Powered by Techcity

Mùa dổi chín


Hàng năm, cứ vào tầm tháng 9, tháng 10, hai em Bùi Văn Thọ, xã Xuân Đài và Hà Văn Toàn, xã Kim Thượng, huyện Tân Sơn lại chuẩn bị dụng cụ, đồ nghề lang thang khắp làng trên, xóm dưới tìm hái dổi rừng. Những cây dổi lâu năm cao từ 25-40m, quả sai lúc lỉu, thấp thoáng có chùm đã nứt vỏ, lộ hạt đỏ ra ngoài báo hiệu quả có thể thu hoạch.

Mùa dổi chín

Chùm hạt dổi chín đỏ, bung nở ngay từ trên cây.

Mùa dổi chín

Hạt dổi khi chín có màu đỏ đặc trưng.

Sắc đỏ giữa rừng

Hạt dổi là vật báu của người miền núi bởi giá trị kinh tế cao, có thời điểm lên tới 2-3 triệu đồng/kg. Khi chín hạt dổi có màu đỏ tươi, nổi bật giữa màu xanh của núi rừng.

Dổi cũng có nhiều loại, nếu không phân biệt được rất dễ mua phải những hạt dổi kém chất lượng. Theo đồng bào miền núi thì có hai loại dổi nếp và dổi tẻ.

Đặc trưng của cây dổi tẻ là hạt thường hắc và cứng, khi nướng hay giã ra dùng thì đắng và không sử dụng làm gia vị được. Ngược lại, nếu là hạt dổi nếp, khi tẩm ướp cùng thức ăn sẽ có mùi thơm đặc trưng, không bị đắng. Đặc biệt, cây dổi càng lâu năm thì chất lượng hạt càng ngon. Vườn nhà nào có cây dổi tuổi đời từ 20-30 năm được coi là bảo bối trong gia đình.

Theo chân hai em Bùi Văn Thọ, Hà Văn Toàn, chúng tôi tìm đến gia đình bà Hà Thị Thanh Xuân – khu Xuân 1, xã Kim Thượng. Bà Xuân nổi tiếng quanh vùng vì gia đình hiện còn giữ được khoảng 10 cây dổi nếp với tuổi cây trên 20 năm.

Bà Xuân chia sẻ: Gia đình tôi bắt đầu trồng dổi từ năm 1992. Vì trồng bằng hạt nên đúng 15 năm mới được thu. Do là giống dổi nếp, hạt thơm, mẩy, nên năm nào cứ vào tầm tháng 10 là có người tìm đến hỏi mua. Vài năm trước, hạt dổi bán rất được giá, đem đến nguồn thu ổn định cho gia đình. Khoảng 2 năm trở lại đây do trên thị trường xuất hiện tràn lan các loại hạt dổi không rõ nguồn gốc, hạt dổi tẻ chất lượng kém nên thị trường có sự so sánh, cạnh tranh làm giá hạt dổi giảm đáng kể.

Cây dổi thường không kén đất hay địa hình, dù mọc tự nhiên trong rừng hay được trồng trong vườn nhà thì chất lượng quả không đổi. Cây có xu hướng mọc thẳng, những cây lâu năm có thể cao từ 40-50m. Tuy nhiên, cây giòn và dễ gẫy vì vậy không phải ai cũng có đủ kinh nghiệm và kỹ năng trèo dổi.

Mùa dổi chín

Niềm vui của người dân trong ngày thu hoạch dổi.

Những người trèo dổi thường xuyên như Thọ, Toàn trước khi trèo đều phải chuẩn bị đồ nghề rất kỹ lưỡng. Dụng cụ gồm có guốc trèo cây, đai an toàn, sào nứa dài dùng để ngoắc các chùm quả ở xa và bạt trải dưới gốc cây để hạt dổi không rơi ra ngoài. Trong quá trình thu hái cần hạn chế tối đa việc bẻ cành vì điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng và năng suất các năm tiếp theo.

Thông thường, một cây dổi nhiều nhất có thể thu được từ 20-30kg quả. Những quả dổi chín là sau khi tách vỏ bên trong xuất hiện hạt màu đỏ rất đẹp mắt. Hạt dổi sau khi tách xong sẽ được phơi phô bằng nắng hoặc sấy gác rựa rồi bọc trong túi bóng để hạt có thể bảo quản được lâu hơn mà không mất đi hương vị.

Hương vị ẩm thực vùng cao

Hạt dổi sau khi thu hoạch có thể được sử dụng làm gia vị để chế biến nhiều món ăn truyền thống. Người Mường ở Tân Sơn thường lấy hạt dổi rừng làm gia vị cho các món chấm cùng thịt lợn nướng, thịt lợn luộc, vịt, gà nướng, lòng lợn xe điếu hoặc làm gia vị tẩm ướp. Khi đem chế biến, hạt dổi thường sẽ được nướng trên than hoa cho dậy mùi thơm, sau đó đem giã nhỏ như hạt tiêu.

Hạt dổi cũng là thứ gia vị không thể thiếu để tẩm ướp cùng thịt lợn rừng và các món ăn nướng như gà, thịt ba chỉ hay món sườn nướng. Một số người còn sử dụng hạt dổi khi nấu cùng với thịt gà và măng chua cũng tạo nên món ăn hấp dẫn, tròn vị.

Mùa dổi chín

Hạt dổi sau khi phơi khô được bọc trong túi bóng để bảo quản.

Mùa dổi chín

Hạt dổi sau khi tách vỏ.

Tuy nhiên, hạt dổi có đặc điểm là sau khi đã rang hoặc nướng chín thì thường không để được lâu như hạt tiêu, do đó khi nào sử dụng mới đem nướng và dùng bao nhiêu thì nướng bấy nhiêu.

Ngoài những giá trị về ẩm thực, hạt dổi còn đem nhiều giá trị về kinh tế. Cây thường ra hoa khoảng tháng 2 hoặc tháng 3 và thu hoạch vào tháng 9 đến tháng 10. Ra hoa mỗi năm một vụ nên hạt dổi thu hoạch được rất hiếm.

Để có thể ra quả cho hạt thì cây dổi mất 5 năm để phát triển. Mặc dù vậy, phải có tuổi đời trên 10 năm cây mới có thể cho một lượng hạt nhất định từ 3kg trở lên. Những cây dổi mới lớn chỉ có thể thu hoạch được từ 0,5 đến 1kg một vụ mùa. Nếu phơi khô thì 3kg hạt dổi tươi mới cho được 1kg hạt khô. Do số lượng ít nên hạt dổi rừng khá quý hiếm, thường xuyên hết hàng, không đủ để bán cho khách. Hiện nay trên thị trường hạt dổi có giá từ 1,5-2 triệu đồng/kg hạt khô.

Mùa dổi chín

Bà Hà Thị Thanh Xuân – khu Xuân 1, xã Kim Thượng hiện có 10 cây dổi đã đến mùa thu hoạch.

Mùa dổi chín

Người dân thực hiện tách hạt dổi sau khi thu.

Chủ tịch UBND xã Kim Thượng Phùng Trọng Luận cho biết: Trên địa bàn xã chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trong đó 90% bà con làm lâm, nông nghiệp, kinh tế chủ yếu dựa vào ruộng nương, đồi rừng, một số ít đi làm công nhân ở các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Do đường sá xa xôi, đi lại vất vả, sản phẩm làm ra chủ yếu phục vụ nhu cầu mua bán trong vùng nên thu nhập của người dân không cao. Với những gia đình có cây dổi lâu năm, hạt thơm và chắc thì được nhiều người biết đến và xuất bán đi nhiều nơi hơn. Chúng tôi cũng mong muốn bà con tiếp tục giữ được những cây trồng truyền thống, có giá trị kinh tế cao như cây dổi để góp phần cải thiện kinh tế hộ gia đình.

Một mùa dổi chín đã đến, thứ gia vị đặc trưng của núi rừng khiến cho bao người phải say mê, yêu thích. Và những cây dổi hàng chục năm tuổi ở miền núi Tân Sơn đã và đang là một thứ hàng đặc sản, để mỗi người đều nhớ đến mảnh đất này mỗi khi tháng 10 về, tháng của mùa thu hoạch dổi.

Vĩnh Hà



Nguồn: https://baophutho.vn/mua-doi-chin-220290.htm

Cùng chủ đề

Phát triển nuôi giun quế mang lại nhiều lợi ích cho nông nghiệp và môi trường

Những năm qua, mô hình nuôi giun quế không chỉ mang lại giá trị kinh tế cao, mà còn tận dụng nguồn chất thải lớn trong chăn nuôi, cung cấp phân vi sinh cho trồng trọt, qua đó góp phần cải tạo môi trường.Trong định hướng phát triển nông nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến yếu tố bền vững và thân thiện với môi trường, mô hình nuôi giun quế là một giải pháp đa giá trị,...

Lao xao tiếng phố về đêm

Hai giờ sáng, phố say giấc. Bóng tối trùm riết lấy mấy ngôi nhà, chỉ còn thừa những ngọn đèn ngoài cửa. Trong thinh lặng, tôi nghe tiếng bánh xe kéo.Loại âm thanh phát ra từ bánh xe, thỉnh thoảng cộm đá làm thùng xe kêu lên lộc cộc. Nó vang dài từ đầu hẻm tới trước cổng nhà rồi dừng lại phút chốc.Từ mái hiên ngó sang, một bóng lưng khuỵu cong xuống để nhấc lên bao rác....

Những người thêu mùa Xuân lên áo

Người thắp lửaNgười Dao đỏ ở Tân Quang vốn là dân tái định cư Thủy điện Tuyên Quang từ xã Trùng Khánh (Na Hang) di dân về.Khi mới về quê mới, có những người phụ nữ mới chỉ qua tuổi đôi mươi, cũng có những người đã lên chức bà, chức mẹ. Ngày mới về, trong những chiều cuối năm mưa bay lất phất như hôm nay, nhiều người giấu tiếng thở dài và nỗi nhớ thương quê cũ...

Trạm Thản giảm nghèo bền vững

Tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, lựa chọn, xây dựng các mô hình kinh tế nông - lâm nghiệp phù hợp, mang lại giá trị kinh tế cao và phát triển bền vững là giải pháp đã và đang được xã Trạm Thản, huyện Phù Ninh thực hiện. Qua đó, không chỉ nâng cao thu nhập mà còn góp phần giảm nghèo bền vững cho người dân, tạo nền tảng vững chắc trong xây dựng...

Hiệu quả từ trồng chanh tứ thì trên đất đồi

Chị Nguyễn Thị Hương, sinh năm 1988, khu Việt Hùng 3 (xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng) được nhiều người biết đến bởi sự năng động, dám nghĩ, dám làm, biến đất đồi cằn cỗi thành mô hình trồng chanh tứ thì cho hiệu quả kinh tế cao.Chị Nguyễn Thị Hương khu Việt Hùng 3 (xã Phú Lâm, huyện Đoan Hùng) kiểm tra chất lượng quả chanh trước khi thu hoạch.Chị Hương chia sẻ: “Năm 2014, được Hội phụ...

Cùng tác giả

Bắc Bộ và Thanh Hóa trời rét đậm, vùng núi 6-9 độ C

Hôm nay, 10/1, không khí lạnh tăng cường, Thủ đô Hà Nội trời rét, từ đêm 10-12/1 trời rét đậm. Nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 9-12 độ C.Người dân đi học, đi làm hoặc di chuyển ngoài trời phải trang bị thêm nhiều đồ giữ ấm cơ thể. Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, sáng 10/1, không khí lạnh đã ảnh hưởng đến hầu hết khu vực...

HLV Kim Sang-sik cảm ơn thầy cũ Park Hang Seo, chỉ ra sai lầm của ông Troussier

Ông Park Hang Seo có ảnh hưởng quan trọng đến huấn luyện viên Kim Sang-sik kể từ khi bắt đầu công việc tại đội tuyển Việt Nam. Ông Park không chỉ là tiền nhiệm mà còn từng huấn luyện ông Kim trong quá khứ. Chính HLV Kim Sang-sik thừa nhận thành công ở AFF Cup 2024 có dấu ấn của ông Park Hang Seo phía sau. “Ông ấy đưa ra lời khuyên cho tôi sau mỗi trận đấu”, STN dẫn...

Hội LHPN Việt Nam thăm, tặng quà “Tết yêu thương” tại Phú Thọ

Ngày 9/1, Đoàn công tác của Hội LHPN Việt Nam do Phó Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam Nguyễn Thị Thu Hiền làm Trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà mẹ Việt Nam Anh hùng, các đảng viên nữ cao tuổi, gia đình chính sách, hội viên, phụ nữ nghèo, trẻ em mồ côi trên địa bàn TX Phú Thọ.Lãnh đạo Hội LHPN Việt Nam tặng quà cho cho trẻ em mồ côi, có hoàn cảnh khó khăn trên...

Tổng kết công tác Hội Chữ thập đỏ và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024

Ngày 9/1, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh tổ chức Hội nghị tổng kết công tác Hội và phong trào hiến máu tình nguyện năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Tới dự có đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) vận động hiến máu tình nguyện tỉnh.Đồng chí Nguyễn Huy Ngọc - TUV, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho...

“Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” cùng công nhân lao động Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex

Chiều 9/1, Công đoàn Công ty TNHH MTV Pangrim Neotex (phường Nông Trang, TP Việt Trì) phối hợp với Ban lãnh đạo Công ty tổ chức chương trình “Tết sum vầy – Xuân ơn Đảng” năm 2025 cho đoàn viên, người lao động.Liên đoàn Lao động tỉnh khen thưởng cá nhân có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua lao động giỏi và xây dựng tổ chức Công đoàn vững mạnh.Tại chương trình, đoàn viên, CNLĐ trong...

Cùng chuyên mục

Phát triển du lịch gắn với bảo vệ rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn là nguồn tài nguyên quý giá của tỉnh Phú Thọ, với hệ động, thực vật phong phú, thời gian qua, VQG Xuân Sơn đã khai thác, phát triển hiệu quả các sản phẩm du lịch sinh thái. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, bài toán đặt ra cho VQG Xuân Sơn là đảm bảo khai thác hợp lý tài nguyên, bảo vệ rừng và bảo tồn môi trường...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Món quà đậm vị quê

Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu - từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền...

Tin nổi bật

Tin mới nhất