn cư trú của người dân tộc La Chí. Có thể thấy ở nhiều nếp nhà sàn, những vuông vải lanh vừa nhuộm xong đang phơi bay phất phới. Đây cũng là nơi mà nhiều người La Chí còn giữ thói quen mặc trang phục dân tộc trong các hoạt động, sinh hoạt thường ngày.

Người La Chí giữ nghề dệt

Bà Vàng Thị Mia bên khung cửi kéo sợi bông.

Bà Vàng Thị Mia là một trong những người hiếm hoi nắm được thuần thục kỹ thuật dệt vải, may áo truyền thống của dân tộc La Chí. Năm 2020, ở tuổi 80, bà vẫn cặm cụi ngồi bên khung cửi, cần mẫn kéo thoi dệt vải. Bà bảo, bây giờ thanh niên chỉ thích mặc đồ hiện đại, quần jean áo phông, ở bản bây giờ chỉ người lớn tuổi mới giữ gìn, mặc trang phục truyền thống. Vì thế cho nên bà cố gắng giữ công việc dệt vải, may áo hằng ngày, để người trẻ có thể nhìn thấy, có thể hiểu và đến lúc sẽ quay trở lại yêu thích mặc những bộ trang phục truyền thống.

Theo bà Vàng Thị Mia, trồng bông, dệt vải, may quần áo là một trong những tiêu chuẩn cần phải có đối với người phụ nữ La Chí trong cộng đồng. Từ xa xưa, người phụ nữ luôn gắn bó mật thiết với việc trồng bông, dệt vải, may vá thêu thùa. Trồng bông dệt vải là thói quen, là một phần trong cuộc sống của người La Chí.

Sống trên núi cao, đất canh tác không có nhiều, ít nước, người La Chí trồng bông xen giữa những thửa ruộng bậc thang. Cây bông có thể sinh trưởng tốt trong điều kiện khắc nghiệt mà không phải mất quá nhiều công sức chăm sóc, chỉ phải đi nhặt cỏ. Tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, người La Chí vẫn dành những thửa ruộng tốt nhất cho việc trồng bông. Đặc điểm của việc trồng bông là phải để cho đất nghỉ một vụ, năm nay trồng bông chỗ này thì vụ năm sau phải thay đổi chỗ đất khác, nếu không cây sẽ không cho năng suất cao.

Người La Chí giữ nghề dệt

Quả bông vải khi thu hoạch.

Cây bông mỗi năm chỉ trồng 1 vụ. Hằng năm, bông được gieo hạt, trồng vào đầu tháng 5. Đến khoảng tháng 9, tháng 10, bông nở trắng ruộng, cùng thời điểm với vụ thu hoạch lúa, cho nên vào thời gian này trong năm, các gia đình La Chí thường phải huy động toàn bộ nhân lực ra ruộng hái bông rồi gặt lúa. Thời gian này trời nhiều nắng, người La Chí cũng tranh thủ phơi bông cho khô, lựa chọn và phân loại bông. Những bông màu úa vàng là do hạt bị úng hoặc thối, dễ làm đứt khi kéo sợi.

Ban ngày đi làm nương, buổi tối, người phụ nữ La Chí tranh thủ tách hạt bông, rồi se sợi, quay sợi rồi mới dệt thành vải. Người La Chí cũng sáng tạo ra chiếc máy tách hạt bông thô sơ, bằng gỗ nghiến hoặc các loại gỗ cứng, làm trên nguyên lý tay quay hai thanh gỗ tròn ép vào nhau, phần bông mềm mịn được ép đi qua một bên, phần hạt sẽ rơi lại bên này.

Công việc trồng bông dệt vải gắn liền với người phụ nữ La Chí, nhưng người đàn ông La Chí cũng tham gia vào một số công đoạn để giúp đỡ mẹ, vợ mình, như tra hạt, làm cỏ, tách hạt bông…

Sau khi bông được tách hạt, người La Chí sẽ dùng dụng cụ bật bông, hay còn gọi là cung bông để bật (bắn) cho bông tơi ra và loại bỏ bụi bẩn trong bông. Để bông không bay tung lên khắp nhà, họ dùng vải màn mỏng chăng chung quanh khu vực bật bông. Sau đó bông được lăn thành từng thoi bông nhỏ và dài để tiện cho việc kéo sợi.

Người La Chí giữ nghề dệt

Công việc kéo sợi đòi hỏi sự khéo léo, uyển chuyển của người phụ nữ.

Công đoạn kéo sợi là khó nhất và đòi hỏi sự khéo léo, mềm mại của người phụ nữ. Phải dùng xa kéo thật đều và uyển chuyển để làm sao sợi chỉ dài, không đứt đoạn, đều nhau, sau đó cuộn thành từng cuộn sợi, đem đi luộc, phơi rồi mới dệt thành vải. Xa kéo sợi gồm guồng se sợi và quay tơ. Sợi sau khi se xong quấn thành những guồng sợi thì được đem đi hồ bằng nước cháo hoặc kê trước khi đưa lên bàn phơi. Phơi khô sợi xong lại quấn thành những thoi sợi đem đi giăng.

Công đoạn giăng sợi cũng khá thú vị. Một dàn thoi sợi được kéo đi chăng qua các khung giăng sợi đóng sẵn trong sân, cứ thế thảm sợi ngang mắc qua thảm sợi dọc, có tầng trên và tầng dưới. Việc đan sợi ngang qua mặt thảm sợi dọc để tạo mặt vải được tạo ra ở tầng trên trong quá trình giăng sợi. Sợi giăng xong được gài vào khung dệt phù hợp để tạo ra các khổ vải hợp với nhu cầu sử dụng. Khi dệt vải, chân và tay phải phối hợp nhịp nhàng để không bị rối sợi.

Trang phục của người La Chí có màu chàm là màu chủ đạo. Người La Chí quan niệm, trang phục làm từ vải bông tự dệt và tự nhuộm màu chàm mới cho thấy được vẻ đẹp và sự khéo léo của người phụ nữ La Chí.

Người La Chí giữ nghề dệt

Những tấm vải được phơi khô sau khi nhuộm.

Tấm vải sau khi dệt xong phải được nhuộm ít nhất 5 lần, sau mỗi lần nhuộm đều phải đem phơi khô rồi mới nhuộm tiếp để màu thấm đều trên vải và vải lên được đúng màu.

Để hoàn thiện một bộ trang phục truyền thống phải trải qua 13 công đoạn, trong đó công đoạn nhuộm chàm chiếm nhiều thời gian nhất. Toàn bộ quá trình đều được làm thủ công cùng những công cụ thô sơ. Thông thường, để tạo ra một bộ quần áo, người phụ nữ La Chí phải làm liên tục trong nhiều tháng mới có thể hoàn thành.

Người La Chí giữ nghề dệt

Ngày nay, các cô bé La Chí không còn bắt buộc phải biết dệt vải, may quần áo.

Các bé gái người La Chí từ 7, 8 tuổi đã được mẹ dạy cho những công đoạn đầu tiên của nghề dệt vải. Đến mùa, các bé được theo mẹ lên nương để trồng bông, rồi được các mẹ, các chị dạy tỉ mỉ từng đường kim, mũi chỉ để sau này có thể tự dệt vải, thêu thùa và may những bộ trang phục cho riêng mình. Đây cũng là cách để các thế hệ người La Chí lưu giữ được nghề dệt truyền thống của dân tộc.

Đặc sắc trang phục La Chí

Trang phục của người La Chí không sặc sỡ, cầu kỳ. Đàn ông La Chí mặc áo năm thân dài ngang bắp chân, quần lá tọa, đầu quấn khăn. Phần tay áo của nam giới thường rộng hơn tay áo của nữ.

Phụ nữ La Chí mặc áo dài tứ thân xẻ giữa, trên yếm và cổ áo được thêu hoa văn tạo nên sự mềm mại trong trang phục của phái nữ, có dây thắt lưng, yếm, đội khăn dài, váy, quấn xà cạp. Họ làm đẹp bằng những trang sức nhỏ như hoa tai, vòng tay và ưa dùng khăn đội đầu dài gần 3 mét. Vào dịp tết, lễ, phụ nữ La Chí mặc ba chiếc áo dài lồng vào nhau.

Trang phục của nữ được thiết kế theo kiểu áo dài bốn thân. Phần thân áo được cắt dài quá gót chân tạo hình khối mềm mại. Hai vạt áo trước được xẻ hai bên hông kéo dài đến gần phần eo. Khi mặc áo dài người La Chí thường vấn hai tà áo sau cuốn quanh vòng eo. Còn hai tà áo trước được gấp lại từ 10 – 30 cm, sau đó dùng thắt lưng buộc cố định lại tạo thành một dải trang trí phía trước.

Phụ nữ La Chí thường mặc loại váy cộc, được may theo kiểu váy ống, không có cạp. Phần trên của váy được chiết gọn nhỏ, còn phần chân váy hơi loe ra. Khi mặc họ dùng dây lưng buộc cố định cạp váy với phần eo. Với cách tạo dáng trên, bộ trang phục của nữ giới được cắt thụng tạo sự thoải mái cho người mặc, đồng thời tôn thêm sự khỏe khoắn của người phụ nữ.

Trên trang phục của phụ nữ người La Chí không trang trí nhiều hoa tiết hoa văn như người Mông, Dao mà chỉ được trang trí một số mảng hoa văn đơn giản trên cổ áo, trên yếm. Hoa văn gồm các mẫu hoa văn hình học, hoa văn hình hoa bông cùng với các đường viền, điểm chấm.

Thầy cúng mỗi khi hành lễ có y phục riêng. Ðó là bộ quần áo thụng, dài quá mắt cá chân, xẻ giữa, có thắt lưng bằng vải, đầu đội mũ vải rộng, có quai. Trong một số nghi lễ, người hành lễ đeo một miếng da trâu khô hoặc đội nón.

Tuy không cầu kỳ, trong các sản phẩm dệt như váy, áo, khăn, yếm của người La Chí được coi là đạt tới trình độ kỹ thuật khá cao, nhất là trong bố cục và tạo dáng hoa văn trên các viền áo, yếm…

Giữ nghề trước nguy cơ mai một

Trong mỗi nếp nhà sàn của người La Chí ở Bắc Hà hầu như đều có một chiếc khung cửi bằng gỗ để dệt vải. Tại đây, những người phụ nữ La Chí từ nhỏ đều được dạy cách để tự làm nên trang phục cho bản thân và gia đình. Công việc này cũng là tiêu chí đánh giá sự khéo léo và chăm chỉ của người phụ nữ trong cộng đồng. Từ thế hệ này sang thế hệ khác, người La Chí vẫn tự trồng bông, dệt vải, sử dụng sợi bông làm ra những bộ trang phục cho cả gia đình. Điều này đã tạo nên bản sắc riêng của cộng đồng người La Chí, và cũng góp phần giúp người La Chí gìn giữ những di sản cha ông để lại.

Người La Chí giữ nghề dệt

Trang phục của phụ nữ La Chí.

Tuy nhiên, sự phát triển của cuộc sống hiện đại cũng như sự tiện dụng đã khiến cho nhiều thanh niên La Chí hiện nay lựa chọn trang phục hiện đại thay cho trang phục truyền thống. Cháu họ của bà Vàng Thị Mia ở Nậm Khánh cho hay, với những công việc phải di chuyển nhiều như lên nương, làm cỏ, trồng trọt, đặc biệt là khi di chuyển bằng xe máy, trang phục hiện đại phù hợp, dễ mua và dễ sử dụng hơn. Thêm vào đó, thanh niên La Chí cũng muốn bắt kịp những xu hướng mới mẻ, hiện đại trong trang phục. Bà Vàng Thị Mia gần như là người duy nhất trong bản nắm được toàn bộ kỹ thuật dệt, nhuộm, may trang phục trong tất cả các công đoạn.

Đó là lý do mà ngày nay không nhiều người La Chí không lựa chọn trang phục truyền thống trong sinh hoạt thường ngày. Nhiều phụ nữ La Chí không còn biết trồng bông, dệt vải, may quần áo như các thế hệ trước. Chính vì thế, để tránh nguy cơ mai một nghề dệt và làm trang phục truyền thống của người La Chí, năm 2022, tỉnh Lào Cai đã xây dựng chương trình khôi phục khôi phục và gìn giữ nghề thổ cẩm của đồng bào La Chí. Theo đó, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai cùng các đoàn thể địa phương tuyên truyền cho người dân hiểu rõ mục đích, ý nghĩa của chương trình. Khi người dân đã hiểu, các cán bộ của Sở cùng phụ nữ địa phương thành lập các nhóm bảo tồn, đào tạo phụ nữ trẻ cách se sợi, dệt vải, may thêu, từ đó tạo ra không chỉ các trang phục may mặc thông thường mà còn có cả các sản phẩm trang trí, lưu niệm… phục vụ du lịch.

Người La Chí giữ nghề dệt

Một phụ nữ La Chí chọn mua vải ở chợ.

Bắc Hà là một trong những điểm đến được yêu thích ở khu vực Tây Bắc với những nét văn hóa đặc sắc của các dân tộc vùng cao. Với nghề dệt của người La Chí, nếu như bảo tồn, giữ gìn và khai thác tốt, hoàn toàn có thể tạo ra những giá trị gắn với phát triển du lịch hiệu quả.

Từ nhiều thế hệ nay, nghề dệt và may trang phục gắn liền với đời sống đồng bào La Chí, điều đó cũng góp phần làm nên bản sắc văn hóa của người La Chí. Việc giúp người La Chí có sinh kế từ việc dệt, may trang phục này sẽ giúp cho người La Chí gìn giữ và bảo tồn bản sắc văn hóa độc đáo của mình.

Tuyết Loan/Báo Nhân Dân



Nguồn: https://baophutho.vn/nguoi-la-chi-giu-nghe-det-218186.htm

Cùng chủ đề

Trưởng khu tận tâm, gương mẫu, trách nhiệm

Cởi mở, luôn hết mình với mọi người và công việc chung là những lời nhận xét của người dân địa phương khi nói về đồng chí Nguyễn Quang Hòa – Trưởng khu Đa Nghệ, xã Thắng Sơn, huyện Thanh Sơn. Đồng chí Hòa đã góp phần thúc đẩy các phong trào thi đua, huy động xã hội hóa và chuyển đổi số trong cộng đồng ở địa phương.Đồng chí trưởng khu Nguyễn Quang Hòa (bên trái) luôn hết...

Bí thư chi bộ tận tâm với đồng bào dân tộc thiểu số

Hơn 5 năm giữ vai trò là Bí thư chi bộ, khu Đồng Dân, xã Đồng Thịnh, huyện Yên Lập, đồng chí Hà Tiến Thưởng, sinh năm 1958, người dân tộc Mường, luôn tận tâm trong công việc, hoàn thành tốt nhiệm vụ, trở thành người có uy tín, được người dân tin tưởng, quý mến.Bí thư chi bộ Hà Tiến Thưởng (bên phải) vận động người dân giải phóng mặt bằng, cây cối để làm nhà mái vòm...

Hơn nửa thập kỷ “giữ lửa” nghề đan chũm bắt cá

Quay trở về thế kỷ trước, làng Lời (xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao)-một ngôi nằm dọc ven sông Hồng hiền hòa, thơ mộng, quanh năm đỏ nặng phù sa. Ở nơi đây, người dân thuần nông chỉ trồng lúa, khoai và những vụ ngô bên bãi sông, nghề phụ chỉ có đánh gai, đan chũm, lưới kéo cá.Dù trải qua bao thăng trầm, người dân làng Lời thuộc xã Vĩnh Lại, huyện Lâm Thao vẫn luôn âm thầm...

Khôi phục sản xuất thủy sản

Xác định nghề nuôi trồng thủy sản, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, từng bước tạo ra vùng sản xuất hàng hóa, huyện Đoan Hùng tập trung hướng dẫn người dân thực hiện các biện pháp xử lý môi trường vùng nuôi, tu bổ lại diện tích ao, hồ, đầm, lồng bè bị thiệt hại sau ảnh hưởng của cơn bão số 3 và hoàn lưu bão, tiếp tục bước vào vụ nuôi...

Sáng kiến từ đồng ruộng

Không phải là những kỹ sư, song với niềm đam mê sáng tạo và khát vọng vươn lên, họ đã trở thành những nhà sáng chế thực thụ. Các sản phẩm do họ chế tạo được ứng dụng rộng rãi, mang lại lợi ích lớn cho cộng đồng. Đặc biệt, mọi sáng tạo của họ đều bắt nguồn trên chính đồng ruộng và công việc “một nắng hai sương” mà họ từng trải qua hoặc gắn bó mỗi ngày....

Cùng tác giả

Đồng hành trong công tác giảm nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Ba đã cho hơn 37.009 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn, trong đó có 12.167 lượt hộ nghèo, 6.129 lượt hộ cận nghèo, 2.178 lượt hộ mới thoát...

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Tuổi trẻ Nghệ An với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới

TPO – Tại diễn đàn “Tuổi trẻ với nhiệm vụ chấn hưng văn hóa trong thời kỳ mới”, hơn 1.000 học sinh Nghệ An được thực hành các nghề thủ công như làm nồi đất, dệt tơ tằm, làm bánh ngũ sắc hay vui với các làn điệu dân ca, múa sạp, trò chơi dân gian… 14/11/2024 | 20:31 ...

Nhất trí phương án sắp xếp đơn vị hành chính của Hà Nội, TP.HCM và 10 địa phương

Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã. TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...

Cùng chuyên mục

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Ba

Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và Ngày Pháp luật Việt Nam, đón Bằng công nhận đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại khu Hà Xá, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba.Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo huyện Thanh Ba cùng đông đảo bà con Nhân dân trong...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Bão số 8 suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ

Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió nhẹ; sáng sớm và đêm trời lạnh; nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/11, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/h.Lúc 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão...

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” của TS Amandine Dabat.Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do TS Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi,...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở Nậm So đã có nhiều đổi thay.Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con Nậm So.Trước đây, Nậm So là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa. Đường vào bản...

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Nhân lên những hoạt động nhân đạo, từ thiện

Những năm qua, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh đã tích cực vận động các tổ chức, cá nhân tham gia nhiều hoạt động nhân đạo, từ thiện, thể hiện vai trò nòng cốt, làm “cầu nối” giữa những tấm lòng hảo tâm với người nghèo. Thông qua các hoạt động đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong cuộc sống, góp phần thực hiện tốt chính sách an...

Tin nổi bật

Tin mới nhất