Powered by Techcity

Nét đẹp truyền thống từ vải chàm của dân tộc Nùng An


Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay, người Nùng An ở xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng vẫn lưu giữ và phát huy được nét đẹp văn hóa mang đậm bản sắc dân tộc, thể hiện qua nhiều mặt của đời sống văn hóa vật chất, tinh thần đến các nghề truyền thống của cha ông. Những làng nghề trên địa bà xã Phúc Sen là một trong những điểm thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

Phúc Sen là một trong những xã tiêu biểu bởi những làng nghề truyền thống như: Rèn dao búa, làm hương, dệt vải chàm…, người Nùng An được đánh giá cần cù, chịu thương, chịu khó. Năm 2020, sau khi sáp nhập từ xã Quốc Dân (cũ), hiện xã Phúc Sen có 11 xóm hành chính, với trên 420 hộ dân, 99% dân tộc Nùng An.

Cùng với ẩm thực, ngôn ngữ…, trang phục truyền thống cũng thể hiện bản sắc văn hóa của dân tộc đó. Với chất liệu vải chàm, quần áo của cả nam và nữ người Nùng An hầu như sử dụng thường ngày, những bộ quần áo mới mặc trong các lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa hay dịp đám cưới. Theo đó, nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An hiện vẫn được lưu giữ. Không chỉ mang ý nghĩa tạo ra sản phẩm vật chất mà còn là niềm tự hào, tình yêu với quê hương của người dân bản địa.

Nét đẹp truyền thống từ vải chàm của dân tộc Nùng An

Vải chàm được đồng bào dân tộc Nùng An lưu giữ qua nhiều đời nay.

Trước đây, hầu như hộ gia đình nào cũng tự dệt vải, nhuộm vài, nhưng hiện nay, toàn xã Phúc Sen còn 35 hộ lưu giữ, sản xuất vải chàm nằm rải rác tại các xóm: Khào A, Khảo B, Lũng Vài, Phja Chang. Việc nhuộm vài chàm trải qua nhiều công đoạn phức tạp, đòi hỏi sự khéo léo và tinh tế người phụ nữ để tấm vải có màu xanh tím than đậm. Tấm vải đẹp còn thể hiện sự khéo léo, đạo đức, phẩm chất của người phụ nữ chịu thương, chịu khó và đó cũng là một trong những tiêu chí đánh giá tài năng.

Để làm ra một tấm vải chàm mất rất nhiều thời gian và công đoạn. Sau vụ mùa, người Nùng An lại trồng cây chàm và cây sản để nhuộm màu cho tấm vải. Thường thì vào khoảng cuối tháng 8 đến tháng 10 âm lịch, người dân Nùng An sẽ tiến hành nhuộm vải chàm, bởi đây là khoảng thời gian nông nhàn, ít mưa và nhiều nắng.

Thời gian từ khi ươm mầm, gieo trồng cho đến khi thu hoạch cây chàm, cây sản kéo dài khoảng 10-11 tháng. Sau khi cây đã trưởng thành, người Nùng An cắt cây về đem ngâm vào trong máng nước bằng đá trước sàn nhà, khi đến thăm các bản làng ở xã Phúc Sen, du khách sẽ thường bắt gặp những máng đựng nước được làm bằng đá với nhiều kích thước, hình thù khác nhau. Sau khi ngâm hai ngày hai đêm, thân cây rữa ra hòa tan với nước tạo thành bã lắng dưới đáy máng, màu sắc của nước lúc này chuyển từ màu vàng ngà ngà sang màu đỏ nâu là đạt chuẩn. Người ta sẽ vớt lấy bã của cây đã lắng xuống, cho vào chum đựng hòa cùng với nước vôi trong, trở thành hỗn hợp sền sệt, được gọi là phân sản.

Tấm vài trắng được dệt bằng bông hoặc ngày hay là dệt bằng sợi tổng hợp (không pha nilon) được đem ngâm xuống hỗn hợp nước cây chàm và cây sản. Trong vòng một tháng (không tính ngày mưa), tấm vải được ngâm trong hỗn hợp nước, mỗi ngày lại hòa một bát con phân sản vào nước ngâm, khuấy đều cho màu sắc ngấm vào vải. Tấm vài đạt chuẩn, rồi được đem đi phơi là khi chuyển từ màu trắng sang màu xanh tím than dậm, có hương thơm đặc trưng ngai ngái của cây sản.

Nét đẹp truyền thống từ vải chàm của dân tộc Nùng An

Vải chàm được người dân bán tại tại lễ hội.

Nghề nhuộm vải chàm của người Nùng An ở Phúc Sen là một nghề thủ công truyền thống. Phụ nữ Nùng An được dạy dệt vải và nhuộm chàm từ khi còn nhỏ. Người già trong xã thường xuyên kể cho con cháu trong gia đình về truyền thống của dân tộc Nùng và nhắc nhở con cháu giữ gìn truyền thống của dân tộc. Hiện nay, nghề nhuộm chàm của người Nùng An vẫn được lưu giữ, truyền dạy cho các thế hệ nối tiếp. Hiện vải nhuộm chàm được bán ra thị trường với giá từ 100-150 nghìn đồng/m. Để có thể may một bộ trang phục đầy đủ của người Nùng An cần khoảng 10m vải chàm.

Mỗi nghề thủ công truyền thống của người Nùng An ở Quảng Hòa đều gắn với sự hình thành, tôn tại và phát triển của cộng đồng, cũng là tinh hoa của dân tộc Nùng An và trở thành nét văn hóa truyền thống đặc sắc. Để bảo tồn, gìn giữ và phát huy, thời gian tới cần có cơ chế, chính sách hỗ trợ hợp lý. Trong đó, cần gắn liền với tuyên truyền quảng bá sản phẩm, thương hiệu, gắn làng nghề với những địa danh, địa chỉ văn hóa du lịch…

Lương Thị Kim Ngân (Báo Cao Bằng)



Nguồn: https://baophutho.vn/net-dep-truyen-thong-tu-vai-cham-cua-dan-toc-nung-an-220441.htm

Cùng chủ đề

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Hội tụ tinh hoa trong Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Được tổ chức tại Công viên Thống Nhất, Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ hội tụ những nét tinh hoa của ẩm thực Hà Nội. Tại đây, bên cạnh các gian hàng ẩm thực còn có nhiều hoạt động như: triển lãm ảnh; triển lãm sách lưu động; trò chơi dân gian, biểu diễn nghệ thuật truyền thống và hiện đại; giao lưu, tọa đàm...Cốm, một nét tinh hoa ẩm thực Hà thành sẽ được...

Phụ nữ Chăm phát huy vai trò “mẫu hệ”

Thôn Tuấn Tú hiện có 550 hộ với 2.365 khẩu đồng bào Chăm. Người dân trong thôn có cuộc sống no ấm, trù phú nhờ canh tác 65ha cây măng tây xanh và 65ha ruộng lúa gieo trồng 2 vụ/năm kết hợp chăn nuôi gia súc. Toàn thôn Tuấn Tú chỉ còn 5 hộ nghèo, chiếm 0,91% số hộ trong thôn.Có được thành quả này phải kể đến sự đóng góp không nhỏ của “người dẫn đường” Bí thư...

Lễ Tạ ơn nông nghiệp trong đời sống văn hóa người Gia Rai

Trong đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc ở Kon Tum nói chung và người Gia Rai ở huyện Sa Thầy nói riêng, lễ hội luôn giữ vai trò quan trọng trong cộng đồng. Đồng bào tổ chức nhiều nghi lễ lớn nhỏ và các lễ hội liên quan đến vòng đời người, đến chu trình sản xuất nông nghiệp,...; Trong đó, Lễ Tạ ơn (tiếng Gia Rai gọi là Tợ Gũ Mã Bruã) là một...

Chú trọng phát triển du lịch xanh

Phát triển du lịch xanh là một trong những giải pháp để phát triển du lịch bền vững. Theo hướng đi này, huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn) đã tập trung phát triển du lịch lịch sử, văn hóa và du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn. Những loại hình du lịch này vừa giúp tăng nguồn thu từ du lịch, vừa đảm bảo cảnh quan và môi trường. Trên địa bàn huyện Bắc Sơn có 29 khu,...

Cùng tác giả

Lynn Times Thanh Thủy mở rộng cơ hội hợp tác với hơn 100 đơn vị lữ hành

Chuyến đi được tổ chức vào 12-13/11 tại Lynn Times Thanh Thủy mang đến cơ hội khám phá không gian nghỉ dưỡng độc đáo, chia sẻ cơ hội cùng hướng đến mục tiêu kiến tạo những hành trình hạnh phúc cho khách hàng. Sau hành trình khám phá, trải nghiệm, đoàn tham dự Hội thảo “Cùng Lynn Times Thanh Thủy kiến tạo hành trình hạnh phúc” – kết nối cơ hội hợp tác mở rộng các gói tour nghỉ dưỡng,...

Đồng hành trong công tác giảm nghèo

Thực hiện Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo, các đối tượng chính sách, những năm qua, nguồn vốn tín dụng chính sách của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Thanh Ba đã cho hơn 37.009 lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn vay vốn, trong đó có 12.167 lượt hộ nghèo, 6.129 lượt hộ cận nghèo, 2.178 lượt hộ mới thoát...

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên biển

Dự báo đến 13 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 14/11, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Cùng chuyên mục

Điểm tựa của các cựu chiến binh

Cùng với tích cực tham gia thực hiện các nhiệm vụ chính trị, thời gian qua, các cấp Hội Cựu chiến binh (CCB) trong tỉnh luôn phát huy truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, đẩy mạnh các hoạt động nghĩa tình, vận động cán bộ, hội viên chung tay ủng hộ xây dựng Quỹ “Nghĩa tình đồng đội” nhằm hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho CCB có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, góp phần nâng cao...

Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên biển

Dự báo đến 13 giờ ngày 15/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 20,6 độ Vĩ Bắc; 112,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Bắc của khu vực Bắc Biển Đông.Bão số 8 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, đêm 14/11, bão số 8 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Bắc của khu vực Bắc Biển...

Thưởng 50 triệu đồng/khu đạt nông thôn mới kiểu mẫu, năm 2024 Cẩm Khê có thêm 4 khu dân cư đạt chuẩn

UBND huyện Cẩm Khê ban hành Quyết định công nhận 4 khu dân cư đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2024 gồm: Khu Thổ Khối, Khu Đình Cả - xã Minh Tân; Khu Thống Nhất, Khu Xóm Đồi - xã Đồng Lương.Để thực hiện tốt các tiêu chí khu dân cư đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu, trong thời gian qua, các khu dân cư đã có nhiều nỗ lực, cố gắng, quyết tâm, chủ động...

Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết tại huyện Thanh Ba

Ngày 14/11, đồng chí Nguyễn Hải - Ủy viên BTV Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc và Ngày Pháp luật Việt Nam, đón Bằng công nhận đạt chuẩn Khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu tại khu Hà Xá, xã Đỗ Sơn, huyện Thanh Ba.Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở Tư pháp, lãnh đạo huyện Thanh Ba cùng đông đảo bà con Nhân dân trong...

Bảo tồn hát dân ca và múa xoang dân tộc Xơ Đăng

Trong hai ngày 12-13/11, Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum đã mở hai lớp truyền dạy dân ca, dân vũ trong cộng đồng tộc Xơ Đăng cho 60 người tại xã Đăk Ui, huyện Đăk Hà và xã Đăk Tăng, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum.Ông Nguyễn Văn Quang, Giám đốc Bảo tàng – Thư viện tỉnh Kon Tum cho biết, múa xoang, hát dân ca là loại hình di sản văn hóa phi vật thể quý...

Bão số 8 suy yếu, các tỉnh Bắc Bộ sáng sớm có sương mù nhẹ

Thủ đô Hà Nội có mây, ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm có sương mù nhẹ, gió nhẹ; sáng sớm và đêm trời lạnh; nhiệt độ thấp nhất 21-23 độ C, nhiệt độ cao nhất 30-32 độ C, có nơi trên 32 độ C.Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, sáng sớm 14/11, bão số 8 di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10 km/h.Lúc 4 giờ ngày 14/11, vị trí tâm bão...

Tranh của vua Hàm Nghi về Việt Nam

Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam vừa tổ chức lễ tiếp nhận bức tranh “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)” của vua Hàm Nghi và ra mắt cuốn sách “Hàm Nghi: Hoàng đế lưu vong - nghệ sĩ ở Alger” của TS Amandine Dabat.Giám đốc Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam Nguyễn Anh Minh cho biết, tác phẩm “Những sườn đồi ở Deli Ibrahim (Algiers)" do TS Amandine Dabat, hậu duệ đời thứ 5 của vua Hàm Nghi,...

Đổi thay ở vùng cao Nậm So

Nậm So là bản vùng cao duy nhất của xã Mường Khoa, huyện Tân Uyên (Lai Châu) với 100% số dân là dân tộc Lào. Những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, đời sống kinh tế, văn hóa-xã hội ở Nậm So đã có nhiều đổi thay.Cây chè mang lại thu nhập ổn định cho bà con Nậm So.Trước đây, Nậm So là bản đặc biệt khó khăn của xã Mường Khoa. Đường vào bản...

Đào tạo nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số

Những năm qua, huyện Yên Lập đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là lao động người dân tộc thiểu số (DTTS) là giải pháp quan trọng trong công tác giảm nghèo, góp phần phát triển kinh tế, cải thiện và nâng cao đời sống.Mô hình chăn nuôi lợn rừng thương phẩm của gia đình bà Lê Thị Huyền, khu Vông, xã Phúc Khánh, huyện Yên Lập cho hiệu quả kinh...

Hương Lung đẩy mạnh truyền thông về giảm nghèo bền vững

Ngay sau khi UBND huyện Cẩm Khê ban hành Kế hoạch số 1295/KH-UBND về “Thực hiện Tiểu dự án 1: Giảm nghèo về thông tin thuộc Dự án 6 - Truyền thông và giảm nghèo về thông tin năm 2024”, UBND xã Hương Lung đã tăng cường truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân về công tác giảm nghèo đa chiều. Qua đó, giúp người nghèo thay đổi nhận thức, hiểu rõ ý nghĩa,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất