Powered by Techcity

Món quà đậm vị quê


Không “bước ra” từ những huyền tích xa xưa, cũng chẳng phải mỹ vị hiếm có, khó tìm. Từ thứ quà quê giản dị xưa, Bánh sắn Phong Châu – từ món ăn “cứu đói” nay đã trở thành sản phẩm OCOP nổi tiếng, từng được Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam chứng nhận, vinh danh là ẩm thực tiêu biểu Việt Nam.

Món quà đậm vị quê

Bánh sắn Phong Châu được làm từ sắn tươi thay vì bột sắn khô truyền thống.

Món quà đậm vị quê

Bánh sắn khi hấp chín có màu trắng, trong, hương thơm, vị ngọt, bùi, béo.

Từ món ăn “cứu đói”…

Tại gian hàng được ban tổ chức chương trình Biểu diễn nghệ thuật và trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam, món bánh sắn Phong Châu được chế biến, hấp chín tại bàn, thu hút nhiều du khách thưởng thức.

Bánh sắn ngon nhất khi vừa hấp chín, hương thơm, vỏ mềm, nhân bùi, béo… đó là cảm nhận của nhiều thực khách. Thế nhưng, từ trong thâm tâm của những người lớn tuổi, bánh sắn và câu chuyện về món quà đậm vị quê ấy gợi lại những cảm xúc khó tả, những ký ức đã xa.Những năm 50 của thế kỷ trước, đất nước còn đang chiến tranh, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, sản xuất nông nghiệp của người dân chủ yếu “trông trời, trông đất, trông mây”… thế nên, trồng được cây lúa, cây ngô thì mất mùa, sâu bệnh, có được thu hoạch thì năng suất rất thấp. Ngược lại, sắn dễ trồng, phù hợp với vùng đồi thoai thoải, bởi thế, trong thời gian dài, cây sắn gắn bó với người dân Phù Ninh trong vai trò cây lương thực chủ chốt.

Món quà đậm vị quê

Bánh sắn Phong Châu có nhiều hình dạng, màu sắc được chế biến từ nguyên liệu tự nhiên, được công nhận là sản phẩm OCOP.

Từ những cây sắn mơn mởn triền đồi, lá sắn dùng ăn thay rau xanh, cây sắn phơi khô làm củi đun, cắm lại hàng rào, củ sắn chở về đầy sân và vì thế, lẫn trong khói bếp cũng ngai ngái mùi sắn. Sắn tươi mang luộc, nướng; sắn duôi nhỏ, phơi khô để bảo quản lâu hơn. Mùa giáp hạt, sắn trở thành món chính, và bột sắn trắng như tuyết, mềm như nhung- nguyên liệu chính để tạo ra món bánh sắn cũng được người dân sơ chế nhiều để “đổi món”.

Món quà đậm vị quê

Bà Lê Thị Lương – thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh mời khách tham quan thưởng thức bánh sắn Phong Châu.

Giới thiệu về sản phẩm OCOP Bánh sắn Phong Châu với thực khách, bà Lê Thị Lương – Chủ cơ sở sản xuất bánh sắn Phong Châu, thị trấn Phong Châu, huyện Phù Ninh niềm nở: Bánh sắn “nguyên bản” chỉ được nặn từ bột sắn rồi hấp chín; để cho bánh chín nhanh, chín đều, người ta thường lấy chiếc đũa tạo một lỗ giữa bánh. Một phần nữa do bánh còn nóng, phải dùng chiếc đũa để xiên, trong khi đám trẻ háu đói có khi cắn cả vào đũa, do đó mà người lớn gọi vui là “bánh sắn nhân đũa”.

Đi qua năm tháng nhọc nhằn, cuộc sống đổi thay, miếng cơm hàng ngày không còn là nỗi lo thường trực, bữa cơm đủ đầy với thịt cá, rau xanh nhưng bánh sắn – món ăn “cứu đói” ngày nào vẫn luôn được “lên mâm”. Vẫn trong hình hài ấy, nhưng gói gọn cả tâm huyết và hương, sắc, vị của no ấm, đủ đầy…

Đến “đặc sản” trứ danh

Bánh sắn là món bình dân, có tại nhiều địa phương trong tỉnh, cách chế biến, thưởng thức cũng vì thế mà mang phong vị riêng. Làm bánh sắn không khó, nhưng người làm phải khéo léo dàn đều bột để bánh không bị rách vỏ khi hấp ở nhiệt độ cao.Với bánh sắn Phong Châu, thay vì dùng bột sắn khô như các địa phương khác, gia đình bà Lương sử dụng củ sắn tươi, nghiền thành bột đánh nhuyễn để làm bánh. Bà chia sẻ: Từ công thức được coi là “truyền thống”, tôi làm bánh sắn để gia đình, người thân, bạn bè thưởng thức. Nhận được nhiều góp ý và áp dụng những thiết bị nhà bếp thời nay, bánh sắn được làm từ củ sắn tươi, vừa giữ được hương, vị, vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm…, đặc biệt là rất hợp khẩu vị với số đông thực khách.

Món quà đậm vị quê

Nhiều người yêu thích bánh sắn vì bảo quản được lâu, chế biến dễ dàng.

Sắn tôi chọn là loại sắn nếp củ to, trắng, thân mập, nhiều bột, ít mắt… khi hấp bánh màu bột mới trong, mềm, độ dẻo vừa phải, khi nguội bánh không bị cứng và dai. Ngoài ra để tạo sự bắt mắt, kích thích thị giác, sức hấp dẫn của bánh sắn với thực khách tôi đã sử dụng một số loại lá tạo màu có sẵn ở vùng quê để nhuộm màu cho bột sắn, sáng tạo nên những sản phẩm bánh sắn ngũ sắc vừa an toàn vừa đẹp mắt…

Lựa chọn bánh sắn là một trong các món ăn để thiết đãi bạn bè, người thân trong ngày vui của mình, anh Nguyễn Trung Hiếu – xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì chia sẻ: Bánh sắn sẽ tạo ra sự khác biệt cho mâm cỗ, bởi nó được thưởng thức ngay khi còn nóng, và cũng có thể ăn thay cơm đối với những người không muốn ăn quá nhiều tinh bột. Mặt khác, đối với khách ở xa, tôi có thể đặt mua bánh sắn làm quà rất dễ dàng, thuận lợi…

Người trẻ thưởng thức bánh sắn như một trải nghiệm ẩm thực mới mẻ; người cao tuổi ăn bánh sắn để gợi lại những ký ức về một thời đã xa; du khách tò mò nếm thử bánh sắn và yêu thích món ăn thân thuộc này; còn người quê gốc lại coi bánh sắn là “món khai vị” phù hợp nhất cho mọi bữa tiệc lớn, nhỏ… Cứ thế, bánh sắn không chỉ thân quen với người dân Phú Thọ, mà đã trở thành “đặc sản” trứ danh, theo bước chân người tới từng gia đình, từng căn bếp.

Lê Hoàng



Nguồn: https://baophutho.vn/mon-qua-dam-vi-que-225713.htm

Cùng chủ đề

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Đóng điện Dự án “Lắp đặt máy biến áp T2 Trạm biến áp 110kV Phú Hà”

Ngày 31/12, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc phối hợp Công ty Điện lực Phú Thọ nghiệm thu, đưa vào vận hành thành công Dự án “Lắp đặt máy biến áp T2 Trạm biến áp 110kV Phú Hà (thị xã Phú Thọ)”.Hội đồng nghiệm thu đóng điện thành công Dự án “Lắp đặt máy biến áp T2 Trạm biến áp 110kV Phú Hà”.Dự án Máy biến áp T2 Trạm biến áp 110kV Phú Hà thuộc công trình năng...

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Để thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU, ngày 31/12/2020 của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện về xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng huyện Phù Ninh giai đoạn 2021-2025, cấp uỷ, chính quyền huyện đã tập trung xác định thứ tự ưu tiên việc huy động, sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước, động viên khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong hoạt động đầu...

Động lực phát triển nông nghiệp, nông thôn

Nghị quyết số 13-NQ/HU, ngày 8/1/2020 của Ban Thường vụ Huyện ủy Phù Ninh về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản huyện Phù Ninh giai đoạn 2020-2025 qua thời gian triển khai thực hiện đã khẳng định tính “đúng”, “trúng”, phù hợp với tình hình địa phương và sát với thực tiễn sản xuất. Nghị quyết đã tạo động lực mạnh mẽ, đưa sản xuất nông nghiệp trên địa bàn đạt được những thành tựu quan...

Nâng tầm bánh chưng truyền thống

Cuối năm, không khí Tết đã tràn ngập khắp các làng nghề làm bánh chưng gia truyền. Làng trên ngõ dưới, nhà nào cũng rộn ràng tiếng nói, tấp nập người gói bánh. Từ ngõ vào nhà xanh rợp màu lá dong, thoang thoảng hương gạo nếp ngâm dậy mùi quyện theo làn khói bếp mỏng tan...Nghề làm bánh chưng được người dân xã Hùng Lô truyền từ đời này sang đời khác.Xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì...

Cùng tác giả

Steve Darby: “Tuyển Việt Nam sẽ chơi phòng ngự, cuộc tái đấu sẽ cực kỳ khốc liệt”

Đội tuyển Việt Nam đã đánh bại Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 trên sân Việt Trì (Phú Thọ) tối 2/1. Bàn thắng đầu tiên của Nguyễn Xuân Son giúp đội chủ nhà khai thông thế bế tắc ngay những phút đầu hiệp 2, sau một hiệp 1 khá bế tắc. Từ cú lật bóng đầy cảm giác và nhãn quan của Quang Hải, Văn Thanh đánh đầu hướng bóng về...

“Thổi hồn” cho gỗ lũa

Qua đôi bàn tay khéo léo, tài hoa và trí tưởng tượng phong phú của mình, anh Hoàng Văn Kiên - thợ chạm khắc đã “thổi hồn” và biến những gốc cây, khúc gỗ xù xì, vô tri trở thành sản phẩm độc đáo, mang giá trị nghệ thuật cao. Những sản phẩm nghệ thuật được chế tác từ gỗ lũa này từng bước có chỗ đứng trên thị trường, được nhiều khách hàng ưa chuộng.Anh Kiên (bên phải)...

Xuân về trong những “ Ngôi nhà dân vận”

Xuân đang về trên mọi nẻo đường của vùng đất Trung du, không khí Xuân đang chạm đến từng ngôi nhà, con đường, ngõ xóm, mang theo bao niềm hân hoan, hy vọng về một tương lai mới tươi đẹp. Cùng chung không khí hân hoan đó, những ngôi nhà mới - “Ngôi nhà dân vận” cho hộ nghèo đã kịp hoàn thành để người dân cùng vui Xuân, đón Tết...Trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy Nguyễn Thị Thanh...

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Kết quả dự đoán AFF Cup 2024 trúng quà VTC News: Việt Nam vs Thái Lan

Đội tuyển Việt Nam đánh bại Thái Lan với tỷ số 2-1 trong trận chung kết lượt đi AFF Cup 2024 diễn ra trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ) tối 2/1. Bàn thắng đầu tiên của trận đấu được ghi bởi cầu thủ Nguyễn Xuân Son tuyển Việt Nam vào phút thứ 59 của trận đấu.  Trong 1.273 độc giả tham gia chương trình “Dự đoán AFF Cup 2024 trúng quà VTC News”, có 76,8% độc giả dự...

Cùng chuyên mục

Độc đáo mâm cỗ xứ Mường

Là một trong những dân tộc sinh sống lâu đời trên mảnh đất cội nguồn, đồng bào dân tộc Mường, huyện Yên Lập vẫn giữ được cho mình những bản sắc truyền thống về ngôn ngữ, trang phục và đặc biệt là nét độc đáo món ăn, trong đó có cỗ lá.Trải qua thời gian với những đổi thay của cuộc sống nhưng những món ăn truyền thống trong mâm cỗ lá vẫn được lưu giữ trong đời sống...

Tin nổi bật

Tin mới nhất