Powered by Techcity

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ


Nghề làm bánh chưng, bánh giầy TP Việt Trì và các huyện Cẩm Khê, Tam Nông (tỉnh Phú Thọ) được Bộ VHTT&DL ghi vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia tại Quyết định số 1180/QĐ-BVHTTDL ngày 8/5/2023. Trải qua thời gian, các địa phương đã lựa chọn cho riêng mình những cách bảo tồn loại hình di sản độc đáo này mang đậm dấu ấn lịch sử văn hóa của các địa phương.

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Bận rộn gói bánh chưng cho vụ Tết tại hộ sản xuất kinh doanh bánh chưng Nguyễn Thị Ảnh (Xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê)

Giữ hồn cốt phong vị quê hương

Sự tích bánh chưng, bánh giầy được lưu truyền trong các huyền sử suốt hàng nghìn năm gắn với câu chuyện về hoàng tử Lang Liêu dưới thời Vua Hùng Vương thứ 6. Nhận lời thử thách của vua, các hoàng tử tỏa đi khắp nơi tìm của ngon vật lạ làm lễ vật mừng thọ cha cùng với lời cầu chúc quốc thái dân an, thiên hạ thái bình. Sau khi nằm mộng được thần linh chỉ lối, chàng Lang Liêu đã dâng lên đức vua món bánh chưng xanh đại diện cho đất vuông, bành giầy tròn đại diện cho bầu trời. Cảm mến tấm lòng hiếu thảo, vua Hùng đã truyền ngôi cho chàng.

Bánh chưng, bánh giầy từ đó trở thành sản vật đặc trưng của quê hương Đất Tổ. Trong xã hội hiện đại, chúng ta bắt gặp bao nhiêu biến tấu của hai loại bánh này như: Bánh chưng gạo cẩm, bánh chưng cốm, bánh chưng ngũ sắc, bánh giầy gấc, bánh giầy đỗ xanh, bánh giầy giò.. Tuy vậy, nhiều làng nghề bánh chưng, bánh giầy truyền thống ở các địa phương tại Phú Thọ vẫn giữ nguyên hương vị truyền thống từ thời cha ông.

Bánh chưng Ninh Hằng là thương hiệu truyền đời nức tiếng tại xã Hùng Lô, TP Việt Trì. Tương truyền, mảnh đất ven dòng Lô giang là nơi khởi phát tục gói bánh dâng vua. Là nghệ nhân đời thứ hai tiếp quản truyền thống gia đình, ông Nguyễn Văn Ninh và bà Bùi Thị Thu Hằng vẫn luôn giữ nguyên cách thức làm ra hương vị chiếc bánh chưng, bánh giầy truyền thống từ xa xưa.

Nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng từ chiếc lá dong, lạt buộc đến gạo ngon, đỗ xanh, thịt lợn. Các công đoạn từ ngâm gạo, đỗ, pha và ướp thịt lợn sao cho vừa. Người gói cũng phải đòi hỏi sự khéo léo để chiếc bánh vừa vuông vừa chặt. Theo lời các cụ ngày xưa kể lại, bí quyết để bánh chưng Hùng Lô ngon nức tiếng xa gần như vậy là do được lựa chọn kỹ càng các nguyên liệu thượng hạng và được nấu “mộc” bằng bếp củi. Bánh được luộc suốt đêm, cứ một tiếng gia chủ lại châm thêm chút nước lã cho bánh mau nhừ.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Ninh – chủ thương hiệu Bánh chưng Ninh Hằng, xã Hùng Lô cho biết: “Bánh chưng, bánh giầy Ninh Hằng là sản phẩm thương mại xuất phát từ làng nghề truyền thống nên chúng tôi đã từng nghĩ đến thay đổi hương vị đa dạng để phục vụ thị hiếu khách hàng. Tuy nhiên, sau khi cân nhắc kỹ lưỡng, chúng tôi vẫn lựa chọn đưa ra thị trường sản phẩm bánh chưng, bánh giầy truyền thống được giữ nguyên hương vị từ ngày xưa”.

Cũng giống như bánh chưng, bánh giầy vẫn “trung thành” với nét văn hóa truyền thống, mộc mạc từ nguyên liệu, cách thức, hình dáng tới hương vị. Lễ hội giã bánh giầy làng Trúc Phê (Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) được tổ chức vào mùng 6, 7 tháng Giêng hàng năm. Hội thi thu hút các khu dân cư tham gia tranh tài trong thời gian gần 1 giờ đồng hồ.

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Lễ hội giã bánh giầy làng Trúc Phê, Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông

Gạo nếp giã bánh được chọn kỹ, hạt mẩy, trắng thơm. Sau khi đồ chín bằng chõ, xôi được cho vào cối hoặc đặt trên tấm ván gỗ để giã. Trong khi giã, đầu chày được bôi trơn bằng mỡ gà. Chày luôn phải giã theo phương thẳng đứng đến khi bột gạo mịn và dẻo quánh. Bánh sau khi đạt yêu cầu, các đội phải tạo hình chân tượng, có chiều cao 5cm và đường kính 15 – 20cm.

Bánh giầy Trúc Phê khi ăn cảm nhận được độ dẻo, thơm của gạo nếp, chút ngậy của mỡ gà và đặc biệt là không có nhân. Đội nghệ nhân của huyện Tam Nông đã từng giành giải Nhất trong hội thi gói bánh chưng, giã bánh giầy dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2023. Tuy vậy, khi được hỏi sao địa phương không phát triển sản phẩm thương mại bánh giầy, Phó Chủ tịch UBND Nguyễn Ngọc Kiên cho biết: “Để phát triển sản phẩm thương mại thì cần cho thêm một số nguyên liệu, thành phần vào chiếc bánh giầy. Các cụ không ủng hộ chuyện này mà chỉ muốn giữ nguyên bản chiếc bánh theo tục lệ từ xa xưa”.

Đa dạng cách thức bảo tồn

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy ở TP Việt Trì, huyện Cẩm Khê, huyện Tam Nông vẫn đi theo hướng giữ nguyên hồn cốt, hương vị truyền thống. Tuy nhiên, mỗi làng nghề, mỗi địa phương lại chọn phát triển loại hình di sản này theo hướng đi riêng phù hợp với tâm thức, nguyện vọng của cộng đồng Nhân dân.

Theo chị Nguyễn Thị Lợi – đời thứ ba thương hiệu bánh chưng Ninh Hằng, xã Hùng Lô, TP Việt Trì cho biết: “Bánh chưng có hạn sử dụng lâu hơn bánh giầy. Bánh chưng có thể bảo quản mát trong tủ lạnh từ 7 – 10 ngày. Bánh giầy chỉ có thể bảo quản tối đa 3 ngày trong thời tiết lạnh vì bánh giầy không thể để tủ lạnh, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng bánh”.

Nghề làm bánh chưng, bánh giầy trên quê hương Đất Tổ

Hộ sản xuất kinh doanh bánh chưng, bánh giầy Ninh Hằng xã Hùng Lô, TP Việt Trì

Với tiêu chí không sử dụng phụ gia và chất bảo quản gây ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng thì người sản xuất vẫn phải đau đầu để tìm ra cách tăng thời gian bảo quản, phục vụ việc vận chuyển đi xa và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn.

Thương hiệu bánh chưng của Nghệ nhân Nguyễn Thị Ảnh (xã Hùng Việt, huyện Cẩm Khê) là ví dụ. Sau khi thành phẩm bánh chưng ra lò, để nguội, người bán sẽ bọc lớp túi hút chân không xong mới giao đến tay khách hàng. Đây được cho là sự cải tiến cách bảo quản, giúp kéo dài tuổi thọ của chiếc bánh chưng và cũng tăng thiện cảm với khách hàng.

Quá trình từ sản phẩm thủ công truyền thống được thương mại hóa là không hề đơn giản. Ngoài khâu sản xuất làm sao ra được thành phẩm bánh ngon, chất lượng thì phải đầu tư cho bao bì, tăng độ nhận diện, bảo quản, vận chuyển đi tiêu thụ. Tưởng chừng sự “đỏng đảnh” của bánh giầy khiến cho sản phẩm này khó tham gia vào chuỗi cung ứng thương mại, chủ cơ sở sản xuất bánh giầy Lang Liệu lại khiến sản phẩm bánh giầy được cộp mác OCOP 3 sao của TP Việt Trì.

Ông Đào Văn Long – Chủ sản xuất cơ sở bánh Giầy Lang Liêu (xã Hy Cương, TP Việt Trì) đã nhìn ra mấu chốt trong khâu sản xuất, tiêu thụ bánh giầy. Đó là biết tận dụng thời điểm. Ba tháng mùa Xuân, sản lượng lên đến 20 tấn gạo/tháng. Đỉnh điểm các ngày hội, cơ sở tiêu thụ hết 1 tấn gạo/ngày. Nhờ biết “làm một vụ nuôi cả năm” nên cơ sở của ông vẫn trụ vững trên thị trường suốt 18 năm nhờ chiếc bánh giầy truyền thống.

Ngoài sản xuất thương mại, bánh giầy Trúc Phê (Thị trấn Hưng Hóa, huyện Tam Nông) và bánh giầy Mộ Chu Hạ (Phường Bạch Hạc, TP Việt Trì) dù rất nổi tiếng nhưng vẫn được bảo tồn qua các lễ hội truyền thống. Trong suốt nhiều thế kỷ, người dân các địa phương lựa chọn cách thức khác nhau để lưu giữ nét đẹp về văn hóa ẩm thực của tổ tiên, truyền cho con cháu thế hệ mai sau.

Thùy Trang



Nguồn: https://baophutho.vn/nghe-lam-banh-chung-banh-giay-tren-que-huong-dat-to-225305.htm

Cùng chủ đề

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Lễ đón nhận Di sản văn hoá phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ”

Sáng 4/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND xã Cao Xá (huyện Lâm Thao) long trọng tổ chức Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia “Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ” và khai mạc Lễ hội vật đuổi giải năm 2025.Lãnh đạo Cục Di sản văn hóa, Bộ VHTT&DL trao chứng nhận Lễ hội vật đuổi giải Đình Vĩnh Mộ là Di sản văn hóa phi vật thể Quốc...

Rừng Đất Tổ xanh mãi

“Mùa Xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”. Từ lâu, câu thơ của Bác Hồ kính yêu đã đi vào lòng mỗi người dân Việt Nam. Mỗi độ Xuân về, Tết trồng cây thực sự trở thành ngày hội của toàn Đảng, toàn dân trong tỉnh trồng cây, gây rừng và bảo vệ môi trường sinh thái. Truyền thống đó đã mang lại giá trị thực tiễn, góp phần phát triển rừng bền vững,...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Cùng tác giả

Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ

Để đảm bảo nước phục vụ gieo cấy và tích trữ dành cho tưới dưỡng, Cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có công điện số 02/CĐ-TL-VHTT ngày 4/2 về việc Chuẩn bị lấy nước Đợt 2 phục vụ gieo cấy lúa vụ Đông Xuân 2024-2025, khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ.Ảnh minh họaTheo đó, đợt 2 lấy nước sẽ thực hiện theo Thông báo của Bộ Nông nghiệp và Phát...

Phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ 2025

Ngày 5/2, Tỉnh Đoàn phát động Tết trồng cây “Tuổi trẻ Đất Tổ đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2025 làm điểm cấp tỉnh tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn với sự tham gia của 120 đoàn viên, thanh thiếu nhi.Đại diện lãnh đạo Tỉnh Đoàn cùng bà con Nhân dân trồng cây tại xã Đồng Sơn, huyện Tân Sơn trong lễ phát độngChương trình nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát...

Phát huy sức trẻ của Người có uy tín

Nhanh nhạy nắm bắt thông tin, sáng tạo trong cách tuyên truyền, đội ngũ Người có uy tín trẻ cùng với những “cây đại thụ” ở các buôn làng Đắk Lắk đã phát huy vai trò của mình trong các phong trào thi đua ở cơ sở, góp phần phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS, xứng đáng là “cầu nối” ý Đảng - lòng dân.Ông Bùi Mạnh Hải, Chủ tịch UBND xã Buôn Triết chia sẻ: Người...

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024

Ngày 5/2, Công đoàn Viên chức tỉnh tổ chức hội nghị quán triệt, triển khai Luật Công đoàn và Luật Bảo hiểm xã hội 2024. Hội nghị triển khai theo hình thức trực tiếp với sự tham dự của các Công đoàn cơ sở trực thuộc kết hợp với trực tuyến từ điểm cầu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.Quang cảnh hội nghịCác đại biểu đã được thông tin về kế hoạch triển khai thực hiện Luật...

Cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tưởng niệm các Vua Hùng

Nhân dịp đầu năm mới Ất Tỵ 2025, ngày 5/2 (tức ngày 8 tháng Giêng), đồng chí Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã đến dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng tại Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì.Tổng Bí thư Tô Lâm dâng hương tại Thượng cungCùng dự có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư...

Lễ hội hạ điền của người Mường xã Mỹ Lung

Ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng), UBND xã Mỹ Lung, huyện Yên Lập tổ chức Lễ hội hạ điền của người Mường. Lễ hội đã thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân địa phương và các xã lân cận. Năm 2025 là năm đầu tiên huyện Yên Lập và xã Mỹ Lung phục dựng di sản văn hóa phi vật thể tiêu biểu này.Lễ hội hạ điền là nghi lễ nông nghiệp truyền thống...

Dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”

Sáng ngày 4/2 (tức ngày mùng 7 tháng Giêng năm Ất Tỵ), tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ trên đỉnh núi Ốc Sơn, Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng”.Các đại biểu tham dự Lễ dâng hương tưởng niệm Tổ Mẫu Âu Cơ ngày “Tiên giáng".Trong không khí trang nghiêm, lãnh đạo Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đã cùng các đại...

Phú Thọ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ

Sáng 3/2 (tức mùng 6 Tết Ất Tỵ), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ tổ chức Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” Xuân Ất Tỵ năm 2 025.Các đồng chí lãnh đạo tỉnh tham gia trồng cây tại Lễ phát động.Dự lễ phát động có các đồng chí: Bùi Minh Châu - Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND...

Phú Thọ đón khoảng 300 nghìn lượt khách trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, các khu, điểm du lịch trên địa bàn tỉnh đón khoảng 300 nghìn lượt khách du lịch và Nhân dân tham quan.Người dân và du khách dâng hương, vãn cảnh Đền Hùng trong ngày đầu năm mới.Trong đó, khách lưu trú ước đạt 17.200 lượt; công suất sử dụng phòng bình quân của cơ sở lưu trú du lịch...

Khó quên cá ngạnh nấu vờ

Tuy chưa phải là loại cá sông đặc sản cao cấp, có giá quá đắt và hiếm thấy như chiên, lăng, quất...nhưng cá ngạnh- loại cá da trơn, có mặt ở hầu hết các con sông trên địa bàn tỉnh, nhất là sông Lô, sông Đà lại luôn được coi là món ngon, dễ chế biến với nhiều cách nấu khiến người ăn khó quên, luôn được thực khách ở các nhà hàng lưu tâm khi muốn thưởng thức...

Bánh kẹo “handmade” hút khách

Mỗi dịp Tết đến Xuân về, trên bàn tiếp khách của các gia đình không thể thiếu đĩa bánh, kẹo thơm ngon. Tết năm nay, thay vì lựa chọn bánh, kẹo, mứt Tết có sẵn ngoài thị trường, nhiều gia đình lại ưu tiên lựa chọn bánh kẹo tự làm (handmade) vì chủ động lựa chọn được khẩu vị phù hợp, giữ được hương vị tự nhiên của các loại nguyên liệu.Dịp Tết, cả gia đình thường thưởng thức...

Bánh cá của người Mường ở Tu Vũ

Cứ vào dịp lễ, Tết, những người phụ nữ Mường ở xã Tu Vũ, huyện Thanh Thủy lại tất bật chuẩn bị nguyên liệu để làm bánh cá - món bánh truyền thống của người dân tộc Mường nơi đây.Chị Trần Thị Thanh Xuân ở khu 6 xã Tu Vũ chia bột thành từng phần nhỏ để làm bánh cá.Những nguyên liệu để làm món ăn này được chọn lựa rất kỹ càng, từng khâu chuẩn bị cũng vô...

Đền Hùng ngày cuối năm

Đất Tổ Vua Hùng là vùng đất cổ, cái nôi của nền văn hóa Lạc Việt, trải qua hàng ngàn năm lịch sử, Phú Thọ ngày nay được ví như “bảo tàng” của văn hóa dân tộc Việt với những dấu ấn văn hóa đậm nét, hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể phong phú, đa dạng gắn với thời đại Hùng Vương.Những ngày cuối năm, hàng nghìn người dân đất Việt lại thành...

Thơm hương bồ kết

Chiều cuối năm - những thời khắc cuối cùng chuẩn bị bước sang năm mới, nhiều gia đình vẫn có thói quen đun nước “dược liệu” để tắm gội. Không phải từ những thứ xa xỉ đó đều là các loại lá cây đơn giản, dân dã như: Bồ kết, mùi già, vỏ bưởi, lá bưởi, lá xả... Tắm nước lá cây chiều cuối năm là một tục lệ phổ biến, cũng là nét đẹp văn hóa được nhiều...

Tin nổi bật

Tin mới nhất