Powered by Techcity

Nét đẹp cổ phục Việt


Thời gian gần đây, mặc cổ phục Việt Nam đã và đang trở thành trào lưu mới và đầy ý nghĩa tại Phú Thọ. Nhiều bạn trẻ và cả những đôi uyên ương tìm đến cổ phục không chỉ để lưu giữ khoảnh khắc đẹp mà còn để cảm nhận tinh hoa trang phục truyền thống, hòa quyện giữa quá khứ và hiện tại.

Nét đẹp cổ phục Việt

Chị Đào Thu Uyên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) lựa chọn trang phục truyền thống người Việt để lưu giữ những hình ảnh đẹp trong sự kiện trọng đại của mình.

Mỗi bộ cổ phục Việt đều gói trọn nét duyên dáng, đậm chất Á Đông của người Việt. Những chi tiết trên trang phục cổ không chỉ làm toát lên vẻ thanh lịch mà còn mang nét đẹp văn hóa truyền thống. Nắm bắt trào lưu này, nhiều studio đã cung cấp các dịch vụ chụp ảnh và cho thuê Việt phục.

Chị Trần Thị Hà My – quản lý Caro Studio cho biết: “Nhiều bạn trẻ chọn thuê trang phục cổ chụp ảnh kỷ yếu hoặc ảnh cưới để tạo dấu ấn riêng và lưu giữ cho mình những bộ ảnh độc đáo, mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc. Để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, chúng tôi thường xuyên cập nhật những mẫu trang phục mới và cung cấp các gói chụp ảnh với cổ phục dành riêng cho các đối tượng khách hàng. Các loại trang phục cổ được ưa chuộng hiện nay là áo ngũ thân (áo tấc) tay chẽn, áo Nhật Bình triều Nguyễn. Đi kèm với đó là những phụ kiện như khăn đóng, mấn, kim bài, ngọc bài, guốc, hài… tạo nên một tổng thể hài hòa và sang trọng. Giá thuê một bộ trang phục dao động từ 300 nghìn đồng đến 1,5 triệu đồng, tùy thuộc vào chất liệu và độ cầu kỳ của trang phục. Mặc dù mức giá này có thể cao hơn so với các loại trang phục hiện đại, nhưng nhiều bạn trẻ vẫn sẵn sàng chi trả để có những bức ảnh độc đáo, mang đậm dấu ấn cá nhân…”.

Nét đẹp cổ phục ViệtViệt phục đang ngày càng phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Các loại cổ phục Việt được nhiều người yêu thích, khoác lên mình với niềm tự hào. Đây là tín hiệu đáng mừng khi nhiều người lựa chọn quay lại với văn hóa truyền thống. Không chỉ xuất hiện trong những bộ ảnh kỷ niệm, kỷ yếu mà cổ phục còn được không ít cặp đôi lựa chọn để chụp những bộ ảnh cưới vô cùng độc đáo nhằm lưu giữ khoảnh khắc đáng nhớ và tôn vinh giá trị của truyền thống.

Chị Đào Thu Uyên (phường Tiên Cát, thành phố Việt Trì) chia sẻ: “Tôi rất thích những bộ ảnh cưới mang dấu ấn văn hóa đặc trưng của người Việt. Vì vậy, tôi đã quyết định lựa chọn cổ phục Việt làm trang phục để lưu giữ những hình ảnh đẹp cho sự kiện trọng đại trong cuộc đời của mình. Tôi chọn áo Nhật Bình và áo ngũ thân cho cả hai vợ chồng để tạo sự gắn kết, hài hòa. Được khoác trên mình những trang phục này, tôi cảm thấy rất tự hào và cảm nhận sâu sắc hơn về văn hóa truyền thống dân tộc”.

Việc mặc cổ phục đang phổ biến và ngày càng được yêu thích không chỉ là một xu hướng thời trang mà còn thể hiện tình yêu, sự quan tâm của cộng đồng đối với giá trị văn hóa truyền thống. Cổ phục không đơn thuần là những bộ quần áo, mà còn là những câu chuyện lịch sử, mang tính biểu tượng tinh hoa văn hóa dân tộc. Nét đẹp cổ phục Việt không dừng lại ở việc tôn vinh vẻ đẹp hình thức mà còn là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, nhắc nhở mỗi người về cội nguồn và niềm tự hào dân tộc. Trong nhịp sống hiện đại, khi văn hóa giao thoa mạnh mẽ, việc gìn giữ và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc là điều vô cùng quan trọng. Và một trong những nét đẹp văn hóa ấy chính là trang phục truyền thống Việt Nam.

Thùy Phương



Nguồn: https://baophutho.vn/net-dep-co-phuc-viet-222366.htm

Cùng chủ đề

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Lưu giữ nghề thêu thổ cẩm của dân tộc Cờ Lao

Dân tộc Cờ Lao là một trong số ít các dân tộc thiểu số sinh sống ở chân dải Tây Côn Lĩnh, thuộc địa phận xã Túng Sán (Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang) còn lưu giữ được nghề thêu thổ cẩm truyền thống. Qua đôi bàn tay khéo léo của người phụ nữ Cờ Lao đã tạo ra những sản phẩm với màu sắc và hoa văn phong phú, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa truyền thống....

Đồng bào Ơ Đu chung tay xây dựng bản làng ấm no, văn hóa

Ơ Đu là một trong 5 dân tộc ít người nhất cả nước, sinh sống duy nhất ở huyện Tương Dương (Nghệ An). Năm 2006, đồng bào chuyển về sinh sống tại bản tái định cư Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) để nhường đất xây dựng Thủy điện Bản Vẽ. Trong 18 năm định cư tại nơi ở mới, đồng bào Ơ Đu đã nỗ lực phát triển kinh tế, phá thế độc canh cây lúa...

Nét đẹp trang phục phụ nữ Dao Tiền

Triển khai Dự án 6 về “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS gắn với phát triển du lịch” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), những năm qua, xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn luôn nỗ lực gìn giữ những nét văn hóa truyền thống của đồng...

Giữ nghề truyền thống

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của đồng bào Mường. Với những cố gắng, nỗ lực của chính quyền và cộng đồng đã góp phần bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị di sản của nghề dệt truyền thống, đưa nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Mường xã Kim Thượng,...

Cùng tác giả

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Phát triển du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới

Với những giá trị nổi trội và cơ bản về tài nguyên du lịch văn hóa trên nền 1.000 năm lịch sử của Thủ đô văn hiến, Hà Nội hiện nay được các chuyên đánh giá là có đầy đủ điều kiện để phát triển hoạt động du lịch văn hóa chuyên nghiệp, hiện đại, mang thương hiệu trong khu vực và trên thế giới. Hà Nội có...

Xây dựng thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm

Trong bối cảnh kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh và hội nhập sâu rộng, thương hiệu đã trở thành yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Trên địa bàn tỉnh, các cấp chính quyền, ngành chức năng đã tích cực đồng hành, thực hiện các giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong hành trình xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng thương hiệu và tạo...

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm trời lạnh, trưa chiều nắng hanh

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét.Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Trên...

Phát triển cây bưởi bền vững

Từ lâu, cây bưởi được coi là cây có giá trị kinh tế cao, giúp nhiều hộ dân trên địa bàn tỉnh thoát nghèo, vươn lên làm giàu. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc sản xuất và tiêu thụ bưởi gặp nhiều khó khăn, giá cả giảm so với thời điểm trước năm 2020. Vì vậy, tập trung vào chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm từ bưởi là giải pháp hữu hiệu nhằm nâng...

Cùng chuyên mục

Nâng cao công tác lý luận, định hướng nghiên cứu trong giáo dục nghề nghiệp

Xác định Nghị quyết số 37-NQ/TW, ngày 09/10/2014 của Bộ Chính trị (khóa XI) về “Công tác lý luận và định hướng nghiên cứu đến năm 2030” là nhiệm vụ quan trọng trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) đã chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) quán triệt, triển khai đến 100% cán bộ, đảng viên, nhà giáo, coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên...

Thủ đô Hà Nội đêm và sáng sớm trời lạnh, trưa chiều nắng hanh

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ tiếp tục duy trì hiện tượng sương mù vào sáng sớm, trời lạnh, có nơi trời rét.Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông.Trên...

Hội thảo phát huy giá trị di tích chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng

Ngày 4/12, UBND huyện Đoan Hùng phối hợp với Trường Đại học Hùng Vương tổ chức Hội thảo: Tôn tạo, phát huy giá trị Khu di tích tượng đài chiến thắng sông Lô tại huyện Đoan Hùng.Các đại biểu dự hội thảo.Dự hội thảo có Thiếu tướng Đoàn Xuân Bộ - Tổng Biên tập Báo Quân đội Nhân dân Việt Nam; Thiếu tướng, TS. Nguyễn Xuân Năng, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. Cùng...

Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ vẫn chưa rét, Nam Bộ cục bộ có mưa to

Ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, vùng núi có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ cục bộ có mưa to.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 4/12, nhiều khu vực có mưa và dông. Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh, có nơi trời rét; riêng khu vực Nam Bộ...

Xây dựng đô thị văn minh ở thị trấn Phong Châu

Để xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của huyện Phù Ninh, Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân thị trấn Phong Châu đã và đang tích cực thực hiện các giải pháp, tạo sự thống nhất, đồng thuận, xây dựng thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân.Bằng nguồn xã hội hóa, thị trấn Phong Châu đang...

Hỗ trợ 350 triệu đồng xây dựng nhà đại đoàn kết tại huyện Cẩm Khê

Thực hiện chỉ đạo của Ban chỉ đạo cấp tỉnh về đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát, ngày 3/12, Viện Kiểm sát Nhân dân huyện Cẩm Khê phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện và các ban, ngành, đoàn thể, khu dân cư trao nhà đại đoàn kết cho gia đình ông Mai Văn Ứng tại xã Tạ Xá, huyện Cẩm Khê.Lãnh đạo huyện Cẩm Khê tặng quà cho gia đình ông Mai Văn Ứng.Gia...

Chăn thổ cẩm – Sản phẩm văn hóa độc đáo của người Tày Tây Bắc

Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch...

Khu vực Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét

Để hạn chế ảnh hưởng của sương mù, khi người dân ra đường cần sử dụng khẩu trang y tế để ngăn ngừa khí độc trong sương, giữ ấm cơ thể, không phơi quần áo qua đêm ngoài trời.Sương mù mờ mịt tại Hồ Gươm.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 3/12, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có sương mù, trời lạnh và rét. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam...

Ra mắt 16 Tổ truyền thông cộng đồng năm 2024

Hội LHPN huyện Tân Sơn vừa phối hợp với Ban điều hành Dự án 8 của 13 xã tổ chức ra mắt 16 mô hình Tổ truyền thông cộng đồng; tuyên truyền, bồi dưỡng nâng cao năng lực “Thay đổi nếp nghĩ cách làm, gắn bình đẳng giới với những giá trị truyền thống tốt đẹp trong thực hiện hương ước, quy ước năm 2024”.Hội LHPN huyện Tân Sơn tặng loa kéo cho các tổ truyền thông cộng đồng.Mỗi...

Tin nổi bật

Tin mới nhất