Powered by Techcity

Nghĩa trang liệt sĩ đợi… đầu tư

Được xây dựng từ năm 1990, đến nay nhiều hạng mục của Nghĩa trang liệt sĩ xã Hy Cương, thành phố Việt Trì đã bị xuống cấp, ảnh hưởng đến mỹ quan, thẩm mỹ kiến trúc, cũng như sự tôn nghiêm đối với việc tri ân các Anh hùng liệt sĩ.

Cỏ mọc rậm rạp quanh các phần mộ.

Trải qua các cuộc chiến tranh bảo vệ và xây dựng Tổ quốc, xã Hy Cương có 74 người con anh dũng hy sinh vì nền độc lập tự do của dân tộc. Tại Nghĩa trang liệt sĩ xã hiện có 57 phần mộ liệt sĩ. Theo quan sát của phóng viên, ngay từ những bậc thềm đầu tiên dẫn lên khu vực kỳ đài đã bị nứt gãy, lún sụt, bề mặt phủ lớp rêu phong dày cùng lá và cành cây mục gãy. Nhà quản trang xập xệ, bị mối đắp xung quanh. Đi qua bức tường rào gạch xây đã hư hỏng là các dãy mộ phần – nơi an nghỉ của các liệt sĩ có lối đi bao quanh được láng nền bằng xi măng đã nứt, lún, cỏ dại mọc rậm rạp. Trên các phần mộ có khắc bia ghi thông tin của liệt sĩ, song phần lớn đã bị mờ rất khó đọc. Khu vực kỳ đài tưởng niệm cũng mốc meo, xuống cấp nghiêm trọng. Vào nghĩa trang, chúng tôi vô cùng chạnh lòng trước sự xuống cấp của công trình. Mặc dù, lãnh đạo xã nói việc trông nom, dọn dẹp ở Nghĩa trang thường xuyên được quan tâm không chỉ vào dịp Tết Nguyên đán và Ngày Thương binh – Liệt sĩ 27/7. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy. Trong các cuộc tiếp xúc cử tri, người dân địa phương đã nhiều lần kiến nghị UBND xã Hy Cương, UBND thành phố Việt Trì tu bổ, nâng cấp nhưng đến nay vẫn chưa được thực hiện.

Khi phóng viên đặt câu hỏi lý do vì sao công trình đến nay chưa được đầu tư nâng cấp, cải tạo? Lãnh đạo địa phương cho biết, xã Hy Cương có tổng diện tích tự nhiên 700ha, trong đó 500ha nằm trong vùng quy hoạch Khu di tích lịch sử Đền Hùng. Nghĩa trang liệt sĩ của xã cũng nằm trong vùng quy hoạch. Do đó, quỹ đất dành cho việc di dời, xây mới Nghĩa trang liệt sĩ rất khó khăn. Từ những ý kiến của cử tri, chính quyền địa phương cũng đã lên phương án di dời Nghĩa trang liệt sĩ hiện nay sang địa điểm mới ở gần khu vực núi Pheo thuộc khu 5. Tuy nhiên, người dân phản đối do khu vực đó nằm cách xa khu dân cư, không tiện đi lại chăm sóc, hương khói. Hơn nữa, để làm đường đi vào nghĩa trang phải đầu tư số tiền nhiều tỉ đồng. Không ít lần chính quyền xã đề nghị với UBND thành phố Việt Trì việc xây dựng phương án cải tạo, nâng cấp nhưng đều chưa phù hợp.

Đồng chí Trần Xuân Lâm – Trưởng Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố cho biết: Vì Nghĩa trang nằm trong khuôn viên Khu di tích lịch sử Đền Hùng nên lãnh đạo tỉnh, thành phố muốn di chuyển sang vị trí khác. Đã nhiều lần khảo sát tìm địa điểm, nhưng không nhận được sự đồng tình thống nhất giữa chính quyền và người dân. Cuối năm 2023, thành phố cũng đã nhận được Báo cáo số 120/BC-UBND của UBND xã Hy Cương đề xuất chủ trương đầu tư công trình: Cải tạo, sửa chữa Nghĩa trang liệt sĩ xã Hy Cương, thành phố Việt Trì nhằm đầu tư xây dựng các hạng mục công trình đã xuống cấp làm tăng tính chất trang nghiêm cho công trình với kinh phí dự kiến gần 6,9 tỉ đồng. Căn cứ vào nội dung báo cáo, chủ trương xin đầu tư này, trong kỳ họp HĐND thành phố sắp tới sẽ thông qua và làm các thủ tục đầu tư xây dựng.

Theo báo cáo của UBND xã Hy Cương, dự kiến sửa chữa đối với các ngôi mộ sẽ giữ nguyên vị trí, ốp lại bằng đá có gắn bia ghi danh khắc chữ phủ nhũ vàng, bổ sung bình cắm hoa, thay bát hương. Thay thế nền xi măng hiện trạng bằng đổ bê tông, lát toàn bộ lối đi bằng đá tự nhiên. Bổ sung bồn hoa, hệ thống điện chiếu sáng, xây mới tường rào và kỳ đài… Thời gian thực hiện công trình từ năm 2023-2026.

Trước tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, việc đầu tư sửa chữa, nâng cấp Nghĩa trang liệt sĩ xã Hy Cương là việc làm cần thiết và cấp thiết. Tuy nhiên, sẽ phải mất một khoảng thời gian dài công trình mới hoàn thành. Từ nay đến khi Nghĩa trang được tu bổ, tôn tạo lại, thiết nghĩ, chính quyền địa phương và nhân dân cần quan tâm dọn dẹp, phát quang cỏ dại, chỉnh trang khuôn viên Nghĩa trang liệt sĩ trong phạm vi, khả năng của mình góp phần tạo sự trang nghiêm, thành kính tri ân với những người đã hy sinh vì nền độc lập, tự do của Tổ quốc.

Anh Thơ – Hồng Nhung

Cùng chủ đề

Đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ tri ân Anh hùng liệt sĩ tại Tây Ninh, Bình Dương và TP Hồ Chí Minh

Hướng tới kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), từ ngày 4 đến 6/7, Đoàn đại biểu tỉnh Phú Thọ do đồng chí Phùng Khánh Tài - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy làm Trưởng đoàn đã thành kính dâng hương, dâng vòng hoa tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ tại Nghĩa trang Liệt sĩ Đồi 82, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh và Nghĩa trang liệt sĩ tỉnh Bình Dương,...

Cùng tác giả

Sông Hồng, sông Lô vượt Báo động 3, 7.000 hộ dân ở Phú Thọ phải di dời

Mực nước trên sông Hồng và sông Lô đoạn qua Phú Thọ sáng ngày 11.9 đã vượt mức Báo động 3, khiến hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện phải di dời. Lũ sông Hồng, sông Lô vượt mức Báo động 3, đã có hơn 7.000 hộ dân tại nhiều huyện ở Phú Thọ phải di dời. Ảnh: Tô Công. Theo Báo cáo nhanh của Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh Phú Thọ, hồi...

Giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

Ngày 10/6, Đoàn giám sát HĐND tỉnh do đồng chí Nguyễn Trung Kiên - Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh làm trưởng đoàn đã có buổi giám sát công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo giai đoạn 2021-2023 trên địa bàn huyện Phù Ninh. Tham dự buổi giám sát có các đồng chí thành viên Đoàn giám sát của Ban Pháp chế, HĐND tỉnh. Trưởng...

Nỗ lực thực hiện Bảo hiểm y tế

Thời gian qua, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 38-CT/TW, ngày 07/9/2009 của Ban Bí thư về “Đẩy mạnh công tác Bảo hiểm y tế trong tình hình mới” (Chỉ thị) và đạt được kết quả tích cực. Công tác phổ biến, quán triệt, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Chỉ thị được tiến hành thường xuyên. Sau 15 năm, tỷ lệ bao phủ...

Lan tỏa Phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu”

Hội Cựu chiến binh (CCB) huyện Cẩm Khê hiện có 10.387 hội viên sinh hoạt tại 200 chi hội thuộc 26 tổ chức cơ sở hội. Những năm qua, phát huy truyền thống bộ đội Cụ Hồ, các cán bộ, hội viên luôn rèn luyện bản lĩnh chính trị vững vàng, đoàn kết, gương mẫu đi đầu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước gắn với “Xây dựng Hội vững mạnh về chính trị, tư tưởng”. Hội...

Phát triển hợp tác xã gắn với tái cơ cấu nông nghiệp

Thực hiện cơ cấu lại ngành Nông nghiệp theo hướng phát triển nông nghiệp bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản, các hợp tác xã (HTX) nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong tổ chức, nâng cao chất lượng dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp. HTX sản xuất và kinh doanh nông sản sạch Lâm Thao (xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao) có diện tích canh tác...

Cùng chuyên mục

Điểm sáng xây dựng đời sống văn hóa

Xác định phong trào“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” (TDĐKXDĐSVH) là điều kiện để giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, xây dựng nếp sống văn minh, góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. T hời gian qua, huyện Thanh Sơn đã trở thành điểm sáng trong xây dựng và duy trì phát triển phong trào...

Gác nhớ

Ở phố, đâu thiếu những nhà cao chọc trời nhưng vẫn thấy nhớ một căn gác nhỏ. Lạ nỗi, mỗi khi lên đó nhìn ra phố, tôi bỗng thấy cuộc đời này thật khác. Căn gác như một nơi trốn chạy thực tại, một cách yêu thương mình bằng những kỉ niệm.Cứ vài ngày tôi lại đến căn gác này để quét dọn bụi bặm cho một người đang đi vắng. Thật ra, đó là thứ trách nhiệm mà...

Dáng quê

Ai cũng có trong lòng một dáng hình quê hương để mà thương, mà nhớ. Với tôi, đó là hình dáng con đường đi học, của bụi tre làng thấp thoáng trong đêm trăng; là dáng mẹ gánh lúa trên đê hay dáng cha đang lom khom cày ruộng. Quê hương không chỉ là nơi ta được sinh ra và nuôi lớn, mà còn là nơi chan chứa nhiều kỷ niệm êm đềm của tuổi thơ.Chẳng cần phải xa...

Giữ gìn, phát huy vẻ đẹp trang phục truyền thống dân tộc Mường

Trong ngày làm việc, học tập đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, hàng nghìn nữ công chức, viên chức ở các cơ quan, đơn vị; các em học sinh từ lớp 9 trở lên thuộc các trường học trên địa bàn huyện Lạc Sơn (tỉnh Hoà Bình) đã hưởng ứng mặc trang phục truyền thống dân tộc Mường với sắc màu áo váy hoa văn thổ cẩm, tạo hình ảnh đẹp, dấu ấn về...

Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều hửng nắng

Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trưa chiều giảm mây trời nắng; gió Đông đến Đông Nam cấp 2-3; trời rét đậm; nhiệt độ thấp nhất 13-15 độ C, nhiệt độ cao nhất 17-19 độ C.Thủ đô Hà Nội nhiều mây, không mưa, trời rét đậm. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 10/2, khu vực Bắc Bộ có mưa nhỏ vài nơi, trưa chiều giảm mây hửng nắng với nền nhiệt...

Chú trọng cải cách hành chính

Nhằm nâng cao chất lượng quản lý, điều hành công việc, phục vụ Nhân dân của cơ quan hành chính nhà nước, tạo động lực thúc đẩy, hoàn thành các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội, Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Phù Ninh đã ban hành Nghị quyết số 03-NQ/HU, ngày 31/12/2020 về “Đẩy mạnh cải cách hành chính nhà nước huyện Phù Ninh, giai đoạn 2021-2025” (Nghị quyết số 03). Đó là khâu đột...

Lễ rước “Lúa thần” xã Tứ Xã

Sáng ngày 9/2 (tức ngày 12, tháng Giêng, năm Ất Tỵ ), sau khi lễ Mật trong Lễ hội Trò Trám diễn ra lúc nửa đêm ngày 11 và 12 tháng Giêng kết thúc, xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao đã tổ chức lễ rước “Lúa thần” với ước vọng cầu mong cho mùa màng tốt tươi, người người no đủ.Lễ rước “Lúa thần” thể hiện nét đẹp văn hóa truyền thống của người dân xã Tứ Xã, gắn...

“Báu vật xanh” ở Quang Húc

Không ai biết chính xác những cây cổ thụ sừng sững trên miền đất Quang Húc đã tồn tại tự bao giờ, nhưng có một điều chắc chắn rằng, chúng đã bám sâu vào tâm thức mỗi người dân nơi đây, trở thành một phần không thể tách rời với xóm làng. Qua bao thăng trầm, những gốc cổ thụ ấy vẫn hiên ngang đứng vững, chở che và chứng kiến những đổi thay của mảnh đất phía Tây...

Đánh đu ngày Xuân

Đánh đu (hay còn gọi là chơi đu)- trò chơi dân gian có từ lâu đời, gắn liền với cuộc sống sinh hoạt và lao động của đồng bào Mường, Dao, Cao Lan. Trò chơi này thường được tổ chức vào dịp đón năm mới hoặc trong các lễ hội hằng năm; là “món ăn tinh thần” để đồng bào vui chơi, giao lưu, kết bạn giao duyên với sự tham gia của đông đảo các nam thanh, nữ...

Nhiệt độ tại Hà Nội thấp nhất 10-12 độ C, khả năng rét đậm kéo dài đến ngày 10/2

Ngày 9/2, Thủ đô Hà Nội, trời rét đậm, rét hại, nhiệt độ thấp nhất 10-12 độ C, cao nhất 15-17 độ C; khu vực Bắc Trung Bộ phổ biến 11-13 độ C, khu vực từ Quảng Bình đến Huế phổ biến 14-17 độ C.Nhiều người mặc thêm quần áo ấm, găng tay khi di chuyển ngoài trời. (Ảnh: Hoàng Hiếu/TTXVN)Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 9/2, không khí lạnh tiếp tục...

Tin nổi bật

Tin mới nhất