Powered by Techcity

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân


Với ưu thế hiểu địa bàn, chi phí hoạt động thấp, mục tiêu hoạt động mang tính chất tương trợ thành viên, việc phát triển hệ thống quỹ tín dụng nhân dân cơ sở (QTDND) trên địa bàn tỉnh thời gian qua có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cung cấp nguồn vốn phục vụ phát triển kinh tế – xã hội địa phương, giảm thiểu tình trạng cho vay nặng lãi, góp phần ổn định an ninh trật tự địa bàn.

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân

QTDND phường Minh Phương, TP Việt Trì tăng cường đầu tư nguồn lực, nâng cao trình độ đội ngũ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

Đẩy mạnh tái cơ cấu để phát triển

Hoạt động của hệ thống QTDND chủ yếu là huy động và cho vay, ngoài yếu tố rủi ro tiềm ẩn từ phía khách hàng thì liên quan đến rủi ro đạo đức nghề nghiệp cũng rất đáng quan tâm. Do đó, việc tái cơ cấu nhằm đảm bảo hệ thống QTDND phát triển an toàn, hiệu quả là một nhiệm vụ quan trọng, không thể tách rời nhằm khắc phục những hạn chế nội tại, làm lành mạnh hóa thị trường tài chính, củng cố năng lực hoạt động của từng quỹ cũng như của cả hệ thống.

Xác định được tầm quan trọng đó, hành trình tái cơ cấu hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh đã được triển khai xuyên suốt từ thực hiện Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 – 2015, Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 đến nay, là Đề án cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; đặc biệt là thực hiện Chỉ thị 06/CT-TTg, ngày 12/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp nhằm đảm bảo an toàn hoạt động, củng cố vững chắc hệ thống QTDND. NHNN Chi nhánh tỉnh đã chủ động phân loại các quỹ tiềm ẩn rủi ro để có giải pháp xử lý phù hợp.

Đồng thời nghiên cứu, xây dựng chiến lược có tính đột phá để phục vụ công tác quản lý theo hướng tập trung xây dựng hệ thống kết nối thông tin giữa NHNN với các quỹ, hướng dẫn quỹ hoạt động theo quy mô dư nợ, tổ chức các phương án mở rộng địa bàn hoạt động, sắp xếp hoạt động sau sáp nhập địa giới hành chính và định hướng tiền lương…

Bên cạnh đó, NHNN Chi nhánh tỉnh bố trí, sắp xếp nhiều cán bộ theo dõi quản lý, phối hợp các đơn vị liên quan hỗ trợ hoạt động của QTDND, tăng cường đi cơ sở nắm bắt khó khăn, vướng mắc để chỉ đạo giải quyết đối với những kiến nghị thuộc thẩm quyền.

Ngoài ra, NHNN Chi nhánh tỉnh còn tiến hành thanh tra, giám sát nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo, xử lý vi phạm pháp luật, xử phạt vi phạm hành chính… hướng tới bảo đảm phát triển an toàn, lành mạnh của hệ thống QTDND. Qua đó bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người gửi tiền và khách hàng, góp phần hạn chế nạn cho vay nặng lãi, nâng cao lòng tin của công chúng đối với hệ thống QTDND trên địa bàn.

Là 1 trong 6 quỹ được thành lập đầu tiên của tỉnh, ông Nguyễn Văn Minh – Chủ tịch Hội đồng quản trị QTDND Dữu Lâu, TP Việt Trì chia sẻ: Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ, vấn đề tái cơ cấu luôn được quỹ đặt lên hàng đầu. Quỹ bám sát và thực hiện đúng phương án cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu, tăng cường cải cách các thủ tục hành chính, xây dựng văn hoá giao tiếp; tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ, luôn đi đầu trong việc ứng dụng công nghệ thông tin, tích cực triển khai các dịch vụ ngân hàng số… Trong hoạt động nghiệp vụ, Quỹ chủ động nắm bắt thị trường điều chỉnh lãi suất tiền gửi, tiền vay hợp lý, đề ra nhiều giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng cũng như tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn kịp thời… Do đó chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quỹ ngày càng được nâng lên, Nhân dân tin tưởng, đồng hành cùng Quỹ.

Tìm hiểu thực tế cho thấy, không chỉ QTDND Dữu Lâu mà đối với toàn hệ thống, việc tái cơ cấu luôn được các quỹ thực hiện theo định hướng đẩy mạnh, chấn chỉnh, củng cố, nâng cao mức độ an toàn, hiệu quả, đi đôi với tiếp tục mở rộng vững chắc các quỹ mới ở khu vực nông thôn; bảo đảm quỹ tuân thủ đúng theo quy định của Luật Các TCTD và Luật Hợp tác xã; tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm, cùng có lợi, hợp tác và phát triển cộng đồng hướng tới mục tiêu chủ yếu tương trợ giữa các thành viên của quỹ.

Các quỹ tập trung nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị, điều hành, nghiệp vụ chuyên môn và xử lý nợ xấu, từng bước đa dạng hóa hoạt động kinh doanh. Vì vậy, dù còn gặp khó khăn song các quỹ trên địa bàn tỉnh hoạt động hiệu quả, phát triển ổn định, chỉ tiêu chất lượng tín dụng nhìn chung đạt yêu cầu.

Nâng cao năng lực quản trị, điều hành quỹ tín dụng nhân dân

QTDND Hùng Việt, huyện Cẩm Khê kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay trong phát triển chăn nuôi của thành viên Nguyễn Mạnh Dũng tại khu Phú Xuân, xã Hùng Việt.

Xây dựng hệ thống ngày càng vững mạnh

Với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo quyết liệt của ngành Ngân hàng, đến nay, toàn tỉnh có 39 quỹ và 16 phòng giao dịch. Tổng nguồn vốn hoạt động hơn 8.000 tỷ đồng, dư nợ cho vay trên 6.400 tỷ đồng với hơn 53.000 thành viên, vốn điều lệ trên 325 tỷ đồng; nợ xấu trong tầm kiểm soát, các quỹ đều có trụ sở làm việc khang trang với trang thiết bị đáp ứng yêu cầu; 100% quỹ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động giao dịch, 36/39 quỹ tham gia hệ thống chuyển tiền điện tử CF-eBank…

Để xây dựng hệ thống quỹ ngày càng phát triển vững mạnh, thời gian tới, NHNN Chi nhánh tỉnh tiếp tục tập trung rà soát, củng cố, chấn chỉnh lại toàn bộ hệ thống QTDND nhằm đảm bảo ổn định, an toàn, lành mạnh, hiệu quả, nâng cao năng lực quản trị, điều hành ngang tầm với quy mô hoạt động.

Song song với quan tâm khắc phục những tồn tại, hạn chế là tăng cường quản lý nhà nước đối với hệ thống QTDND thông qua công tác giám sát, thanh tra, kiểm tra, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ tiềm ẩn rủi ro, không làm ảnh hưởng đến an toàn hệ thống QTDND nói riêng, an toàn hệ thống các TCTD nói chung.

Triển khai cơ chế, chính sách nhằm gắn kết trách nhiệm, quyền lợi giữa các thành viên của QTDND, liên kết giữa QTDND với Ngân hàng Hợp tác xã, Hiệp hội QTDND, Quỹ Bảo toàn để phát triển hệ thống QTDND. Tiếp tục tăng cường các hoạt động hỗ trợ khi có rủi ro thanh khoản, tương trợ lẫn nhau trong quá trình hoạt động giữa các QTDND trên địa bàn tỉnh…

Hệ thống Quỹ TDND tập trung nâng cao năng lực quản trị, điều hành và kiểm soát nội bộ, xây dựng và thực hiện các nội quy, quy định, bảo đảm công tác thanh khoản, lập trình dự phòng rủi ro, thực hiện tái cơ cấu, xử lý nợ xấu.

Ông Phạm Trường Giang – Giám đốc NHNN Chi nhánh tỉnh nhấn mạnh: Hệ thống quỹ tiếp tục khẳng định là mô hình kinh tế HTX kiểu mới hoạt động hiệu quả trong lĩnh vực tiền tệ – tín dụng. Theo đó, các quỹ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu lại gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030; tăng cường củng cố, phát triển đúng mục tiêu, tôn chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật và thông lệ quốc tế; hoạt động an toàn, hiệu quả, ổn định, bền vững, đáp ứng nhu cầu về vốn, nâng cao khả năng tiếp cận tài chính của các thành viên, hướng tới mục tiêu chủ yếu là tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, cải thiện đời sống. Các quỹ tiếp tục nâng cao năng lực, từng bước thực hiện số hóa hoạt động quản lý, nghiệp vụ theo lộ trình kế hoạch của NHNN Việt Nam và của tỉnh về chuyển đổi số… Từ đó, góp phần giảm nghèo bền vững, hạn chế tình trạng cho vay nặng lãi, bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy kinh tế – xã hội của địa phương phát triển.

Phương Thảo



Nguồn: https://baophutho.vn/nang-cao-nang-luc-quan-tri-dieu-hanh-quy-tin-dung-nhan-dan-220154.htm

Cùng chủ đề

Tăng “sức khỏe” cộng sinh

Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vữngKết nối giữa ngân hàng (NH) với doanh nghiệp (DN) là việc làm rất cần thiết, xây dựng được mối quan hệ cộng sinh, bình đẳng, cùng phát triển bền vững. Về cơ bản, ngành NH đã giải quyết được bài toán về vốn cho rất nhiều DN gặp khó do ảnh hưởng của nhiều yếu tố, từ nội tại đến khách quan, góp phần tăng cường “sức khỏe” cộng...

Kỳ I: Hiệu quả chương trình kết nối ngân hàng

Tạo đòn bẩy cho doanh nghiệp phát triển bền vữngChương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp (NH-DN) mà ngành NH triển khai thời gian qua thực sự là giải pháp hữu hiệu, giải quyết được bài toán khó khăn về vốn cho DN. Từ khi có chương trình, mối quan hệ tín dụng - khách hàng đã có sự thay đổi tích cực, tương hỗ hiệu quả hơn. Thay vì câu chuyện trước đây DN đi “cầu...

Tín dụng chính sách giúp người dân thoát nghèo

Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tam Nông đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tập trung các nguồn lực, đặc biệt là nguồn vốn tín dụng ưu đãi chính sách. Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) huyện với vai trò đồng hành, giúp người dân tiếp cận thuận lợi, sử dụng hiệu quả vốn vay.Gia đình bà Lê Thị Tin, ở khu...

Nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc

Là huyện miền núi của tỉnh, Thanh Sơn có 32 dân tộc cùng chung sống, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số chiếm đại đa số với phần lớn là dân tộc Mường, còn lại là dân tộc Dao và các dân tộc thiểu số khác. Mỗi dân tộc đều giữ bản sắc riêng, song có sự giao thoa, đoàn kết, cùng nhau phát triển kinh tế, góp sức xây dựng quê hương phát triển.Chị Phan Thị Hồng...

Đẩy nhanh tốc độ phục hồi, phát triển du lịch

Sau thời gian chịu ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 và suy thoái kinh tế toàn cầu, với các giải pháp đồng bộ, ngành Du lịch của tỉnh đã có sự phục hồi đáng kể. Đây là tiền đề quan trọng để tỉnh tiếp tục triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 82-NQ/CP, ngày 18/5/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh phục hồi, tăng tốc phát triển du lịch hiệu quả, bền...

Cùng tác giả

Gỡ khó trong đánh giá, công nhận lại sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào phát triển sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế và đầu tư cải tiến, nâng cấp các sản phẩm đặc trưng, truyền thống làng nghề trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao....

Bắc Bộ sáng sớm và đêm trời lạnh, ngày nắng hanh

Dự báo các tỉnh Bắc Bộ ngày nắng, đêm không mưa, sáng sớm và đêm trời lạnh, vùng núi trời rét; nhiệt độ thấp nhất ở Hà Nội là 19-21 độ C, cao nhất 28-30 độ C.Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 5 đang di chuyển chậm theo hướng Bắc Đông Bắc với tốc độ khoảng 5km/h. Theo dự báo hiện tại, bão không có khả năng ảnh hưởng đến vùng biển...

Đề nghị kỷ luật các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Tuyên Quang

 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu...

Dự án của Phú Thọ đạt giải cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” khu vực miền Bắc

Ngày 2/10, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) Việt Nam tổ chức Lễ trao giải chung kết Cuộc thi Phụ nữ khởi nghiệp cấp vùng khu vực miền Bắc năm 2024 với chủ đề "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo, chuyển đổi xanh”.Đại diện Ban tổ chức trao giải Khuyến khích cho chị Nguyễn Thị Lan Anh (ngoài cùng bên trái) đại diện Dự án “Mô hình canh tác lúa nếp Khoái đen thích ứng với biến đổi khí...

Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị kỷ luật các Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Thọ, Tuyên Quang

 Đồng chí Trần Cẩm Tú, Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Ảnh: Phương Hoa – TTXVN Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau: Thực hiện chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; sau khi xem xét kết quả kiểm tra khi có dấu...

Cùng chuyên mục

Gỡ khó trong đánh giá, công nhận lại sản phẩm OCOP

Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã trở thành phong trào phát triển sản xuất có sức lan tỏa mạnh mẽ trong khu vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, giúp các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất... chủ động khai thác tiềm năng, lợi thế và đầu tư cải tiến, nâng cấp các sản phẩm đặc trưng, truyền thống làng nghề trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao....

Xử phạt 32 vụ vi phạm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Trung thu

Thực hiện đợt cao điểm kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp trước, trong và sau Tết Trung thu từ ngày 6/8-30/9, lực lượng quản lý thị trường (QLTT) tỉnh phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra 81 vụ, trong đó xử lý 32 vụ vi phạm. Tổng số tiền xử phạt vi phạm hành chính là 100 triệu đồng, trị giá hàng tiêu hủy trên 10 triệu đồng.Đội QLTT số 3 kiểm tra nguồn gốc,...

Phú Thọ có “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024

Vừa qua, Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã công bố danh sách 63 “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2024, trong đó tỉnh Phú Thọ có anh Lê Mạnh Cường (sinh năm 1983), khu 6, xã Đồng Trung, huyện Thanh Thủy.Anh Cường hiện đang phát triển mô hình kinh tế trang trại tổng hợp bao gồm: 5ha cây lấy gỗ, 5ha bưởi, 2ha nuôi cá; 3.500 con ba ba gai; 600 lợn nái...

Hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ nông dân

Bằng nhiều nguồn vốn hỗ trợ, nguồn vốn tín dụng, thời gian qua, các cấp Hội Nông dân (HND) trong tỉnh đã tạo điều kiện, giúp hội viên, nông dân có vốn đầu tư phát triển kinh tế, tăng thu nhập, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo tại các địa phương.Xưởng may của gia đình anh Đặng Thanh Hải, xã Lam Sơn, huyện Tam Nông đem lại thu nhập ổn định cho gia đình.Trước đây, gia đình...

Nâng cao hiệu quả công tác thu hồi, chuyển mục đích sử dụng đất

Công tác thu hồi, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, bàn giao mặt bằng cho nhà đầu tư, đơn vị thi công thực hiện các dự án đóng vai trò quan trọng, quyết định tiến độ hoàn thành công trình, dự án, từ đó tạo tiền đề phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản lý, sử dụng có hiệu quả, bền vững nguồn lực đất đai. Vì vậy, thời gian qua, huyện Thanh Thủy đã...

“Điểm tựa” để phụ nữ thoát nghèo

Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) không chỉ là người bạn đồng hành mà còn là “điểm tựa” về mặt kinh tế, tinh thần, ý chí và khát vọng vươn lên của phụ nữ. Đặc biệt, đối với phụ nữ nghèo, nguồn vốn của NHCSXH là một “điểm tựa” vững chắc để họ được trao cơ hội, quyền năng kinh tế, tự chủ, tự tin, chuyển từ thụ động sang chủ động trong thực hiện các mô hình...

Cảnh báo sạt lở trên Tỉnh lộ 321 đoạn qua xã Xuân An, huyện Yên Lập

Do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, khoảng 16h ngày 1/10, trên Tỉnh lộ 321 (Km0+300) đoạn qua xã Xuân An đi xã Trung Sơn, huyện Yên Lập xảy ra sạt lở. Rất may, không có thiệt hại về người. Chính quyền địa phương, lực lượng công an xã đã giăng dây cảnh báo, túc trực nhân sự không cho người dân lưu thông qua đoạn đường nguy hiểm.Khối lượng đất đá đổ xuống đường.Qua khảo sát, nắm...

Tạm đóng cầu phao Phong Châu do nước sông Hồng lên cao

Khoảng 18h chiều nay, cầu phao Phong Châu phải tạm dừng hoạt động do nước sông Hồng lên cao, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.Cầu phao Phong Châu phải tạm dừng hoạt động từ khoảng gần 18h tối nay.Được biết, lực lượng chức năng đã tạm thời cấm đường, không cho các phương tiện xuống cầu phao. Nguyên nhân ban đầu được xác định do mực nước sông Hồng dâng cao, nhiều cây...

Tiếp nhận giống khôi phục sản xuất sau bão số 3

Trong những ngày qua, bão số 3 gây ra nhiều thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại các tỉnh phía Bắc, trong đó có tỉnh Phú Thọ. Bão số 3 đã gây ra thiệt hại nặng nề cho tỉnh về cây trồng, hoa màu...Đại diện Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam và các đơn vị thành viên trao tặng giống cho đại diện Sở Nông nghiệp và PTNT.Đến nay, tổng diện tích cây...

Trao sinh kế, giúp thoát nghèo

Những năm qua, từ việc triển khai dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo về chăn nuôi bò sinh sản, nhiều hộ nghèo, cận nghèo, mới thoát nghèo trên địa bàn huyện Thanh Ba đã có sinh kế lâu dài, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Khải Xuân là một trong những địa phương thực hiện tốt chương trình này.Bà Trần Kim Dung, hộ nghèo xã Khải Xuân chăm...

Tin nổi bật

Tin mới nhất